của các công thức thí nghiệm.
Lạc là cây trồng hình thành các bộ phận sinh thực rất sớm, chúng bắt đầu phân hóa mầm hoa từ khi cây chỉ có 2 lá thật. Thời gian ra hoa của cây lạc sớm hay muộn phụ thuộc vào đặc tính của giống và điều kiện sinh thái. Thời gian ra hoa và thời gian hình thành tia có tương quan với nhau trong giai đoạn đầu của sự phát triển cây và sự hình thành tia quả có khả năng di truyền.
Tổng số hoa/cây là chỉ tiêu quyết định tổng số quả/cây lúc thu hoạch. Nếu cây lạc được chăm sóc tốt, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao tổng số hoa và tỷ lệ hoa hữu hiệu đồng thời rút ngắn được thời gian ra hoa mà không ảnh hưởng đến tổng số quả trên cây
Số hoa hữu hiệu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng năng suất. Đây là chỉ tiêu biểu hiện số hoa cho số quả chắc nhiều hay ít so với tổng số hoa của cây.
Qua quá trình nghiên cứu, theo dõi đặc tính ra hoa của các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả tại bảng 3.6. như sau:
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến đặc tính ra hoa của các công thức thí nghiệm.
Đất Công thức
Chỉ tiêu theo dõi Thời gian ra hoa
(ngày)
Tổng số hoa
(hoa)
Tỷ lệ hoa hữu hiệu
(%) Đất thịt Đối chứng 1 21 58,07 22,61 Mô hình 1 21 62,27 27,25 Đất cát pha Đối chứng 2 21 58,33 23,32 Mô hình 2 21 62,53 26,55
Qua bảng 3.6. chúng ta thấy thời gian ra hoa (được tính từ khi cây lạc bắt đầu ra hoa đến kết thúc ra hoa 21 ngày). Thời gian ra hoa có mối quan hệ mật thiết với tổng số hoa/cây cũng như tỷ lệ hoa hữu hiệu.
Trong các đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây lạc, đặc tính ra hoa có ý nghĩa quan trọng góp phần tạo nên năng suất kinh tế, bởi nó liên quan trực tiếp đến tổng số quả/cây. Thông qua động thái ra hoa của cây có thể xác định được thời gian hữu hiệu, từ đó tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao tỷ lệ hoa hữu hiệu. Quy luật nở hoa trên cây lạc: nở từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài. Các hoa ở thân chính, các đốt gần gốc cành thứ nhất, thứ hai của cành cấp 1 và cấp 2 phân hoá sớm nên nở hoa sớm. Ở các vị trí cao trên thân, hoa phân hoá muộn và những hoa này nở cuối cùng nên tỷ lệ hoa hữu hiệu thấp.
Qua kết quả bảng 3.6 cho thấy: Tổng thời gian ra hoa của các công thức là 21ngày. Vụ Đông Xuân năm 2015 do điều kiện thời tiết thuận lợi vào thời kỳ ra hoa do đó thời gian ra hoa tập trung. Tổng số hoa các công thức xử lý chế phẩm ở Mô hình 1 là 62,27 hoa và Mô hình 2 là 62,53 hoa đều cao hơn so với đối chứng. Tỷ lệ hoa hữu hiệu các công thức xử lý chế phẩm ở Mô hình 1 là 27,25% và Mô hình 2 là 26,55% cao hơn so với đối chứng. Điều này chứng tỏ xử lý chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas cũng làm tăng số lượng hoa hữu hiệu hoa phân hoá tập trung, thời gian nở hoa ngắn để giảm tác động của yếu tố ngoại cảnh đến cây trồng.
3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas đến phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) và bệnh héo rũ gốc mốc đen
(Aspergillus niger) hại lạc.
3.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas đến phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii).
Nấm bệnh xuất hiện và gây hại từ khi cây lạc được 2 - 3 lá nhưng tỷ lệ này rất thấp, chỉ từ khi cây lạc bắt đầu ra hoa thì bệnh có xu hướng tăng rất nhanh và gây hại nghiêm trọng trên đồng ruộng.
