XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO SINH KẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của ĐTH đến sinh kế người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 103)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5. XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO SINH KẾ

3.5.1. Đề xuất

Để đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp:

- Cần có chính sách truyền dạy ngành nghề, không chỉ là những ngành nghề

truyền thống vốn có ở địa phương mà cả các ngành nghề mới cho nông dân sau thu

- Phát triển thương mại dịch vụ (cho thuê nhà, buôn bán, mở quán nước…).

- Tiếp tục canh tác trên phần diện tích đất nông nghiệp còn lại tránh gây lãng phí nguồn đất vốn đã khan hiếm. Đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng CNH – HĐH.

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, chợ, nước

sạch…) để phục vụ tốt cho sinh kế của người dân.

- Khuyến khích hộ dân tham gia các cuộc họp bàn, trao đổi ý kiến để biết thêm những thông tin bổ ích.

Địa phương cần phối hợp với các cơ quan khác để có chính sách đào tạo nghề

cho nông dân mất đất chứ không phải chỉ hỗ trợ bằng tiền rồi để họ tự xoay sở.

3.5.2. Giải pháp cụ thể

3.5.2.1. Phát triển kinh tế tại nơi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH –

HĐH phải được thực hiện sớm trước khi địa phương bị thu hồi đất. Cùng với quá trình chuyển dịch phải chú ý đến thu nhập của hộ dân.

+ Có thể chuyển một phần diện tích cây lúa thành vườn và ao nuôi cá hoặc

trang trại chăn nuôi lợn hoặc thành vùng trồng rau sạch.

+ Thực hiện luân canh cây trồng: Có thể xây dựng mô hình trồng rau + Đẩy mạnh chăn nuôi lợn và gia cầm

- Duy trì và phát triển các ngành nghề vốn có ở địa phương. Hiện nay việc khôi

phục và phát triển các ngành nghề được coi là giải pháp tích cực để giải quyết việc làm

và tăng thu nhập cho người lao động. Bên cạnh việc khôi phục các ngành nghề cũ thì việc nhân cấy ngành nghề mới cho người dân là điều cần thiết. Các cấp chính quyền

cần phối hợp với các trung tâm dạy nghề để truyền dạy nghề cho người lao động, quan

tâm hỗ trợ về vốn (tạo điều kiện cho người dân vay vốn phát triển ngành nghề) và kiến

thức thông tin thị trường (đầu vào, đầu ra …).

- Phát triển mạnh thương mại dịch vụ: tận dụng nguồn lực tại chỗ, tiềm năng về

vốn, lao động, vị trí địa lý để mở rộng và phát triển thương mại dịch vụ (buôn bán, cho

thuê nhà trọ, vui chơi giải trí…).

3.5.2.2. Giải pháp về nguồn lực tự nhiên

Sử dụng hợp lý và hiệu quả diện tích đất đai hiện có.

Đối với diện tích đất canh tác thì tiếp tục trồng lúa, bên cạnh đóđể sử dụng hiệu

quả hơn nguồn lực đất đai này thì nên kết hợp trồng cây vụ đông hoặc có thể phát triển

Chính quyền địa phương cần kết hợp với các cơ quan nhà nước quan tâm đến

việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có khả năng chống chịu sâu bệnh và các

điều kiện bất lợi khác từ tự nhiên.

Địa phương cần quan tâm đến việc tu sửa hệ thống thuỷ lợi để phục vụ tốt nhất

cho việc sản xuất nông nghiệp.

3.5.2.3. Giải pháp về nguồn lực con người

Tuyên truyền, giáo dục để người dân trong khu vực bị thu hồi đất chuẩn bị tâm

lý và có kế hoạch thay đổi sinh kế khi bị thu hồi đất, tránh tình trạng có những hộ gia đình không giao đất làm chậm quá trình giải toả. Tuyên truyền, khuyến khích người

dân nâng cao trình độ học vấn và trình độ dân trí, đầu tư cho lớp lao động kế cận, sử

dụng tiền đền bù hợp lý.

