Biến đổi cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của ĐTH đến sinh kế người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 67 - 68)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.1. Biến đổi cơ sở hạ tầng

Để thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị về mọi mặt, trong giai đoạn

hiện nay, cùng với sự quan tâm đầu tư của các cấp bộ ngành trung ương, Ủy ban nhân

dân thành phố Nha Trang và các cơ quan ban ngành của thành phố tích cực tranh thủ

tạo và huy động khá tốt các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng phục

vụ cho phát triển du lịch biển, chỉnh trang và xây dựng đô thị, làm thay đổi diện mạo

của một đô thị phát triển du lịch theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa.

Mạng lưới giao thông được đầu tư hàng năm, trong giai đoạn 2011-2015 đã nâng cấp, mở rộng cho đến nay toàn bộ thành phố đã có 100 tuyến đường bộ trong đó có 99,7 Km đường nhựa bê tông và tuyến đường sắt Thống nhất chạy qua thành phố

Nha trang với chiều dài khoảng 25km (được chia làm 02 đoạn, đoạn 01 từ giáp Diên

Khánh đến ga Nha Trang, đoạn 2 từ ga Nha Trang đến giáp Thành phố Ninh Hoà), khổ đường sắt 1m. Ga Nha Trang là ga chính, làm nhiệm vụ trung chuyển hàng hóa và hành khách tới các địa phương khác trên toàn tuyến. Ga Nha Trang nằm trong trung

tâm thành phố với diện tích chiếm đất khoảng 17ha.

Thành phốđược nâng cấp xây dựng mạng lưới giao thông rất nhiều nhất là khu vực đầu tư để phát triển du lịch, như ở các phường Phước Hòa, Phường Vĩnh Hải....

Đặc biệt hiện nay đang thi công tuyến đường Cao Bá Quát – Cầu Lùng (Đường Võ Nguyên Giáp) với chiều rộng của đường là 60 m. Phần lớn các tuyến đường đều được đầu tư lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng đô thị [29].

Mạng lưới điện, nước sinh hoạt, hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư xây

dựng. Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 100%. Tốc độ phát triển công nghệ thông tin, sử dụng hệ

thống viễn thông không dây như Internet, điện thoại cố định, điện thoại di động... tăng

mạnh.

Hệ thống trường lớp được mở rộng, cơ sở vật chất trường học được đầu tư xây

dựng theo hướng kiên cố hóa hiện đại hóa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Với vai trò là trung tâm nghiên cứu khoa học và giáo dục chuyên nghiệp, tại thành phố

tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu như: Viện Pasteur, Viện

Vắc xin, viện Hải dương học; có các trường như Đại học Nha Trang, Đại học Dự bị

dân tộc Trungương, Đại học Tôn Đức Thắng (cơ sở 2 Nha Trang), Trường Sỹ quan

Thông tin, Học viện Hải quân, Cao đẳng sư phạm Nha Trang, Cao đẳng Văn hóa nghệ

thuật và Du lịch Nha Trang, Cao Đẳng Nghề Nha Trang, Cao đẳng sư phạm Mẫu giáo TW Nha Trang, Cao đẳng Y tế, Trung học kinh tế Khánh Hòa, Trung cấp Du lịch Nha

Trang, Trung cấp Nghề Nha Trang, Trường Kỹ thuật miền Trung, Trường Trung cấp

trong những yếu tố thuận lợi giúp cho nguồn nhân lực của thành phố có trình độ tương đối cao hơn so với các địa phương khác trong tỉnh và vùng. Tổng diện tích đất cơ sở

giáo dục năm 2015 toàn thành phố có 194,9 ha, bình quân đạt 4,7 m2/người, thấp hơn

so với tiêu chí quy định tại Thông tư 01/2017/TT-BTNMT ngày 09/2/2017 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường (4,78-6,35 m2/người) [29].

Hiện nay trên địa bàn thành phố có rất nhiều cơ sở phục vụ các hoạt động

TDTT bao gồm sân vận động 19/8 Nha Trang có sức chứa trên 12.000 người; 01 nhà

thi đấu có sức chứa 2.200 người, 6 trung tâm luyện tập thi đấu TDTT và nhiều công

trình thể thao khác. Tổng diện tích đất cơ sở thể dục thể thao trên địa bàn thành phố năm 2015 có 281,68 ha (bao gồm 258 ha đất sân golf tại Vinpearl và Hoàn Cầu), bình

quân đạt 6,79 m2/người, cao hơn so với tiêu chí quy định tại Thông tư 01/2017/TT- BTNMT ngày 09/2/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (1,25-1,51 m2/người)[29].

Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường, Trên địa bàn thành phố có

hệ thống y tế tuyến tỉnh, ngành, thành phố và xã phường với 49 cơ sở, hơn 1.209 giường bệnh và 1.485 cán bộ y, bác sỹ, điều dưỡng. Tổng diện tích đất cơ sở y tếnăm

2015 toàn thành phố có 65,16 ha, bình quân đạt 1,57 m2/người, cao hơn so với tiêu chí

quy định tại Thông tư 01/2017/TT-BTNMT ngày 09/2/2017 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường (0,48 - 0,70 m2/người) [29].

Thành phố Nha Trang hiện có 24 chợ, trong đó 03 chợ loại I, 02 chợ loại II, 18

chợ loại III và một số siêu thị, trung tâm thương mại lớn như Nha Trang Center,

Vinmax, Metro, Coopmax, Big C, Lotte max... Diện tích đất chợ của thành phố hiện

nay có 12,75ha, chiếm 0,05% DTTN toàn thành phố [29].

Như vậy, quá trình ĐTH tại thành phố đã thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng, phát

triển KT-XH, tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển sản xuất và đời sống, diện

mạo đô thị ngày càng khang trang. Trong giai đoạn 2010-2015, với sự gia tăng dân số,

tốc độ tăng trưởng ngày càng cao của các ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần các ngành dịch vụ và công nghiệp - TTCN - xây dựng kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Sự chuyển biến

về CSHT, nhất là hệ thống hạ tầng đô thị... là những yếu tố chính thúc đẩy quá trình

ĐTH và thực trạng biến động về KT-XH đã phản ánh quá trình đô thị hoá đang ngày

càng lan rộng và có tác động đến mọi mặt đời sống KT-XH và môi trường của người dân địa phương. Với tốc độ phát triển như vậy thì nhu cầu SDĐ cũng phải tăng lên và sự chuyển dịch cơ cấu SDĐ xảy ra là điều tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của ĐTH đến sinh kế người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)