MỘT SỐ KẾT QUẢ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của ĐTH đến sinh kế người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 38 - 44)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Mặc dù vấn đề sinh kế, ổn định đời sống cho người dân sau thu hồi đất để thực

hiện các dự án trong quá trình ĐTH rất được các cấp chính quyền quan tâm song cho đến nay vẫnchưa có thống kê hay một nghiên cứu đầy đủ nào về cuộc sống của người

dân sau khi bị mất đất sản xuất, cũng như tìm hiểu những tác động của việc thay đổi

nguồn sinh kế truyền thống ảnh hưởng đến đời sống của họ. Hiện nay, theo thông tin

từ nhiều trang báo, mạng xã hội thì cuộc sống của người dân bị thu hồi đất của các dự

án phục vụ ĐTHđang gặp rất nhiều khó khăn do chưa thể thích nghi với hoàn cảnh

sống mới. Người nông dân rất cần được quan tâm cũng như hỗ trợ để sớm vượt qua

khỏi những khó khăn này. Vì vậy, việc xem xét các nghiên cứu trước đây là điều hết

sức cần thiết để có cái nhìn tổng quan về sinh kế bền vững, tài sản sinh kế để từ đó

nhận định xem đối với các hộ dân bị thu hồi đất bởi các dự án thực hiện ĐTH.

Nghiên cứu của tác giả Bùi Văn Tuấn (2015), “Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven đô Hà Nội trong quá trình ĐTH.

Trên cơ sở tiếp cận khung sinh kế bền vững, bài viết phân tích một số vấn đề lý luận

về sinh kế và vận dụng nghiên cứu sinh kế của cộng đồng dân cư vùng ven đô trong

quá trình ĐTH qua trường hợp Thành phố Bắc Từ Liêm. Nghiên cứu đánh giá thực

trạng sinh kế của cộng đồng dân cư Thành phố Bắc Từ Liêm, xác định những nhân tố

thuận lợi và cản trở hộ gia đình tiếp cận các nguồn lực phát triển sinh kế. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nâng cao và đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư dưới tác động của quá trình ĐTH trong bối cảnh phát triển và hội nhập.

Về kết quả nghiên cứu, sinh kế của cộng đồng dân cư Thành phố Bắc Từ Liêm

đã có những thayđổi sâu sắc trong thời gian qua, các nguồn lực sinh kế của cộng đồng dân cư đã có sự chuyển biến tích cực từ cấp độ cộng đồng đến cấp độ hộ gia đình.

Trong đó, nguồn vốn vật chất và nguồn vốn nhân lực có sự thay đổi nhanh nhất, là

điều kiện cơ bản làm thay đổi cơ hội cho các chiến lược sinh kế của người dân. Mỗi địa bàn, các hộ gia đình có điều kiện khác nhau về chuyển đổi, phát triển mô hình sinh kế. Bên cạnh những thuận lợi cho việc chuyển đổi và nâng cao sinh kế, cộng đồng dân cư Thành phố Bắc Từ Liêm còn gặp không ít khó khăn. Nguồn nhân lực đông về số lượng nhưng còn hạn chế về trình độ tay nghề. Cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông tuy đã phát triển rộng khắp, song chưa đáp ứng yêu cầu đi lại và vận tải, ảnh hưởng

đến sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân. Như vậy, theo kết quả nghiên cứu thì sinh kế

của cộng đồng dân cư ở Bắc Từ Liêm trong quá trình ĐTH tuy có chuyển biến, song

còn thiếu bền vững. Chuyển sang môi trường đô thị, mọi chi phí sinh hoạt đều đắt đỏ hơn và còn phát sinh nhiều khoản chi phí mới. So với thời kỳ làm nông nghiệp, thì từ

xã trở thành phường, nhiều hộ dân trở nên thiếu thốn nhiều thứ, khiến cuộc sống trở

nên bấp bênh.

