Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm trichoderma pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở quảng bình (Trang 46)

Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 58:2013/BVTV và QCVN 01-168:2014/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại trên cây lạc, đậu tương.” (10 điểm điều tra, mỗi điểm 10 cây cố định trong suốt quá trình điều tra.)

- Thời gian sinh trưởng:Là khoảng thời gian từ khi gieo đến khi thu hoạch.

- Chiều cao cây: Đo từ chỗ phân cành cấp 1 đầu tiên đến đỉnh sinh trưởng của thân chính vào 4 thời kỳ: Ba lá thật, bắt đầu ra hoa, kết thúc ra hoa, thu hoạch.

- Số lá trên thân chính (lá): Đếm số lá có trên cây vào 4 thời kỳ: Cây con, bắt đầu ra hoa, kết thúc ra hoa, thu hoạch (đếm số lá thành thục trên thân chính).

- Các chỉ tiêu: Tổng số cành/cây, Số cành cấp 1/cây, Số cành cấp 2/cây được theo dõi đến lúc thu hoạch và đếm 100 cây/ô thí nghiệm

- Chiều dài cành cấp 1: Đo từ góc phân cành đến đỉnh cành cấp 1 đầu tiên trên mỗi cây. Theo dõi 100 cây/ô thí nghiệm đến lúc thu hoạch.

- Số lượng nốt sần: Đếm số lượng nốt sần có trên mỗi cây vào 4 thời kỳ: Bắt đầu ra hoa, ra hoa sau 10 ngày, ra hoa sau 20 ngày và thu hoạch. Theo dõi 100 cây/ ô thí nghiệm. Trước khi nhổ cây lạc phải tưới ẩm sau đó đào cây lạc lên rửa sạch, phơi khô rồi đếm nốt sần.

- Theo dõi sự ra hoa:

+ Thời gian Bắt đầu ra hoa: Có ít nhất 50% số cây xuất hiện 01 hoa ở bất kỳ đốt nào trên thân chính.

+ Chọn 100 cây/ô ra hoa cùng một ngày để theo dõi sự ra hoa của lạc trong suốt thời gian lạc ra hoa.

+ Tổng thời gian ra hoa của lạc (50% số cây bắt đầu ra hoa đến 50% số cây kết thúc ra hoa rộ).

Từ đó xác định :

Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) =

Tổng số quả chắc trên cây

x 100 Tổng số hoa trên cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm trichoderma pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở quảng bình (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)