3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.5.2. Giải pháp cụ thể
3.5.2.1. Phát triển kinh tế tại nơi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH –
HĐH phải được thực hiện sớm trước khi địa phương bị thu hồi đất. Cùng với quá trình chuyển dịch phải chú ý đến thu nhập của hộ dân.
+ Có thể chuyển một phần diện tích cây lúa thành vườn và ao nuôi cá hoặc
trang trại chăn nuôi lợn hoặc thành vùng trồng rau sạch.
+ Thực hiện luân canh cây trồng: Có thể xây dựng mô hình trồng rau + Đẩy mạnh chăn nuôi lợn và gia cầm
- Duy trì và phát triển các ngành nghề vốn có ở địa phương. Hiện nay việc khôi
phục và phát triển các ngành nghề được coi là giải pháp tích cực để giải quyết việc làm
và tăng thu nhập cho người lao động. Bên cạnh việc khôi phục các ngành nghề cũ thì việc nhân cấy ngành nghề mới cho người dân là điều cần thiết. Các cấp chính quyền
cần phối hợp với các trung tâm dạy nghề để truyền dạy nghề cho người lao động, quan
tâm hỗ trợ về vốn (tạo điều kiện cho người dân vay vốn phát triển ngành nghề) và kiến
thức thông tin thị trường (đầu vào, đầu ra …).
- Phát triển mạnh thương mại dịch vụ: tận dụng nguồn lực tại chỗ, tiềm năng về
vốn, lao động, vị trí địa lý để mở rộng và phát triển thương mại dịch vụ (buôn bán, cho
thuê nhà trọ, vui chơi giải trí…).
3.5.2.2. Giải pháp về nguồn lực tự nhiên
Sử dụng hợp lý và hiệu quả diện tích đất đai hiện có.
Đối với diện tích đất canh tác thì tiếp tục trồng lúa, bên cạnh đóđể sử dụng hiệu
quả hơn nguồn lực đất đai này thì nên kết hợp trồng cây vụ đông hoặc có thể phát triển
Chính quyền địa phương cần kết hợp với các cơ quan nhà nước quan tâm đến
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có khả năng chống chịu sâu bệnh và các
điều kiện bất lợi khác từ tự nhiên.
Địa phương cần quan tâm đến việc tu sửa hệ thống thuỷ lợi để phục vụ tốt nhất
cho việc sản xuất nông nghiệp.
3.5.2.3. Giải pháp về nguồn lực con người
Tuyên truyền, giáo dục để người dân trong khu vực bị thu hồi đất chuẩn bị tâm
lý và có kế hoạch thay đổi sinh kế khi bị thu hồi đất, tránh tình trạng có những hộ gia đình không giao đất làm chậm quá trình giải toả. Tuyên truyền, khuyến khích người
dân nâng cao trình độ học vấn và trình độ dân trí, đầu tư cho lớp lao động kế cận, sử
dụng tiền đền bù hợp lý.
Qua nghiên cứu cho thấy tuổi của chủ hộ tương đối cao, trình độ của chủ hộ
cũng như trình độ của lao động mới chỉ ở mức trung bình, điều này sẽ ảnh hưởng
nhiều đến các quyết định của hộ. Vì thế cần phải nâng cao trình độ của hộ nông dân
bằng nhiều biện pháp như:
- Hộ nông dân cần phải tự trau dồi thêm thông tin, kiến thức, tích cực chuyển đổi
nghề nghiệp thông qua các tổ chức kinh tế - xã hội mà mình tham gia cũng như các thông tin trên đài, báo… Việc trau dồi kiến thức sẽ giúp hộ biết cách sử dụng nguồn
lực sinh kế hợp lý để tạo sinh kế bền vững cho gia đình mình. Đặc biệt là những hộ có
ngành nghề truyền thống hoặc những hộ sản xuất kinh doanh càng cần phải có những
thông tin về thị trường …
- Chính quyền địa phương nên kết hợp với các trung tâm dạy nghề và cơ quan nhà nước mở những lớp hướng nghiệp dạy nghề cho lao động địa phương, chủ yếu là đội ngũ lao động từ 18 đến 30 tuổi. Các nghề chủ yếu cần đào tạo là may, mộc, cơ khí, xây
dựng,…
- Mời chuyên gia kinh tế về nói chuyện với nhân dân địa phương để họ hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức họ phải đối mặt sau khi họ bị thu hồi đất, đồng thời có những chuẩn bị và định hướng cho cuộc sống mới. Phân tích để hộ
hiểu rõ ý nghĩa và mục đích của tiền đền bù, tiền hỗ trợ học nghề, hậu quả khi họ sử
dụng tiền đền bù không đúng mục đích… để hộ có ý thức hơn trong việc lựa chọn sử
dụng tiền đền bù phù hợp với điều kiện của mình.
