chính của các công thức thí nghiệm.
Bộ lá là bộ phận quan trọng giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động sống của cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng. Lá là cơ quan quang hợp, nhờ có chất diệp lục trong lá, dưới tác động của ánh sáng mặt trời, quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ để nuôi cây và tạo nên toàn bộ sinh khối của cây trồng. Lá có liên quan đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lạc. Nếu cây có bộ lá phát triển tốt thì tổng hợp được nhiều chất hữu cơ để nuôi cây và thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng thuận lợi. Ngược lại, cây có bộ lá kém phát triển sẽ làm giảm quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lạc. Các nghiên cứu cho thấy 95% lượng vật chất khô của cây do lá tạo ra ( Ưng Định, 1977). Lá cũng là cơ quan thoát hơi nước và nhờ đó cây chống chụi với được với ngoại cảnh bất lợi
Số liệu theo dõi số lá trên thân chính của cây lạc qua các giai đoạn được thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến số lá trên thân chính của các công thức thí nghiệm.
ĐVT: lá
Đất Công thức
Giai đoạn sinh trưởng
Cây con Bắt đầu ra hoa Kết thúc ra hoa Thu hoạch
Đất thịt Đối chứng 1 3,27 6,73 14,27 8,33 Mô hình 1 3,60 7,40 15,07 8,87 T-test 0,001 0,0001 0,0001 0,001 Đất cát pha Đối chứng 2 3,33 6,87 14,73 8,67 Mô hình 2 3,67 7,07 15,27 8,93 T-test 0,007 0,011 0,003 0,0001
Ghi chú: : Trong cùng một cột, T-test < 0,05 sai khác có ý nghĩa
- Giai đoạn cây con, số lá ở các công thức thí nghiệm dao động từ 3,27 – 3,60 lá trên Mô hình 1đạt 3,60 lá Đối chứng 1 đạt 3,27 lá và Mô hình 2 đạt 3,67 lá Đối chứng 2 đạt 3,33 lá .
- Giai đoạn bắt đầu ra hoa: Số lá trên thân chính bắt đầu tăng lên rõ rệt và có sự khác biệt, ở giai đoạn này số lá đạt cao nhất ở trên Mô hình 1 là 7,40 lá/thân và Mô hình 2 là 7,07 lá/thân.
- Giai đoạn kết thúc ra hoa: Cùng với sự phát triển mạnh của thân và cành thì số lá trên thân cũng tăng lên mạnh mẽ và đạt tốc độ ra lá cao nhất ở Mô hình 1 là 15,07 lá/thân và Mô hình 2là 15,27 lá/thân.
- Giai đoạn thu hoạch: Bước sang giai thu hoạch số lá trên các công thức có tốc độ tăng trưởng chậm lại và giảm dần do sự rụng của các lá già, dao động từ 8,33 lá đến 9,93 lá/ thân chính.
Số lá xanh còn lại trên cây khi thu hoạch là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sống của cây lạc. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng quang hợp, tích lũy và khả năng vận chuyển vật chất đã được tổng hợp trong quá trình quang hợp về quả.
Số lá xanh còn lại trên cây ảnh hưởng lớn các yếu tố cấu thành năng suất đặc biệt là số quả chắc và trọng lượng quả, do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Kết quả xử lý thống kê cho thấy khác biệt về số lá ở cả 4 giai đoạn là rất có ý nghĩa với độ tin cậy T-test < 0,05.
3.1.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến khả năng phân cành và chiều dài cành cấp 1, cấp 2 của các công thức thí nghiệm.