Qua nghiên cứu cho thấy tuổi của chủ hộ tương đối cao, trình độ của chủ hộ

cũng như trình độ của lao động mới chỉ ở mức trung bình, điều này sẽ ảnh hưởng

nhiều đến các quyết định của hộ. Vì thế cần phải nâng cao trình độ của hộ nông dân

bằng nhiều biện pháp như:

- Hộ nông dân cần phải tự trau dồi thêm thông tin, kiến thức, tích cực chuyển đổi

nghề nghiệp thông qua các tổ chức kinh tế - xã hội mà mình tham gia cũng như các thông tin trên đài, báo… Việc trau dồi kiến thức sẽ giúp hộ biết cách sử dụng nguồn

lực sinh kế hợp lý để tạo sinh kế bền vững cho gia đình mình. Đặc biệt là những hộ có

ngành nghề truyền thống hoặc những hộ sản xuất kinh doanh càng cần phải có những

thông tin về thị trường …

- Chính quyền địa phương nên kết hợp với các trung tâm dạy nghề và cơ quan nhà nước mở những lớp hướng nghiệp dạy nghề cho lao động địa phương, chủ yếu là đội ngũ lao động từ 18 đến 30 tuổi. Các nghề chủ yếu cần đào tạo là may, mộc, cơ khí, xây

dựng,…

- Mời chuyên gia kinh tế về nói chuyện với nhân dân địa phương để họ hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức họ phải đối mặt sau khi họ bị thu hồi đất, đồng thời có những chuẩn bị và định hướng cho cuộc sống mới. Phân tích để hộ

hiểu rõ ý nghĩa và mục đích của tiền đền bù, tiền hỗ trợ học nghề, hậu quả khi họ sử

dụng tiền đền bù không đúng mục đích… để hộ có ý thức hơn trong việc lựa chọn sử

dụng tiền đền bù phù hợp với điều kiện của mình.

- Chỉ ra những những ngành nghề đang và sẽ có triển vọng ở địa phương để các

hộ có điều kiện lựa chọn, đồng thời tư vấn giúp họ giải quyết các vướng mắc, băn khoăn… Tăng cường khuyến nông viên cấp cơ sở, chuyển giao toàn bộ khoa học kĩ

thuật, tổ chức tuyên truyền tham quan mô hình kinh tế giỏi (VD: mô hình chăn nuôi, tổ

bị thu hồi đất trước đó để biết họ đã thành công với những mô hình sinh kế như thế

nào, những mô hình nào còn gặp khó khăn và lý do của nó.

Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì cũng cần quan tâm đến sức khoẻ con người:

Cán bộ y tế cơ sở cần làm tốt công tác tuyên truyền thông tin y tế, tổ chức khám bệnh định kỳ. Cùng với đó phải bài trừ các tệ nạn xã hội trong địa bàn không để nó làm ảnh hưởng đến sinh kế của hộ dân.

3.5.2.4. Giải pháp về nguồn lực tài chính

Với khoản tiền đền bù, chính quyền địa phương nên chủ động hướng dẫn người

dân sử dụng tiền đền bù đúng cách phù hợp với thực tiễn.

Tăng thu nhập cho hộ dân bằng việc phát triển ngành nghề, đa dạng ngành nghề…

Gắn trách nhiệm của Doanh nghiệp trong địa phương với hộ nông dân bằng

cách doanh nghiệp ưu tiên con em của hộ gia đình mất đất vào làm việc hoặc cho hộ dân đóng góp cổ phần trong doanh nghiệp đó thay việc đền bù toàn bộ bằng tiền. Như

vậy hộ nông dân có thể được hưởng lợi tức lâu dài từ việc kinh doanh của doanh

nghiệp. Điều đó có thể đảm bảo hơn cho cuộc sống của họ.

3.5.2.5. Giải pháp về nguồn lực vật chất

Nhà nước cũng như chính quyền địa phương cần tiếp tục đầu tư để hoàn thiện

hệ thống cơ sở hạ tầng ở địa phương, đặc biệt là những hạng mục bị xuống cấp.

Kêu gọi các doanh nghiệp địa phương đầu tư vào cơ sở hạ tầng trên địa bàn: Tu sửa hệ thống giao thông, thông tin liên lạc,…

Hộ gia đình cũng cần trang bị cơ sở vật chất tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng

cuộc sống và phát triển nguồn lực con người

3.5.2.6. Giải pháp về nguồn lực xã hội

Tuyên truyền, khuyến khích nhân dân tham gia các buổi họp, buổi trao đổi ý kiến

trong thôn, xóm… Khuyến khích hộ dân tham gia vào các tổ chức kinh tế xã hội để

nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng và kiến thức trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Mở rộng các mối quan hệ với cộng đồng và các đối tác cần thiết trong công việc.