Để đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ở Thành phố Bắc Từ Liêm cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền và nhân dân để khắc phục những điểm yếu, nâng cao sinh kế của người dân. Thành phố Bắc Từ Liêm cần tiếp tục đổi

mới chính sách hỗ trợ nguồn vốn; gắn sản xuất với bảo quản nông sản sau thu hoạch,

chế biến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, sản xuất hàng hóa nông nghiệp chất lượng

cao gắn với xuất khẩu trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật; đa

dạng hóa ngành nghề và nguồn thu nhập [16].

Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Việt Anh (2016) với đề tài "Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp Ninh Thủy, tỉnh Khánh Hòa". Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng sinh kế của người dân tái định cư phục vụ dự án xây dựng khu công nghiệp Ninh Thủy, tỉnh Khánh Hòa thời gian qua, tác giả đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển và ổn định

sinh kế cho người dân thuộc địa bàn phường Ninh Thủy, Thành phố Ninh Hòa, tỉnh

khánh Hòa trong thời gian tới.

Kết quả nghiên cứu, tác giả có kết luận đến nay, nguồn lực sinh kế của người dân có đất bị thu hồi phường Ninh Thủy, Thành phố Ninh Hòa, tỉnh khánh Hòa đã và đang

chuyển dịch song hành theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Nguồn lực tự

nhiên và tài chính chuyển đổi lẫn nhau; cơ cấu lao động cũng chuyển dich theo hướng

phi nông nghiệp hoàn toàn phù hợp với sự chuyển dịch đất đai và tài chính; họ biết đầu tư nâng cao chất lượng cuộc sống của mình bằng việc gia tăng tài sản cá nhân; họ tham

gia nhiều hơn vào mạng lưới các tổ chức xã hội để qua đó tiếp cận được những cơ hội

chuyển đổi sinh kế,…. Với những nguồn lực và điều kiện sẵn có, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi sinh kế và nhanh chóng thu được những kết quả đáng mừng. Đầu tư cho sản xuất, đầu tư cho kinh doanh dịch vụ,… là những hướng đi sinh kế

mang lại cho không ít hộ dân ở phường Ninh Thủy, Thành phố Ninh Hòa, tỉnh khánh

Hòa ổn định về thu nhập và việc làm. Tài sản vật chất của người dân được cải thiện rõ rệt, kể cả tài sản cá nhân và tài sản dùng chung công cộng [2].

Nghiên cứu của các tác giả Ngô Hữu Hoạnh (2010), Ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người nông dân bị thu hồi đất tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”. Tại nghiên cứu này, tác giả

đánh giá, phân tích chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong quá

trình ĐTH, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế là xu hướng tất yếu của mọi

quốc gia. Việt Nam không phải là ngoại lệ và tại địa bàn nghiên cứu cũng rất điển hình cho quá trình chuyển đổi đất đai này. Nhà nước cả ở cấp Trung ương và ở cấp địa phương đã và đang có nhiều chính sách nhằm đảm bảo sinh kế cho ngui dân bị thu hồi đất nông nghiệp nhưng thực tế vẫn có nhiều vấn đề cần giải quyết.

Nhiều hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu có thu nhập cao hơn trước khi thu hồi đất, nguồn vốn về vật chất được cải thiện đáng kể, tuy nhiên nhiều người lo lắng về việc tạo nguồn sinh kế lâu dài vì các nguồn thu nhập còn bấp bênh do việc làm không ổn định, cuộc sống xáo trộn, phai nhạt tình cảm nông thôn, ô nhiếm môi trường. Khi thu hồi đất, người dân nhận được bồi thường, hỗ trợ đều bằng tiền

mặt. Đa số người dân không sử dụng nguồn vốn vào mục đích đầu tư sản xuất và học

nghề để chuyển đổi nghề nghiệp nên dẫn đến khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Do dố, cần có giải pháp từ các cơ quan Nhà nước để việc sử dụng nguồn tiền bồi thường,

hỗ trợ hiệu quả hơn nhằm đảm bảo sinh kế bền vững lâu dài cho người dân [4].

Kinh nghiệm ở huyện Việt Yên, tĩnh Bắc Giang:

Huyện Việt Yên thuộc miền trung du tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm thành phố

Bắc Giang chừng 10 km. Huyện có 19 xã, thị trấn trong đó có 5 xã miền núi và 2 thị

trấn, có tổng diện tích đất tự nhiên thấp nhất tỉnh gồm 17.150 ha. Toàn huyện có gần

38.390 hộ với khoảng 19 vạn nhân khẩu.