Cây con mới bị nhiễm bệnh toàn thân lá bị héo quắt gục xuống vẫn giữ được màu xanh, trên mô bệnh lúc đầu có tản nấm màu trắng mọc đâm tia lan rộng ra xung quanh, về sau hạch nấm xuất hiện ngay trên mô bệnh. Hạch nấm lúc đầu màu trắng như vôi sau chuyển dần thành màu nâu giống hạt cải.
Nấm phát triển làm cho mô bệnh bị mục nát. Ở giai đoạn trưởng thành cây bệnh thường héo từ dưới lên trên, khi nhổ cây lên thường bị đứt tại vết bệnh. Cây bệnh thường đổ gục và chết héo.
Qua các kỳ điều tra, diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng có sự khác nhau giữa các chân đất, bệnh gây hại nặng nhất trên đất cát pha, trên đất thịt bệnh gây hại nhẹ hơn, tỷ lệ bệnh đạt mức cao nhất tương ứng trên các thí nghiệm là: Mô hình 1 là 2,00% và mô hình 2 là 2,67%,
Ở CT đối chứng, bệnh bắt đầu phát sinh gây hại từ đầu giai đoạn phân cành và TLB cao nhất ở giai đoạn này là 1,33% trên Đối chứng 1 và Đối chứng 2 là 0,76%. Sau đó bệnh tiếp tục tăng mạnh ở thời kỳ ra hoa đến ra hoa rộ. Sang giai đoạn đâm tia – hình thành quả TLB vẫn tiếp tục tăng cao và đạt 4,00% trên hai chân đất. Bệnh giảm dần khi cây ở giai đoạn quả chắc với TLB là 0,67%. Do sau khi thu hoạch người dân chưa có biện pháp xử lý tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng cũng như không có biện pháp xử lý đất và hạt giống trước khi gieo trồng nên áp lực bệnh ở vùng này khá lớn.
Cây lạc có xử lý chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas tỷ lệ bệnh bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) Mô hình 1 có tỉ lệ bệnh cao nhất là 2,00% và AUDPC 79,34. Mô hình 2 có tỉ lệ bệnh cao nhất là 2,00% và AUDPC 70,00 thấp hơn so với đối chứng không xử lý. Đối chứng 1 có tỉ lệ bệnh cao nhất là 4.00% và AUDPC đạt 186,67 và ở Đối chứng 2 có tỉ lệ bệnh cao nhất 2,67% và AUDPC đạt 149,33 ( Bảng 3.7 ). Như vậy, sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas đã mang lại hiệu quả trong phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại lạc sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy T-test < 0,05.
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến tỷ lệ bệnh bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii).
Ngày điều tra
Đất thịt Đất cát pha
Đối chứng 1 Mô hình 1 Đối chứng 2 Mô hình 2
21/2/2015 0,67 0,00 0,67 0,00 28/2/2015 1,33 0,00 0,67 0,00 7/3/2015 2,00 0,67 1,33 0,67 14/3/2015 2,67 1,33 2,00 0,67 21/3/2015 3,00 1,33 2,33 1,33 28/3/2015 4,00 2,00 2,67 2,00 4/4/2015 3,67 1,67 2,33 1,67 11/4/2015 3,00 1,33 1,67 1,33 18/4/2015 1,67 0,67 1,67 1,33 25/4/2015 1,33 0,67 1,33 0,67 2/5/2015 0,67 0,67 0,67 0,67 9/5/2015 0,67 0,67 0,67 0,67 16/5/2015 0,67 0,00 0,67 0,00 AUDPC 186,67 79,34 149,33 70,00 T-test 0,044 0,0023
Ghi chú: : Trong cùng một cột, T-test < 0,05 sai khác có ý nghĩa
Nhìn chung, chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas có khả năng ức chế khá tốt đối với nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng (S. rolfsii) trên đồng ruộng, hiệu lực ức chế đạt 80%. Từ kết quả trên cho thấy, khi sử dụng chế phẩm sinh học
Trichoderma - Pseudomonas thì tỷ lệ cây chết héo trên đồng ruộng giảm hẳn, điều đó chứng tỏ chế phẩm sinh học này có tác dụng trong việc phòng trừ nấm gây bệnh héo rũ, từ đó làm tăng năng suất và phẩm chất lạc các công thức sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy T-test < 0,05.