3.5.2.7. Giải pháp cho nhóm hộ bị thu hồi trên 70% điện tích đất nông nghiệp(bị thu hổi hế đất)

Ở nhóm hộ này do còn ít không thể sản xuất hoặc không còn đất sản xuất,

nguồn sinh kế lớn trước đây là thu nhập từ sản xuất nông nghiệp gần như mất hẳn, vì thế với số tiền đền bù lớn hộ cần phải tính toán làm sao để sử dụng có hiệu quả nhất,

lâu dài nhất. Những hộ trước đây sống dựa nhiều vào nông nghiệp bắt buộc phải

trẻ đi học nghề, hạn chế đi làm công ăn lương vì công việc làm công ăn lương rất vất

vả lại có thu nhập không ổn định.

Những lao động lớn tuổi thì nên phát triển chăn nuôi, trồng cây cảnh, cho thuê nhà trọ, mở quán nước, quán ăn hoặc buôn bán…

Các hộ có thể cùng góp vốn tận dụng vị trí địa lý thuận lợi để kinh doanh.

Đối với những hộ muốn tiếp tục sản xuất nông nghiệp thì có thể thuê đất của

các hộ không có nhu cầu sản xuất nữa hoặc những hộ không mặn mà với sản xuất

nông nghiệp nữa. Cách lựa chọn này sẽ làm giảm bớt gánh nặng của việc chuyển đổi

nghề nghiệp và đào tạo việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

3.5.2.8. Giải pháp cho nhóm hộ mất ít đất sản xuất

Nhóm hộ mất ít đất là nhóm hộ có lợi thế hơn nhóm hộ mất nhiều đất vì họ

không cần phải chuyển đổi nghề nghiệp hoàn toàn. Họ vẫn có thể sản xuất nông

nghiệp trên diện tích đất còn lại. Tiếp tục đầu tư phát triển trồng trọt trên diện tích đất

còn lại theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng hệ số sử dụng đất bằng việc trồng thêm cây vụ đông. Bên cạnh đó nên chọn những giống lúa, giống cây có năng suất tốt, giá trị

kinh tế cao.

Đầu tư phát triển chăn nuôi.

Những lao động trẻ nên tìm kiếm nghề nghiệp phù hợp lâu dài, có thể học nghề

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Qua thực hiện đề tài Đánh giá ảnh hưởng quá trình đô thị hoá đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” . Tôi rút ra một số kết luận sau đây:

- Quá trình ĐTH tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra với tốc độ

nhanh chóng thể hiện ở việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng công nghiệp,

dịch vụ và giảm nông nghiệp. Đất nông nghiệp chuyển sang đất đô thị và đất ở làm nhiều hộ dân không còn đất để canh tác. Đô thị hoá làm thay đổi cơ sở hạ tầng của

Thành phố theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, khi mất đất các lao động có tuổi

trung bình cao, trình độ thấp không có cơ hội tìm việc làm ổn định. Việc tham gia vào các nghề phi nông nghiệp như xây dựng, bán hàng không đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Ô nhiễm môi trường và tệ nạn xã hội là vấn đề đáng lo ngại. Hệ thống cơ

sở hạ tầng được cải thiện, tuy vậy vẫn còn một số hạng mục bị phá vỡ khi các dự án thi

công công trình (như hệ thống thuỷ lợi). Cơ sở vật chất của hộ đã khá đảm bảo cho

cuộc sống.

- Sau quá trình đô thị hoá, diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ giảm trên 60%. Việc sử dụng đất nông nghiệp của người dân còn lãng phí do diện tích đất canh

tác chủ yếu là diện tích đất 2 vụ lúa, một số diện tích đất nông nghiệp không sản xuất được, bỏ hoang hoá do ảnh hưởng của các dự án trong quá trình thi công (thiếu nước tưới tiêu, ô nhiễm nguồn nước, làm hư hỏng các đập,đê...).

