3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.6. Cải cách thủ tục hành chính
Đối với hoạt động dịch vụ công tại các VPĐKĐĐ cần công khai thủ tục và thời gian giải quyết hồ sơ cho từng loại dịch vụ. Đối với hồ sơ cấp giấy GCNQSDĐ lần đầu thuộc loại không có giấy tờ về QSDĐ phải có xác nhận về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất và sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của UBND cấp xã cần quy định cụ thể thời gian giải quyết hồ sơ tại xã, phường.
Trên cơ sở số liệu điều tra hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp GCNQSDĐ lần đầu theo Nghị quyết số 30/2013/QH13 trong năm 2013, VPĐKQSDĐ cấp huyện cần phân loại hồ sơ theo các nội dung vướng mắc pháp lý. Sở TN&MT tổng hợp trình UBND tỉnh có văn bản hướng dẫn xử lý cụ thể đối với các vướng mắc mang tính phổ biến, trong đó cần giao trách nhiệm xử lý các hồ sơ vướng mắc cho phòng TN&MT các huyện. Quy định trách nhiệm phối hợp giải quyết các vướng mắc đối với các cơ quan có liên quan như UBND các huyện, UBND các xã, phường và các cơ quan khác, quy định rõ thời gian giải quyết hồ sơ của các cơ quan có trách nhiệm phối hợp.
Biên soạn thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa điện tử phải tích hộp được với phần mềm tác hợp chuyên ngành và quy trình lồng ghép: gộp các thủ tục hành chính để có thể giải quyết đồn thời giảm thời gian và việc đi lại của người dân.
Quy định thời gian giải quyết các loại vướng mắc đối với trường hợp cấp GCN lần đầu, đặc biệt là với loại hồ sơ phát sinh pháp lý do chưa đủ điều kiện cấp GCN. Quy định trách nhiệm các VPĐKĐĐ khi tiếp nhận hồ sơ có vướng mắc phát sinh, không được trả lại hồ sơ cho công dân với lý do chưa đủ điều kiện cấp GCN mà cần hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết, xác định những vướng mắc pháp lý cần được giải quyết sau đó chuyển hồ sơ đến Phòng TN&MT để làm đầu mối giải quyết, đồng thời thông báo tình trạng hồ sơ cho công dân biết. Sau khi có kết quả giải quyết các vướng mắc pháp lý, Phòng TN&MT chuyển hồ sơ lại cho VPĐKĐĐ để cấp GCNQSDĐ theo quy định.
Rà soát, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, đơn giản hóa căn cứ và thủ tục đăng ký, cấp GCNQSDĐ (vẫn đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý) thì người dân mới hăng hái thực hiện.
Công bố,niêm yết, công khai thủ tục hành chính kịp thời, đầy đủ hoặc đúng quy định. Tránh việc giải quyết thủ tục hành chính kéo dài thời gian so với quy định.
Khẩn trương cài đặt và sớm đưa vào hoạt động ứng dụng hệ thống “cấp GCNQSDĐ” được xây dựng trên nền tảng phần mềm Vilis (Trong đó, hệ thống này sẽ thực hiện các nhiệm vụ: tiếp nhận hồ sơ đất đai trực tuyến, đồng bộ dữ liệu do công dân, tổ chức đăng ký trực tuyến vào phần mềm Vilis; Đồng bộ dữ liệu quá trình xử lý các hồ sơ đất đai từ phần mềm Vilis lên hệ thống một cửa điện tử trên nền tảng egovFrame) và phải triển khai phần mềm Vilis một cách đồng bộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Tiếp tục cải tiến, vận hành có hiệu quả hệ thống “một cửa điện tử” để kiểm soát thời gian của quá trình luân chuyển hồ sơ nội bộ giữa các bộ phận trong từng cấp xã, cấp huyện và Sở TN&MT. Áp dụng Công nghệ thông tin đăng ký trực tuyến mức độ 3.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Qua nghiên cứu đề tài rút ra một số kết luận như sau:
1/ Thành phố Nha Trang do quá trình đô thị hóa nhanh, nên đất đai có xu hướng biến động lớn, đất đai là chuyển từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, vì vậy công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Nha Trang đỏi hỏi nhiều hơn và phức tạp hơn.
