Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của thành phố Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại thành phố quảng ngãi (Trang 30)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của thành phố Quảng Ngãi

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

TP Quảng Ngãi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật và an ninh - quốc phòng của tỉnh Quảng Ngãi, có vị trí nằm gần trung độ của tỉnh, được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 15003'18" đến 15014'07" vĩ độ Bắc và 108033'39" đến 108046'04" kinh độ Đông. Cách Khu kinh tế và cảng nước sâu Dung Quất khoảng 20 km.

TP Quảng Ngãi có ranh giới hành chính được xác định như sau: - Phía Đông giáp: Biển Đông;

- Phía Tây giáp: huyện Sơn Tịnh , huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi; - Phía Nam giáp: huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi;

- Phía Bắc giáp: huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Hình 3.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu

Trước đây TP có 10 đơn vị hành chính (02 xã và 08 phường), thực hiện Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 12/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính TP Quảng Ngãi từ ngày 01/4/2014, UBND TP đã tiếp nhận 13 đơn vị hành chính và đi vào hoạt động theo đơn vị địa giới mới gồm 23 đơn vị hành chính xã, phường; Trong đó, có 9 phường (Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Nguyễn Nghiêm, Lê Hồng Phong, Chánh Lộ, Nghĩa Lộ, Nghĩa Chánh, Quảng Phú, Trương Quang Trọng) và 14 xã (Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng, Nghĩa An, Nghĩa Hà, Nghĩa Phú, Tịnh Ấn Tây, Tịnh Ấn Đông, Tịnh An, Tịnh Châu, Tịnh Long, Tịnh Thiện, Tịnh Hòa, Tịnh Khê, Tịnh Kỳ). Với tổng diện tích tự nhiên toàn TP 15.903,97 ha, chiếm 3,09% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

TP Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh, liên kết TP với các huyện trong tỉnh và TP khác trong cả nước; với địa hình khá bằng phẳng, ít phức tạp hơn so với các huyện đồng bằng trong tỉnh; mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng duyên hải Nam Trung Bộ; lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều, hàng năm thường có bão, lụt, ngập úng, xâm nhập mặn ở vùng cửa sông, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất của nhân dân, gây khó khăn trong công tác quản lý, SDĐ đai. Nhiệt độ trung bình cả năm là 270C, lượng mưa trung bình cả năm khoảng 1800 - 2300 mm. Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm vào khoảng 82%. Chịu ảnh hưởng chính của 2 con sông chính là sông Trà Khúc và sông Bàu Giang. Chế độ hải văn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, chế độ thuỷ triều có khoảng 2/3 ngày trong tháng là nhật triều, còn lại là bán nhật triều.

- Địa hình địa mạo

+ Địa hình: Do nằm trong vùng đồng bằng sông Trà Khúc nên TP Quảng Ngãi có địa hình khá bằng phẳng, ít phức tạp hơn so với các huyện đồng bằng trong tỉnh. Nhìn chung, địa hình của TP Quảng Ngãi có 2 dạng địa hình chính là vùng đồng bằng hạ lưu sông Trà Khúc và vùng cồn cát chạy dọc theo bờ biển dài khoảng 13 km về phía Đông, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông tạo nên vùng đất bằng nằm giữa phía Đông và phía Tây của TP.

Cao độ địa hình trung bình từ 4 - 9 m; thấp nhất là 3,5 m và cao nhất là 12m so với mặt nước biển. Những khu vực có cốt địa hình dưới 6,5 m hàng năm thường bị ngập lụt trong mùa mưa, ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế và môi trường của TP.

+ Địa mạo: Theo tài liệu khảo sát của một số công trình cho thấy địa tầng trong khu vực TP Quảng Ngãi chủ yếu gồm các lớp: Sét pha, cát pha, cát hạt trung, cát hạt to lẫn cuội sỏi, cát hạt to, cường độ chịu lực có thể xây dựng được nhà cao tầng.

