Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma-Pseudomonas đến phòng trừ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm trichoderma pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở quảng bình (Trang 64 - 65)

trừ bệnh héo rũ gốc mốc đen (Aspergillus niger).

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc đen (Aspergillus niger)

Ngày điều tra

Đất thịt Đất cát pha

Đối chứng 1 Mô hinh 1 Đối chứng 2 Mô hình 2

17/2/2015 0,67 0,00 0,67 0,00 21/2/2015 2,00 0,67 2,67 0,67 28/2/2015 6,00 3,00 6,00 3,00 7/3/2015 9,33 4,67 9,67 6,00 14/3/2015 7,33 4,67 8,67 6,00 21/3/2015 6,67 4,00 8,33 5,00 28/3/2015 5,67 3,00 7,33 3,00 4/4/2015 4,67 2,67 5,67 1,67 11/4/2015 2,00 0,67 2,67 0,67 18/4/2015 0,67 0,00 0,67 0,00 AUDPC 319,67 196,00 350,00 247,33 T-test 0,017 0,044

Ghi chú: : Trong cùng một cột, T-test < 0,05 sai khác có ý nghĩa

Nấm bệnh gây hại chủ yếu trong giai đoạn cây con, có thể kéo dài đến giai đoạn trưởng thành, nấm gây hại ở mức độ khá cao tại các địa điểm chúng tôi điều tra. Triệu chứng bệnh xuất hiện ngay sau khi cây lạc mọc, khoảng gần cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. Cây bị bệnh cành lá bị héo, ở phần gốc thân cổ rễ bị thối đen đó là các sợi nấm và cành bào tử phân sinh có màu đen trông như bột than, khi nhổ cây lên dễ bị đứt bục gốc. Cắt đoạn gốc thân cây bệnh để ẩm thì sau 1 - 2 ngày xuất hiện lớp nấm màu đen trên phần bị bệnh.

Qua kết quả bảng 3.8, chúng tôi nhận thấy cây lạc có xử lý chế phẩm

Trichoderma - Pseudomonas tỷ lệ bệnh bệnh héo rũ gốc mốc đen (Aspergillus niger) ở Mô hình 1 có tỉ lệ bệnh cao nhất là 4,67% và AUDPC đạt 196,00 và ở Mô hình 2 có tỉ lệ bệnh cao nhất là 6,00% và AUDPC đạt 247,33 thấp hơn so với đối chứng không xử lý. Đối chứng 1 có tỉ lệ bệnh cao nhất là 9,33% và AUDPC đạt 319,67 và ở Đối chứng 2 có tỉ lệ bệnh cao nhất là 8.67% và AUDPC đạt 350,00 ( Bảng 3.8 ). Như vậy, sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas đã mang lại hiệu quả trong phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc đen hại lạc các công thức sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy T-test < 0,05.

Từ kết quả trên cho thấy, chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas có khả năng ức chế khá tốt đối với nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc đen A. niger trên đồng ruộng, hiệu lực ức chế đạt 80%. Đồng thời, chế phẩm này còn có tác dụng tốt đối với quá trình sinh trưởng phát triển của cây lạc. Ở những ruộng mô hình lạc có sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas cây phát triển xanh tốt hơn và khi thu hoạch cho thấy tỷ lệ quả chắc cũng cao hơn. Bởi ngoài khả năng kìm hãm và ức chế sự phát sinh gây hại của nhóm nấm tồn tại trong đất gây hại cho cây trồng. Chế phẩm

Trichoderma - Pseudomonas còn có khả năng sinh ra các men phân huỷ gluco, xenllulo, giúp cho các chất hữu cơ trong đất được phân huỷ nhanh hơn làm tăng dinh dưỡng dưới dạng dễ hấp thu cho cây trồng, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm trichoderma pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở quảng bình (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)