2/ Trong giai đoạn 2011 – 2016, biến động đất đai trên địa bàn thành phố Nha Trang theo xu hướng diện tích đất nông nghiệp giảm 7,28 ha và đất phi nông nghiệp tăng 7,28 ha, nói cách khác biến động đất đai là chuyển đất nông nghiệp thành đất ở, trong đó đất ở thành phố tăng 4,30 ha và đất ở nông thôn tăng 3,98ha, điều này đã có tác động đến cấp GCNQSD đất trên địa bàn thành phố Nha Trang.
3/ Kết quả cấp giấy đến năm 2016 trên địa bàn thành phố Nha Trang, về đất sản xuất đã cấp đạt tỷ lệ 87,11%, tuy nhiên tỷ lệ cấp giấy đất lâm nghiệp rất thấp 26,4%, trong khi đó đất ở vùng nông thôn đã cấp đạt tỷ lệ 90, 89%, còn đất ở đô thị đạt tỷ lệ thấp 52,89%.
3/ Công tác quản lý đất đai của thành phố trước năm 2015 (2 cấp) đã thực hiện tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tại cơ sở. Cán bộ các Chi nhánh được tập huấn về chuyên môn nên giải quyết công việc được tốt hơn. Vì vậy đến nay đã cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy GCNQSDĐ cho tất cả các loại đất trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên còn bộc lộ một số tồn tại, nên cần thiết phải chuyển sang cơ chế 1 cấp.
4/ Việc thành lập VPĐKQSDĐ một cấp là sự kiện quan trọng không chỉ đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà nước mà còn là việc thực hiện quyền của các chủ sử dụng đất. Việc thành lập VPĐKQSDĐ 1 cấp cho thấy hệ thống cơ sở, dữ liệu với nền hành chính nhanh và chính xác hơn. Tiết kiệm thời gian, tiền của của người dân, tiết kiệm nguồn lực của Nhà nước.
5/ Một số khó khăn và nguyên nhân: Trong quá trình thực hiện việc cấp GCN vẫn còn một số vướng mắc trong việc thi hành Luật đất đai; về nội dung quy định không thống nhất về hạn mức đất ở được công nhận khi cấp Giấy chứng nhận; về việc thu hồi đất đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng; Tranh chấp về ranh giới vẫn còn diễn ra; nhận thức và ý thức chấp hành quy định của người sử dụng đất còn hạn chế; số lượng năng lực chuyên môn và ý thức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý đất đai trong tình hình mới.
6/ Để nâng cao hiệu quả công tác đăng ký, cấp GCN QSDĐ trong giai đoạn tiếp theo cần phải mở rộng về đối tượng và điều kiện cấp GCNQSDĐ cho mọi loại đất,
mọi chủ sử dụng ổn định, hoặc miễn giảm nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy; cải cách thủ tục theo mô hình “một cửa”.
Kiến nghị
1/ Để giải quyết lượng hồ sơ còn tồn đọng, đề nghị UBND thành phố Nha Trang cần có giải pháp cụ thể, tập trung nguồn lực, từng bước giải quyết các vướng mắc về pháp lý và cách thức tổ chức thực hiện, cách thức quản lý, đánh giá số liệu một cách thực chất mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ cấp GCNQSDĐ lần đầu trên địa bàn thành phố. Cải tiến mạnh mẽ về trình tự thực hiện với mục tiêu là hợp lý hóa quy trình, giảm công đoạn không cần thiết, rút thời gian giải quyết; xác định rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
2/ Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ và hoàn chỉnh. Đối với các dữ liệu trước khi thực hiện Văn phòng một cấp, nhanh chóng triển khai sao quét và cập nhập đầy đủ, khớp nối với dữ liệu mới.
3/ UBND tỉnh đầu tư kinh phí để thực hiện đồng bộ quy trình vận hành cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ trình ký Giấy chứng nhận bằng dữ liệu. Công khai và cung cấp thông tin đất đai trên mạng Internet theo hướng dẫn của Bộ Tài Nguyên và Môi trường
4/ Đào tạo nguồn nhân lực hiện có của Văn phòng đăng ký đất đai và các địa phương đúng với yêu cầu cải cách hành chính
5/ Xây dựng cấp Giấy chứng nhận của thành phố là nhiệm vụ chính trị của các cấp chính quyền, giao chỉ tiêu, có kế hoạch đến tận cấp tổ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Nghị định số 12/1994/NĐ-CP thành lập Tổng cục Địa chính.
[2] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Nghị định số 60/1994/NĐ-CP về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
[3] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai năm 2003.
[4] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 về thi hành Luật đất đai năm 2013.
