Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma-Pseudomonas đến số lượng nốt sầ nở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm trichoderma pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở quảng bình (Trang 58 - 60)

ở rễ của cây lạc ở các công thức thí nghiệm.

Bộ rễ lạc có các rễ con rất phát triển. Bộ rễ phát triển sớm và khỏe là cơ sở quan trọng để tăng năng suất lạc. Trên rễ lạc có nhiều vi khuẩn nốt sần, nốt sần được hình thành do phản ứng của rễ lạc với vi khuẩn cộng sinh cố định đạm. Các giống lạc khác nhau có số lượng nốt sần khác nhau, thậm chí trên cùng một giống lạc, nhưng ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì số lượng nốt sần cũng khác nhau. Thông thường, vi khuẩn nốt sần sống trong đất nhờ sự phân giải xác thực vật, sau khi trồng lạc nhờ sự hoạt động hô hấp của rễ lạc đã tiết ra một số hợp chất hữu cơ hấp dẫn và kích thích vi sinh vật nốt sần phát triển. Do sự xâm nhập của vi khuẩn, rễ

sinh trưởng phát triển không bình thường, lông hút rụng đi, ở một số vùng rễ, tế bào vi khuẩn phân chia nhau khu trú, tạo nên những nốt sần.

Nốt sần ở lạc do vi khuẩn cố định đạm Rhizobium vigra tạo nên khi xâm nhập vào rễ lạc, vi khuẩn xâm nhập vào rễ lạc ở miền lông hút, sau đó di chuyển lên trên, sự hình thành nốt sần do vi khuẩn Rhizobium xâm nhập kích thích phân chia tế bào lông hút tạo nên. Nốt sần đang hoạt động có dịch màu hồng, sau khi xâm nhập vào rễ lạc, N2 được khử thành dạng NH3 theo phương trình:

N2 + 8 H+ + 8 e = 2 NH3 + H2

Sau 15 – 20 ngày bắt đầu xẩy ra quá trình cố định đạm và tăng dần từ giai đoạn ra hoa đến giai đoạn quả mẩy, đạt cực đại vào lúc ra hoa rộ, đâm tia, làm quả. Năng suất lạc phụ thuộc lớn vào sự phát triển của hệ rễ cùng với sự hình thành nốt sần. Sự phát triển của hệ rễ tốt hay xấu phụ thuộc vào độ ẩm, chất dinh dưỡng trong đất và năng lượng của các sản phẩm quang hợp. Muốn vi khuẩn nốt sần cộng sinh trong hệ rễ nhiều, tăng nốt sần hữu hiệu thì cần phải tạo điều kiện thoáng khí để có đủ O2 cho vi khuẩn nốt sần phát triển và hoạt động, đồng thời phải có chế độ bón phân hợp lý. Số lượng nốt sần hữu hiệu ở lạc là một trong những nguyên nhân tăng năng suất, có tác dụng cải tạo đất. Phân bón có ảnh hưởng đến số lượng nốt sần và mức độ hoạt động của nốt sần cố định trong hệ rễ lạc.

Qua theo dõi ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến số lượng nốt sần được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến số lượng nốt sần ở rễ của các công thức thí nghiệm

ĐVT: nốt/ cây Đất Công thức Giai đoạn Bắt đầu ra hoa Sau ra hoa 10 ngày Sau ra hoa 20

ngày Thu hoạch

Đất thịt Đối chứng 1 53,96 106,93 127,83 105,87 Mô hình 1 63,93 126,53 157,13 133,93 T-test 0,0001 0,0001 0,0001 0,0001 Đất cát pha Đối chứng 2 53,86 109,93 127,93 109,97 Mô hình 2 63,23 127,37 153,37 134,90 T-test 0,0001 0,0001 0,0001 0,0001 Ghi chú: : Trong cùng một cột, T-test < 0,05 sai khác có ý nghĩa

- Vào thời kỳ bắt đầu ra hoa số lượng nốt sần/cây thấp. Số lượng nốt sần ở rễ lạc trên các công thức thí nghiệm ở mô hình 1 là 63,93 nốt/cây và mô hình 2 là 63,23 nốt/cây.

- Sau khi ra hoa 10 ngày: Số lượng nốt sần bắt đầu tăng nhanh đáng kể, số lượng nốt sần ở Mô hình 1 là 126,53 nốt/cây và Mô hình 2 là 127,37 nốt/cây đều có số lượng nốt sần ở rễ đạt cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa T-test < 0,05.

- Giai đoạn sau ra hoa 20 ngày: Đây là giai đoạn có số lượng nốt sần ở rễ lạc cao nhất trong các giai đoạn. Số lượng nốt sần ở Mô hình 1 là 157,13 nốt/cây và Mô hình 153,37 nốt/cây, sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức tin cậy T-test < 0,05.

- Giai đoạn thu hoạch: Giai đoạn này số lượng nốt sần giảm dần, là do phần lớn nốt sần già bị vỡ ra trả lại vi khuẩn cho đất tiếp tục một chu kỳ mới. Số lượng nốt sần ở Mô hình 1là 133,93 nốt/cây và Mô hình 2 là 134,90 nốt/cây. Qua bảng 3.5 ta thấy số lượng nốt sần đạt cao khi xử lý chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas, tất cả các công thức đều có số lượng nốt sần cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa T-test < 0,05.

Ở tất cả các công thức có xử lý chế phẩm sinh học đã làm tăng số lượng nốt sần ở rễ nhiều hơn so với không xử lý chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas cũng làm tăng số lượng nốt sần ở rễ nhiều hơn ở 4 giai đoạn bắt đầu ra hoa, sau ra hoa 10 ngày, sau ra hoa 20 ngày và thu hoạch, sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức tin cậy

T-test < 0,05.

Như vậy vai trò của nấm chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas có thể có tác dụng như một chất xúc tác xúc tiến sự hình thành nốt sần. Tuy nhiên để có thể kết luận chính xác hơn, cần tiếp tục những nghiên cứu chuyên sâu hơn về vai trò của chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas đến sự hình thành nốt sần cố định đạm trên cây lạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm trichoderma pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở quảng bình (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)