Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của ĐTH đến sinh kế người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 70 - 72)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.3. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của thành phố Nha Trang đã và đang có sự chuyển dịch theo

hướng hợp lý, phù hợp với xu thế chung của các vùng đang phát triển. Trên cơ sở

những lợi thế hiện có, trong quá trình phát triển kinh tế, thành phố luôn coi trọng ưu

tiên phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cùng với phát triển dịch vụ - du lịch được xác định là những ngành kinh tế chủ lực, có vai trò quan trọng trong phát

triển kinh tế. Với mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, hướng đến sự phát triển bền vững. Huy động các nguồn vốn đầu tư xây

dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh

nghiệp xây dựng các công trình công cộng phục vụ đời sống của người dân, đồng thời thúc đẩy quá trình ĐTHtrên địa bàn. Sau đây là biểu đồ mô tả biến động cơ cấu

kinh tế của Thành phốtrong giai đoạn 2011 - 2015.

Bảng 3.9. Cơ cấu kinh tế của thành phố qua các năm 2011– 2015

ĐVT: %

Năm Chỉ tiêu

2011 2013 2015

Công nghiệp – xây dựng 19,7 31,3 31

Dịch vụ - du lịch 39,8 56,8 62,8

Nông nghiệp 40,5 11,9 6,2

Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu kinh tế của thành phố qua các năm 2011– 2015

Qua bảng 3.9 và hình 3.3 cho thấy trong cơ cấu kinh tế của thành phốđã có sự thay đổi rất lớn, sự thay đổi này tập trung chủ yếu vào 2 ngành là nông nghiệp và dịch vụ – du lịch. Nếu như trong những năm 2011 giá trị ngành nông đang ở mức cao thì ở giai đoạn sau 2013 – 2015 lại giảm dần theo thời gian. Nhưng sự biến động này lại hoàn toàn ngược chiều với giá trị ngành dịch vụ – du lịch đang có xu hướng tăng dần qua từng năm. Điều này cho thấy ở góc độ nào đó thì ĐTH đã góp phần thúc đẩy quá

trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo đúng hướng. Đó là dấu hiệu điển hình của nền kinh tế đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể:

- Khu vực kinh tế nông nghiệp: có xu hướng giảm tỷ trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế. Từ 40,5% năm 2011 trong cơ cấu các ngành đến năm 2015 chỉ dừng lại ở6,2%, giảm 33,7% trong vòng 5năm. (2011-2015)

- Khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng: Ngành CN – TTCN, xây dựng trên địa bàn đạt mức tăng trưởng khá, tuy nhiên lại có sự giảm dần giá trị sản xuất từ năm

2013 - 2015. Trong cơ cấu các ngành kinh tế, năm 2011 đạt 19,7% trong khi năm 2015 là 31%. Như vậy giảm bình quân mỗi năm 1,13%.

- Khu vực kinh tế dịch vụ - du lịch: tăng trưởng khá mạnh và đang dần vươn lên

trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là năm 2015 chiếm 62,8% trong cơ cấu các ngành kinh tế của thị xã tăng so với năm 2011 là 23%.

Như vậy cho thấy, nền kinh tế trên địa bàn Thành phố đang dịch chuyển theo hướng phát triển kinh tế dịch vụ - du lịch - công nghiệp - nông nghiệp. Đó là dấu hiệu điển hình của nền kinh tế đang trong thời kỳ công nghiệp hoá. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm vừa qua có sự chuyển biến tích cực, dịch vụ, thương mại công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của Thành phố. Về thực

chất, sự biến đổi về tỷ trọng các ngành là do sự tác động trực tiếp của quá trình đô thị

hoá. Chính quá trình đô thị hoá đã làm cho tốc độ phát triển của ngành thương mại - dịch vụ - du lịch tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của ngành công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp và nông nghiệp. Và như vậy có thể nói quá trình đô thị hoá ở thành phố Nha Trangđang diễn ra với tốc độ rất nhanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của ĐTH đến sinh kế người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)