Trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm trichoderma pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở quảng bình (Trang 32 - 35)

* Nghiên cứu về nấm đối kháng Trichoderma trên thế giới:

Nấm đối kháng là những thành viên phổ biến của hệ sinh vật đất ( Jonnie White, 2000 ), Chúng thường tiết ra các men gây độc cho nấm gây bệnh hoặc nấm đối kháng cạnh tranh gây độc cho nấm gây bệnh. Nấm đối kháng có thể kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển của nấm gây bệnh, giúp cây phục hồi nhanh, điều này đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và khẳng định.

Khi nghiên cứu về vi sinh vật đất nhận thấy loài nấm Trichoderma spp là một trong những loài nấm đối kháng đứng đầu của hệ vi sinh vật đất. Nó có tính đối kháng cao và đã được nghiên cứu ở rộng rãi ở nhiều nước ( Jonnie White, 2000 ). Nấm

Trichoderma spp còn biểu hiện tính đối kháng thông qua việc cạnh tranh với nấm bệnh về dinh dưỡng và nơi cư trú.

Người đầu tiên đề xuất sử dụng loài nấm đối kháng Trichoderma spp để phòng trừ nguồn bệnh hại cây trồng( Elad, P.M, 1979; Weindling, 1932 ). Cho đến nay đã có khoảng trên 30 nước nghiên cứu và sử dụng nấm Trichoderma viridep để phòng trừ

bệnh hại cây trồng như: Nga, Mỹ, Anh, Đức, Hungari, Ấn Độ, Thái Lan, Philippin...

Khi nghiên cứu về vi sinh vật đất cho thấy loài nấm Trichoderma viridep là một trong những loài nấm đứng đầu của hệ sinh vật đất có tính đối kháng. Loại nấm này có khả năng ức chế, canh tranh, tiêu diệt được nhiều loài nấm gây bệnh đặc biệt là nhóm nấm đất. Việc sử dụng chúng cũng rất thuận tiện, có thể dùng xử lý hạt giống, bón vào đất, phun lên cây hoặc nhúng rễ cây con vào dung dịch chứa bào tử nấm (John H.S and William.J.D, 1999 ).

Kết quả nghiên cứu của Martin, S.B. Abavi, H.C. Hoch (1985) cũng cho thấy

Trichoderma HarzianumRhizobium carbendazin có khả năng kiểm soát nấm

Sclerotium rolfsii đồng thời còn làm tăng khả năng sinh trưởng của lạc, không ảnh hưởng tới sự nảy mầm của cây lạc

Kết quả nghiên cứu của Stephen A. Ferreira, Extension Plant Pathologist Stephen A. Ferreira và Rebecca A. Boley, Educational Specialist Rebecca A. Boley, các loại nấm Trichoderma harzianum, Trichoderma viride, Bacillus subtilis, Penicillium sp và Gliocladium virens cũng có khả năng kiểm soát các loại nấm gây bệnh héo rũ ở trên cây lạc. Ngoài ra còn có nhiều các nghiên cứu khác như Peeples J.L, E.A Curl, và R. Rodriguez – Kabana (1976) cũng cho thấy Trichoderma viride có khả năng kiểm soát Sclerotium rolfsii.

Theo Dunin, P. M (1979) ở Liên Xô sử dụng chế phẩm Trichodermin (từ nấm

Trichoderma lignorum) trên bông làm giảm 15 - 20% bệnh héo do nấm Verticillium và làm tăng năng suất lên 3 - 9 tạ bông/ha. Sử dụng chế phẩm Trichodesmin làm giảm 2,5 - 3 lần bệnh thối rễ cây con thuốc lá và rau màu. Liên Xô có 4 chế phẩm Trichodermin

khác nhau do phương pháp nhân nuôi nấm Trichoderma, chế phẩm Trichodermin ở Liên Xô được sử dụng trên diện tích 3.000 ha.

Nghiên cứu nấm Trichoderma spp và sản xuất chế phẩm sinh học để hạn chế gây bệnh như: Rhizoctonia, Sclerotium, Fusarium, Pythium,...việc sử dụng các chế phẩm sinh học hay lợi dụng những vi sinh vật đối kháng trong đất để tiêu diệt nấm bệnh đã được ứng dụng trong sản xuất lạc ở nhiều nước trên thế giới. Một số loài nấm đối kháng có hiệu quả cao trong ức chế, cạnh tranh, tiêu diệt nấm gây thối trắng hại lạc như: Trichoderma viride, Trichoderma harzianum. Đã có nhiều nghiên cứu thể hiện được khả năng ức chế kiểm soát đựơc nhiều vi sinh vật gây bệnh như: Sclerotium rolfsii, Phytopthora, Fusarium Pythium, Rhizoctonia gây bệnh trên nhiều loại cây trồng: cây họ đậu, cây ăn trái, họ hoà thảo, cây công nghiệp và cây hoa kiểng.

