Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma-Pseudomonas đến các yếu tố cấu thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm trichoderma pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở quảng bình (Trang 65 - 68)

thành năng suất và năng suất ở các công thức thí nghiệm

Để năng suất cây lạc cao thì các yếu tố cấu thành năng suất của một cá thể phải phát huy được tiềm năng của giống. Các yếu tố đó bao gồm: số cây/m2, số quả chắc trên cây, tỷ lệ quả chắc, số hạt/quả, P100 quả, hạt .... Các yếu tố cấu thành năng suất lại bị chi phối bởi đặc tính của giống, điều kiện canh tác, điều kiện ngoại cảnh. Trong cùng vụ Xuân 2015, cùng giống lạc nhưng điều kiện canh tác khác nhau, tác động của yếu tố kỹ thuật khác nhau dẫn đến năng suất cũng khác nhau.

Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng của các công thức xử lý chế phẩm ở đất cát pha và đất thịt chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.9 như sau:

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ở các công thức thí nghiệm trên 2 chân đất

Đất Công thức Số cây/m2 Tổng số quả/cây (quả) Số quả chắc/cây (quả) P 100 quả (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSTT so với đối chứng (%) Đất thịt Đối chứng 1 25,60 16,87 13,80 113,33 36,72 27,64 - Mô hình 1 29,26 20,40 16,98 113,37 50,79 32,71 118,34 T-test 0,02 0,016 0,01 0,014 0,001 Đất cát pha Đối chứng 2 25,26 16,49 14.60 113,33 35,42 27,00 - Mô hình 2 29,46 20,86 17,40 113,37 52,26 33,55 124,26 T-test 0,004 0,016 0,027 0,009 0,032 Ghi chú: : Trong cùng một cột, T-test < 0,05 sai khác có ý nghĩa

Qua bảng 3.9 chúng tôi nhận thấy:

Để nâng cao năng suất ngoài các biện pháp kỹ thuật thì việc phòng sâu bệnh cũng đóng vai trò rất quan trọng. Các công thức xử lý chế phẩm Trichoderma -

Pseudomonasđều có ảnh hưởng đến số cây/m2, NSLT và NSTT. Điều này có thể do

khi sử dụng các chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas này đã hạn chế được nguồn bệnh, vừa có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của nguồn bệnh trong đất vào cây, làm giảm tỉ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng và bệnh héo rũ gốc mốc đen nên số cây/m2 ở các công thức đều cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng.

Số cây/m2: Ở thí nghiệm trên Mô hình 1là 29,26 cây/m2 và Mô hình 2 là 29,46 cây/m2 cao hơn so với đối chứng. Ở Đối chứng 1 là 25,60 cây/m2 và Đối chứng 2 là 25,26 cây/m2. Nhìn chung qua kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác có ý nghĩa

T-test < 0,05.

Tổng số quả/cây: Tổng số quả trên cây ở các công thức xử lý chế phẩm

Trichoderma - Pseudomonas có tổng số quả cao Mô hình 1là 20,40 quả/cây và Mô hình 2 là 20,86 quả/cây cao hơn so với đối chứng. Ở Đối chứng 1 là 16,87 quả/cây và Đối chứng 2 là 16,49 quả/cây. Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác có ý nghĩa T-test < 0,05.

Số quả chắc/cây: Là chỉ tiêu có tương quan thuận với năng suất, nó liên quan chặt chẽ với khả năng vận chuyển chất khô vào hạt của lạc cũng như tác động của điều kiện

ngoại cảnh mà chủ yếu là nhiệt độ, ẩm độ trong giai đoạn từ ra hoa đến khi quả chín. Đây là yếu tố quyết định đến năng suất, số quả chắc càng nhiều thì khả năng cho năng suất càng cao. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy: số quả chắc ở các công thức có xử lý chế phẩm đều cao trên Mô hình 1 là 16,98 quả chắc/cây, Mô hình 2 là 17,40 quả chắc/cây hơn công thức đối chứng không xử lý. Ở Đối chứng 1 là 13,80 quả chắc/cây và Đối chứng 2 là 14,60 quả chắc/cây. Tuy nhiên kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác có ý nghĩa T-test < 0,05.

Như vậy, khi xử lý chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đã làm tăng tổng số quả/cây, số quả chắc/cây lên một cách đáng kể. Kết hợp 2 chế phẩm này với nhau với nhau sẽ cho kết quả tổng số quả/cây và số quả chắc/cây đạt hơn không xử lý.

Qua kết quả nghiên cứu NSLT & NSTT được thể hiện ở bảng 3.9 chúng tôi nhận thấy:

Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết chính là tiềm năng năng suất của giống đó. Dựa vào năng suất lý thuyết và các yếu tố cấu thành năng suất chúng ta có thể xây dựng các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm khai thác tối đa năng suất của các giống. Năng suất lý thuyết là kết quả đánh giá sơ bộ về mặt lý thuyết có liên quan chặt chẽ đến số quả chắc trên cây, số cây/m2 và trọng lượng 100 quả. Công thức xử lý chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas có tổng số quả ở Mô hình 1 là 50,79 tạ/ha và Mô hình 2 là 52,26 tạ/ha. Các công thức có xử lý chế phẩm đều có năng suất lý thuyết cao hơn so với đối chứng và sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê T-test < 0,05.

Năng suất thực thu: Năng suất thực thu cao hay thấp là do đặc tính di truyền của giống và khả năng thích nghi của giống đó với điều kiện ngoại cảnh và cơ cấu mùa vụ của từng vùng và biện pháp kỹ thuật có phù hợp hay không. Trong thực tế sản xuất hiếm khi đạt được đến năng suất lý thuyết, do đó khi so sánh về năng suất cây trồng cần quan tâm đến năng suất thực thu. Vì năng suất thực thu là kết quả của sự tổng hợp các yếu tố liên quan đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng là năng suất thực tế thu được trên diện tích ô thí nghiệm.

Ở tất cả các công thức có xử lý chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas đều có năng suất thực thu cao hơn đối chứng không xử lý một cách rõ rệt. Năng suất thực thu ở Mô hình 1 là 32,71 tạ/ha và Mô hình 2 là 33,55 tạ/ha cao hơn so với đối chứng. Công thức Đối chứng 1 là 27,64 tạ/ha và Đối chứng 2 là 27,00 tạ/ha. Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê T-test < 0,05.

Tóm lại, khi sử dụng chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas cho lạc đã có tác động tích cực đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc ở các chân đất khác nhau. Như vậy, bước đầu có thể khẳng định được việc xử lý chế phẩm

Trichoderma Pseudomonas ở công thức thí nghiệm đều có ảnh hưởng đến khả năng cho năng suất của cây lạc, làm tăng năng suất lý thuyết và năng suất thực thu so với đối chứng không xử lý ở mức có ý nghĩa T-test < 0,05.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm trichoderma pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở quảng bình (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)