- Sau thu hồi đất số lao động làm công ăn lương (lao động tự do) có 64 người,

gần gấp 2 lần so với trước khi thu hồi đất; cán bộ, công chức tăng thêm lên. Trình độ

học vấn của chủ hộ cũng như lao động còn thấp. Lao động làm ở cơ quan nhà máy, xí

nghiệp và lao động làm kinh doanh dịch vụ còn ít. Một số lao động lớn tuổi sau khi thu

hồi đất không đủ việc làm, công việc của dân còn mang tính tự phát.

- Việc sử dụng tiền đền bù của người dân bị thu hồi đất còn chưa hiệu quả. Có đến 55,3% số tiền đềnbù được sử dụng vào việc xây dựng và sửa chữa nhà ở; 14,1%

mua sắm đồ dùng. Việc đầu tư vào học nghề, sản xuất kinh doanh rất thấp (học nghề

chiếm 3,4%; đầu tư sản xuất kinh doanh 3,5%). Thu nhập bình quân của người dân sau

thu hồi đất có sự dịch chuyển giữa nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp sang nguồn thu từ

tiền công (làm công ăn lương). Trước thu hồi đất thu từ sản xuất nông nghiệp chiếm 48%;

thu từ làm công ăn lương chiếm 18% tổng thu nhập. Sau thu hồi đất thu từ sản xuất nông

nghiệp giảm đáng kể, chỉ chiếm 16,9%, thu từ lao động tự do tăng lên gần gấp đôi, chiếm

- Để nâng cao thu nhập cho hộ dân và đảm bảo sinh kế cho người dân vùng thu hồi đất cần quan tâm đến chính sách đào tạo nghề, nâng cao trình độ của chủ hộ cũng như người lao động, sử dụng đất đai có hiệu quả hơn, phát huy lợi thế vị trí địa lý

thuận lợi của vùng bằng cách phát triển thương mại dịch vụ và cho thuê nhà trọ, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.

2. ĐỀ NGHỊ

Đô thị hoá là quá trình tất yếu của nước ta cũng như các quốc gia khác trên thế

giới. Đô thị hoá góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng hướng tăng công

nghiệp dịch vụ. ĐTH góp phần cải tạo bộ mặt nông thôn, cải tạo hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng nông thôn. Do đó việc thu hồi đất để phục vụ các mục tiêu trên là việc

làm cần thiết, là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển, song gắn với nó là hàng triệu người dân bị ảnh hưởng đến sinh kế. Để giải quyết các vấn đề này thế nào cho hợp lý vừa đảm bảo được lợi ích quốc gia, vừa đảm bảo được quyền lợi chính đáng

của người dân, từ đó giữ vững sự ổn định để phát triển chúng tôi có một số đề nghị sau đây:

-Giao cho các cơ quan có chức năng xây dựng sớm chiến lược, qui hoạch kế

hoạch sử dụng nguồn lực đất đai và chiến lược đào tạo lao động cho các vùng quy hoạch trước khi thu hồi đất. Chấm dứt tình trang sử dụng tuỳ tiện, thiếu kế hoạch và tình trạng quy hoạch treo.

-Cần xây dựng chính sách quỹ đào tạo nghề cho những người có đất bị thu hồi.

Có thể trích một phần từ phần cho thuê đất để hình thành quỹ này và nó chỉ dùng vào việc hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất trong việc đào tạo nghề.

-Rà soát lại các chính sách có liên quan đến việc thu hồi đất, đền bù, tái định cư, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi. Chỉnh lại giá đền bù cho sát với giá thị trườnghơn. Chuyển số lao động bị thu hồi đất sang hoạt động trong

lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Nghiên cứu cách trả tiền đền bù cho dân sao cho hợp lý, để số tiền ấy không bị sử dụng một cách lãng phí.

-Có cơ chế huy động các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội cùng tham gia giải

quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định đời sống của người dân có đất bị thu hồi. Cần quan tâm hơn đối với lao động của những hội bị thu hồi đất nói riêng và lao động của địa phương nói chung. Có trách nhiệm hướng dẫn người dân hiểu rõ và luật đất đai và

các chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.

- Phải coi đào tạo nghề và nâng cao trình độ là ưu tiên hàng đầu và cần phải phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của ĐTH đến sinh kế người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)