Sự đối kháng của nấm Trichoderma thông qua nhiều cơ chế. Trichoderma

không những tiêu diệt được nhiều loại nấm gây hại cây trồng mà còn có tác dụng cải thiện cấu trúc và thành phần hóa học của đất, đẩy mạnh sự phát triển của vi khuẩn nốt

kháng sinh do chúng tiết ra còn có thế xâm nhập vào mô tế bào cây và làm tăng tính chống chịu bệnh của cây trồng. Việc sử dụng các chủng của Trichoderma để cải thiện sinh trưởng của cây trồng là điều đặc biệt quan trọng trong hệ thống nông nghiệp bền vững. Bởi vì việc sử dụng phân bón hóa học không đem lại lợi ích kinh tế lâu dài do chi phí của chúng và sự ô nhiễm môi trường (Hajieghrari, B, 2010 ).

Qua nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã cho thấy nấm đối kháng Trichoderma

spp không những là một trong những tác nhân sinh học trong phòng trừ bệnh nấm trên cây trồng mà chúng còn là tác nhân kích thích cây trồng sinh trưởng, phát triển, giúp tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng chiều cao cây, diện tích lá và trọng lượng chất khô, dẫn đến tăng năng suất cây trồng. Cơ chế của tác động này theo các tác giả cho biết có thể là do nấm Trichoderma spp ức chế các nấm thứ yếu trong vùng rễ, sản sinh ra các chất kích thích sinh trưởng, các Vitamin hoặc phân giải các chất thành dạng dễ tiêu cho cây trồng. Dùng chế phẩm Trichoderma spp có tác dụng phòng trừ bệnh hại cây trồng, làm giảm tỷ lệ cây bị bệnh rõ rệt, giúp cây khỏe hơn, tăng sức đề kháng với vi sinh vật gây bệnh, tác dụng kích thích sinh trưởng đối với cây trồng ( John H.S and William.J.D, 1999; Jonnie White, 2000).

* Nghiên cứu về vi khuẩn đối kháng Pseudomonas trên thế giới:

Vi sinh vật đối kháng với một số bệnh cây trồng được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và ứng dụng từ những năm đầu của thế kỷ XX. Đang phổ biến là nhóm vi khuẩn hoại sinh mà phổ biến là Pseudomonas spp, kế đến là Bacillus spp và Streptomyces ( Burr,T.J., Schorth, M. N. and Suslow, T, 1978 ).

Năm 1955, Kuzina sử dụng vi khuẩn đối kháng bệnh héo của bông gây nên bởi

Verticillum. Tác giả đã xử lý hạt bông trước khi gieo. Kết quả tỷ lệ cây chết ở phần đối chứng là 54%, sau khi được xử lý với vi khuẩn đối kháng tỷ lệ này còn 8% - 9%.

Pseudomonas spp là những cộng sinh (colonizers) tốt ở rễ cây trồng và là những tác nhân phòng trừ sinh học. Pseudomonas sản xuất kháng sinh ( O’Sullivan, D. J., and O’Gara, F., 1992 ) và chất hoạt dịch (biosurfactant).Pseudomonas chủ yếu sống lâu dài trong rễ và thân ngầm của cây trồng. Chúng được ghi nhận là có khả năng kiểm soát các bệnh do nấm, vi khuẩn, virút có nguồn gốc từ đất, hạt giống và không khí.

Những nghiên cứu về vi khuẩn vùng rễ và vi khuẩn trên thân, lá cây đã dẫn đến việc chia chúng thành 3 loại: loại có hại cho cây trồng, loại trung tính và loại có lợi cho cây trồng. Ảnh hưởng có ích của nhóm vi khuẩn này là do chúng sản sinh ra chất kích thích tăng trưởng cây, các chất ức chế hoặc làm suy yếu tác nhân hây bệnh hoặc cả hai. Cơ chế ban đầu ức chế tác nhân gây bệnh là tiết ra các chất kháng sinh. Sự cạnh tranh dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng trong việc ức chế tác nhân gây bệnh (

Kết quả nghiên cứu của Lê Như Kiểu (2010) đã phân lập được 2 chủng vi khuẩn đối kháng Pseudomonas spp. (P175) và Bacillus cereus (B752) từ lá thông. Chúng có khả năng sinh trưởng phát triển và ức chế 9 loài nấm và côn trùng. Hai chủng này an toàn với người, thực vật và động vật, ức chế bệnh và tăng năng suất cây trồng như: lúa mì, thuốc lá, vải, trà, nho, cây họ đậu …

Kết quả nghiên cứu của Anand, R. and Kulothungan, S., (2010) cho thấy các chủng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens được phân lập từ rễ cây lạc khoẻ và đánh giá khả năng đối kháng của chúng với nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc đen Aspergillus niger. Kết quả ở điều kiện in vitro cho thấy 5 trong số 60 chủng Pseudomonas fluorescens có khả năng đối kháng và có khả năng tạo ra các enzyme phân huỷ như protease, lipase và các hợp chất thứ cấp như HCN, salicylic acid. Bên cạnh đó các chủng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens có khả năng làm giảm tỷ lệ bệnh còn 8,27% trong khi đó đối chứng là 18,77% và năng suất quả khô đạt 1800,48kg/ha và đối chứng đạt 1557,14kg/ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm trichoderma pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở quảng bình (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)