Được lựa chọn là địa bàn trọng điểm phát triển khu công nghiệp tập trung của

tỉnh, từ năm 2006 đến nay, cấp ủy đảng, chính quyền trong huyện đã nỗ lực thực hiện

công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Toàn huyện đã bàn giao gần 1.000 ha đất

nông nghiệp cho sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện giải phóng mặt bằng

phục vụ cho phát triển khu công nghiệp ở huyện Việt Yên đã ảnh hưởng tới đời sống

của 6.197 hộ dân; trong đó có 440 hộ chính sách; 792 hộ nghèo. Theo số liệu điều tra

tại 4 xã thì có xã có tới 30% số lao động sau thu hồi đất không có việc làm hoặc việc

làm không ổn định. Có xã có hàng trăm lao động mất việc làm.

Thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và khó khăn của người dân sau khi thu hồi đất, nhiều năm qua vấn đề giải quyết việc

làm, bảo đảm đời sống cho người dân vùng bị thu hồi đất là bài toán đặt ra và đã được Đảng bộ, các cấp chính quyền ở Việt Yên tập trung chỉ đạo và quan tâm khắc phục.

Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải quyết việc làm cho người dân sau thu hồi đất do đồng chí Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban. Từ 2006 đến nay, Việt Yên đã chi gần 1,5 tỷ đồng từ ngân sách địa phương và các nguồn khác,

phối hợp với các trung tâm, cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh tổ chức dạy nghề cho

khí sửa chữa ô tô khoảng 600 người; nghề cơ khí sửa chữa điện, gò hàn khoảng 120 người; còn lại là các nghề khác (trồng trọt, chăn nuôi, thú y, móc sợi, thêu ren.); giới

thiệu hơn 4.000 người vào làm việc ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; chương

trình xuất khẩu lao động trong 5 năm, toàn huyện có 2.650 người được đi lao động có

thời hạn ở nước ngoài.

Huyện đã tập trung giải quyết ba vấn đề: Cung cấp nhiều việc làm cho người dân; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động; phát triển thị trường sức lao động.

Trên cơ sở giải quyết 3 vấn đề trên, Huyện cũng tập trung thực hiện tốt các giải

pháp cụ thể nhằm giải quyết việc làm, như:

Một là, về công tác quy hoạch khu, cụm công nghiệp. Uỷ ban nhân dân huyện đã tham mưu với tỉnh xây dựng quy hoạch tổng thể cho các khu, cụm công nghiệp.

Quy hoạch các khu công nghiệp được cân nhắc xây dựng ở những nơi tách hẳn khỏi đất sản xuất nông nghiệp, xa khu dân cư, xây dựng hạ tầng đồng bộ, như: đường giao

thông nối với các trục đường chính, đảm bảo điện, nước, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường. Cách làm này tuy mất nhiều kinh phí hơn so với tận dụng khu vực gần đường

chính, song là cần thiết cho sự phát triển bền vững, tránh ảnh hưởng đến sản xuất nông

nghiệp, bảo đảm đời sống người nông dân.

Công bố quy hoạch tổng thể và kế hoạch sử dụng lao động của các cụm công

nghiệp, khu công nghiệp đến tận các xã nằm trong các khu quy hoạch để chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo nghề, người lao động có các giải pháp giải quyết việc làm, đào tạo nghề chuẩn bị nguồn nhân lực đủ điều kiện vào làm việc trong các khu,

cụm công nghiệp. Thực hiện xử lý “quy hoạch treo”, “dự án treo” làm ảnh hưởng trực

tiếp đến việc làm, thu nhập và đời sống của người bị thu hồi đất. Khẩn trương thực

hiện “lấp đầy” các khu công nghiệp hiện có và có biện pháp nâng cao hiệu quả sử

dụng đất trong từng khu công nghiệp.