- Chỉ ra những những ngành nghề đang và sẽ có triển vọng ở địa phương để các
hộ có điều kiện lựa chọn, đồng thời tư vấn giúp họ giải quyết các vướng mắc, băn khoăn… Tăng cường khuyến nông viên cấp cơ sở, chuyển giao toàn bộ khoa học kĩ
thuật, tổ chức tuyên truyền tham quan mô hình kinh tế giỏi (VD: mô hình chăn nuôi, tổ
bị thu hồi đất trước đó để biết họ đã thành công với những mô hình sinh kế như thế
nào, những mô hình nào còn gặp khó khăn và lý do của nó.
Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì cũng cần quan tâm đến sức khoẻ con người:
Cán bộ y tế cơ sở cần làm tốt công tác tuyên truyền thông tin y tế, tổ chức khám bệnh định kỳ. Cùng với đó phải bài trừ các tệ nạn xã hội trong địa bàn không để nó làm ảnh hưởng đến sinh kế của hộ dân.
3.5.2.4. Giải pháp về nguồn lực tài chính
Với khoản tiền đền bù, chính quyền địa phương nên chủ động hướng dẫn người
dân sử dụng tiền đền bù đúng cách phù hợp với thực tiễn.
Tăng thu nhập cho hộ dân bằng việc phát triển ngành nghề, đa dạng ngành nghề…
Gắn trách nhiệm của Doanh nghiệp trong địa phương với hộ nông dân bằng
cách doanh nghiệp ưu tiên con em của hộ gia đình mất đất vào làm việc hoặc cho hộ dân đóng góp cổ phần trong doanh nghiệp đó thay việc đền bù toàn bộ bằng tiền. Như
vậy hộ nông dân có thể được hưởng lợi tức lâu dài từ việc kinh doanh của doanh
nghiệp. Điều đó có thể đảm bảo hơn cho cuộc sống của họ.
3.5.2.5. Giải pháp về nguồn lực vật chất
Nhà nước cũng như chính quyền địa phương cần tiếp tục đầu tư để hoàn thiện
hệ thống cơ sở hạ tầng ở địa phương, đặc biệt là những hạng mục bị xuống cấp.
Kêu gọi các doanh nghiệp địa phương đầu tư vào cơ sở hạ tầng trên địa bàn: Tu sửa hệ thống giao thông, thông tin liên lạc,…
Hộ gia đình cũng cần trang bị cơ sở vật chất tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống và phát triển nguồn lực con người
3.5.2.6. Giải pháp về nguồn lực xã hội
Tuyên truyền, khuyến khích nhân dân tham gia các buổi họp, buổi trao đổi ý kiến
trong thôn, xóm… Khuyến khích hộ dân tham gia vào các tổ chức kinh tế xã hội để
nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng và kiến thức trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Mở rộng các mối quan hệ với cộng đồng và các đối tác cần thiết trong công việc.
3.5.2.7. Giải pháp cho nhóm hộ bị thu hồi trên 70% điện tích đất nông nghiệp(bị thu hổi hế đất)
Ở nhóm hộ này do còn ít không thể sản xuất hoặc không còn đất sản xuất,
nguồn sinh kế lớn trước đây là thu nhập từ sản xuất nông nghiệp gần như mất hẳn, vì thế với số tiền đền bù lớn hộ cần phải tính toán làm sao để sử dụng có hiệu quả nhất,
lâu dài nhất. Những hộ trước đây sống dựa nhiều vào nông nghiệp bắt buộc phải
trẻ đi học nghề, hạn chế đi làm công ăn lương vì công việc làm công ăn lương rất vất
vả lại có thu nhập không ổn định.
Những lao động lớn tuổi thì nên phát triển chăn nuôi, trồng cây cảnh, cho thuê nhà trọ, mở quán nước, quán ăn hoặc buôn bán…
Các hộ có thể cùng góp vốn tận dụng vị trí địa lý thuận lợi để kinh doanh.
Đối với những hộ muốn tiếp tục sản xuất nông nghiệp thì có thể thuê đất của
các hộ không có nhu cầu sản xuất nữa hoặc những hộ không mặn mà với sản xuất
nông nghiệp nữa. Cách lựa chọn này sẽ làm giảm bớt gánh nặng của việc chuyển đổi
nghề nghiệp và đào tạo việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
3.5.2.8. Giải pháp cho nhóm hộ mất ít đất sản xuất
Nhóm hộ mất ít đất là nhóm hộ có lợi thế hơn nhóm hộ mất nhiều đất vì họ
không cần phải chuyển đổi nghề nghiệp hoàn toàn. Họ vẫn có thể sản xuất nông
nghiệp trên diện tích đất còn lại. Tiếp tục đầu tư phát triển trồng trọt trên diện tích đất
còn lại theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng hệ số sử dụng đất bằng việc trồng thêm cây vụ đông. Bên cạnh đó nên chọn những giống lúa, giống cây có năng suất tốt, giá trị
kinh tế cao.
Đầu tư phát triển chăn nuôi.
Những lao động trẻ nên tìm kiếm nghề nghiệp phù hợp lâu dài, có thể học nghề
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