[5] Đỗ Hậu và Nguyễn Đình Bồng (2005), Quản lý đất đai và bất động sản đô thị, NXB Xây dựng.
[6] Huỳnh Văn Chương (2013), Tài liệu học tập quản lý tài nguyên đất (Phục vụ cao học), Trường Đại học Nông lâm Huế.
[7] Đặng Đức Đạm (2003), Đổi mới quản lý đất đai để thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản ở Việt Nam, Trình bày trong Hội thảo “Phát triển và quản lý thị trường bất động sản” được tổ chức vào tháng 9/2003.
[8] Nguyễn Thị Hồng (2000), Giới thiệu về chính sách và tình hình quản lý đất đai của Thuỵ Điển, Hà Nội.
[9] Nguyễn Hữu Ngữ, Nguyễn Thị Hải, Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất, NXB Đại học Huế, 2012.
[10] Nguyễn Hữu Ngữ, Giáo trình Quy hoạch tổng thể, NXB Đại học Huế, 2012.
[11] Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nha Trang (2016), Báo cáo tình hình sử dụng đất thành phố Nha Trang năm 2015 và kế hoạch sử dụng đất năm 2016.
[12] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp 1980, NXB Chính trị quốc gia.
[13] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Luật đất đai,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[14] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật đất đai 2003, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[15] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật đất đai 2013, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[16] Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Khánh Hòa (2016), Báo cáo tình hình kết quả thực hiện Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp tại các địa phương giai đoạn 1/7/2015 – 31/12/2015.
[17] Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Khánh Hòa (2016), Báo cáo kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sỡ hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất năm 2015.
[18] UBND thành phố Nha Trang (2012), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
[19] UBND thành phố Nha Trang (2016), Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp tại thành phố Nha Trang
[20] UBND tỉnh Khánh Hòa (2015), Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai Khánh Hoà trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
[21] UBND tỉnh Khánh Hòa (2013), Quyết định số 2851/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011- 2015) của thành phố Nha Trang;
[22] UBND tỉnh Khánh Hòa (2016), Thông báo số 69/QĐ-UBND ngày 07/03/2016 về việc Kết luận của UBND tỉnh về kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh năm 2015 và hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp.
[23] Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Nha Trang, (2015), Báo cáo kết quả đăng k0ý quyền sử dụng đất thành phố Nha Trang năm 2009-2015.
[24] Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Khánh Hòa (2016), Báo cáo kết quả đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Nha Trang giai đoạn 1/1/2015 – 31/01/2016.
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC CHUYÊN VIÊN ĐƯỢC THAM VẤN
STT Họ và tên Năm sinh Giới tính Đơn vị công tác
1 Nguyễn Hùng Phong 28/5/1976 Nam Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa 2 Nguyễn Thị Lệ Thủy 24/4/1985 Nữ Sở Tài nguyên và Môi
trường Khánh Hòa 3 Võ Thụy Tuyết Nhung 08/01/1974 Nữ Sở Tài nguyên và Môi
trường Khánh Hòa 4 Nguyễn Văn Nhì 21/6/1990 Nam Sở Tài nguyên và Môi
trường Khánh Hòa 5 Hồ Thị Ngọc Dung 24/04/1985 Nữ Sở Tài nguyên và Môi
trường Khánh Hòa 6 Trần Quang Giang 13/02/1977 Nam
Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Nha Trang
7 Lý Thị Bảo Ngọc 30/5/1979 Nữ Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Nha Trang 8 Phan Thị Rự 24/6/1975 Nữ Phòng Tài nguyên và Môi
trường TP Nha Trang 9 Huỳnh Thị Hồng Lam 31/7/1983 Nữ Phòng Tài nguyên và Môi
trường TP Nha Trang 10 Lê Thị Mỹ Dung 11/8/1989 Nữ Phòng Tài nguyên và Môi
trường TP Nha Trang 11 Trần Quốc Việt 07/02/1979 Nam CB Địa chính phường
Phước Tân 12 Phạm Hà Thị Nguyệt
Ánh 25/08/1990 Nữ
CB Địa chính phường Vạn Thạnh
13 Lê Thị Hồng Xinh 27/8/1976 Nữ CB Địa chính xã Vĩnh Thái
14 Vũ Thị Thu Hương 23/10/1968 Nữ CB Địa chính xã Vĩnh Hiệp
15 Nguyễn Văn Duy 07/03/1982 Nam CB Địa chính xã Vĩnh Trung