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục. Trước khi triển

khai kế hoạch thu hồi đất, giải quyết vấn đề việc làm cho đối tượng nông dân bàn giao lại đất cho các khu công nghiệp, cần phải thay đổi nhận thức của người dân về nông

nghiệp. Chính quyền địa phương đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao nhận thức

cho người dân về ảnh hưởng của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, như: tư vấn định hướng nghề nghiệp và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề. Mở các lớp tập huấn, đào tạo để giúp người nông dân có kiến thức về sản xuất, kinh doanh.

Ba là, duy trì phát triển ngành nghề truyền thống, khai thác nghề mới gắn liền với đào tạo nâng cao tay nghề. Giải pháp được cho là hợp lý hơn cả cho khu vực nông thôn

là triển khai dạy nghề tại chỗ. Theo đó, bên cạnh những ngành nghề mà lâu nay đã có,

tiềm năng sinh học sẵn có ở địa phương. Đề nghị Ngân hàng chính sách xã hội cho vay

vốn để tổ chức sản xuất, tỉnh hỗ trợ lãi suất 3 năm đầu và miễn giảm thuế 5 năm.

Bốn là, chú trọng phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề, đồng thời có kế hoạch nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề về vật chất và trình độ của đội ngũ

giảng viên. Trích ngân sách địa phương dành kinh phí, điều kiện hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các trung tâm dịch vụ việc làm để các cơ sở này đủ năng lực

dạy nghề cho người lao động. Phối hợp với các trường đại học mở một số lớp đào tạo

giáo viên bằng cách bồi dưỡng kiến thức sư phạm cho công nhân kỹ thuật bậc cao, để có đủ giáo viên dạy nghề cho người lao động tại các doanh nghiệp.

Năm là, sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp còn lại. Hướng dẫn, hỗ

trợ nông dân tận dụng quỹ đất nông nghiệp còn lại chuyển sang phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao, áp dụng tiến bộ khoa học, tăng GTSX trên một đơn vị diện tích. Quy hoạch khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung, đẩy mạnh việc dồn điền, đổi thửa. Đào tạo cho nông dân có kiến thức sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh hiện đại,

mang lại thu nhập cao từ nông nghiệp. Chuyển đổi lao động nông nghiệp sang các

ngành nghề phi nông nghiệp: Công nghiệp, TTCN, dịch vụ ở nông thôn; tăng cường đào tạo, hướng nghiệp, nhất là đào tạo nghề tại chỗ. Từng thôn, xã xây dựng phương

án sản xuất phù hợp, như trồng cây công nghiệp, chăn nuôi theo phương pháp công

nghiệp để tăng thu nhập, giải quyết việc làm tại địa phương và gia đình.

Sáu là, làm công tác thông tin thị trường lao động, cung cấp các dịch vụ việc

làm miễn phí cho người lao động đến tìm việc làm; tổ chức cho vay vốn giải quyết

việc làm với lãi suất ưu đãi. Uỷ ban nhân dân huyện phối hợp chặt chẽ với các doanh

nghiệp có dự án đầu tư để nắm kế hoạch sử dụng lao động, thông báo công khai về số lượng lao động cần tuyển, ngành nghề, thời gian dự kiến tuyển. Ký kết với các doanh

nghiệp để đào tạo, cung ứng lao động theo ngành nghề, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động đặt ra. Tăng cường làm cầu nối giữa các trường dạy nghề với người sử dụng lao động để cung gặp được cầu. Đào tạo lao động có địa chỉ với những hình thức linh

hoạt, như hội chợ việc làm để người lao động, người sử dụng lao động, các trung tâm

giới thiệu việc làm, các trường và cơ sở đào tạo trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc, giao lưu,

nắm bắt thông tin, nhu cầu về lao động việc làm, tuyển dụng, thông qua đó đáp ứng

nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp, giúp người lao động tìm được việc làm. Tổ chức các buổi làm việc, gửi phiếu thăm dò, điều tra nhu cầu lao động. Đồng thời

làm tốt công tác tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên các thông tin về xuất khẩu lao động để mọi người dân nắm được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước,

quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của ĐTH đến sinh kế người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)