- Khí hậu

Khí hậu của TP Quảng Ngãi mang đặc tính chung của khí hậu cả tỉnh và khu vực Duyên hải Nam Trung bộ là nhiệt đới, gió mùa, nền nhiệt độ trong năm cao, tổng lượng mưa lớn là điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên, lượng mưa lớn nhưng phân bố không điều, hàng năm thường có bão, lụt, ngập úng, xâm nhập mặn ở vùng cửa sông, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất của nhân dân, gây khó khăn trong công tác quản lý, SDĐ đai.

+ Nhiệt độ: Trung bình cả năm là 270C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 40,50C và thấp tuyệt đối là 12,60C. Thời gian nóng nhất trong năm là từ tháng 6 đến tháng 8, và lạnh nhất trong năm là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

+ Lượng mưa: Do điều kiện hoàn lưu gió mùa và ảnh hưởng của địa hình nên TP có chế độ mưa trái mùa với quy luật chung của cả nước. Lượng mưa trung bình cả năm trên 2.809 mm, nhưng lại phân bố không đều trong năm.

+ Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm vào khoảng 2000 - 2200 giờ, từ tháng 3 đến tháng 9 là thời kỳ nắng nhiều, trung bình tháng khoảng 250 giờ nắng. Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau là thời kỳ ít nắng, trung bình tháng khoảng 100 - 180 giờ nắng.

+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm vào khoảng 82%, những tháng có độ ẩm cao nhất trong năm là từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.

+ Gió: TP Quảng Ngãi nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong thời kỳ mùa lạnh hướng gió thịnh hành từ Bắc đến Đông Bắc kèm theo không khí lạnh, vào mùa hè chịu sự ảnh hưởng của gió Đông và Đông Nam. Từ tháng 4 đến tháng 7 hướng gió chủ đạo là hướng Đông và Đông Nam; từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau hướng gió chủ đạo trong khu vực là hướng Bắc và Tây Bắc; vào tháng 3 hướng gió Bắc - Tây Bắc sang Nam - Đông Nam và tháng 8 thì ngược lại hướng gió chuyển từ Nam - Đông Nam sang Tây - Tây Bắc loại gió này khô, nóng ảnh hưởng lớn đến cây trồng nông nghiệp.

Thời kỳ xuất hiện các giá trị lớn của vận tốc gió thường là vào các tháng mùa mưa

(khoảng tháng 9 đến tháng 12), đây là thời kỳ hoạt động của các cơn bão ở biển Đông gây ảnh hưởng đến các vùng ven biển [17].

Nhìn chung khí hậu TP Quảng Ngãi tương đối thuận lợi, cho phép sản xuất nhiều vụ trong năm vì vậy cây trồng và vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, do lượng mưa lớn và tập trung vào một vài tháng trong năm, địa hình phức tạp, đồng bằng hẹp nên hàng năm thường có bão, lũ lụt làm cho đất đai bị sa bồi, thủy phá, ngập úng ở vùng đồng bằng ven biển ảnh hưởng đến sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, gây khó khăn cho việc quản lý và SDĐ.

- Thuỷ văn

TP Quảng Ngãi có 2 con sông chính:

+ Sông Trà Khúc ở phía Bắc trung tâm TP. Đây là con sông lớn của tỉnh, lưu lượng nước bình quân 800m3/s, là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho TP. Tuy nhiên vào mùa mưa nước sông dâng cao thường gây ra ngập lụt ở xã nằm ven sông.

+ Sông Bàu Giang ở phía Nam TP (là ranh giới giữa TP và huyện Tư Nghĩa). Tuy là con sông nhỏ nhưng cũng góp phần quan trọng cung cấp nguồn nước mặt dồi dào cho TP.

- Các nguồn tài nguyên

+ Về tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của TP Quảng Ngãi là 15.903,97 ha (đến ngày 01/04/2014), trong đó diện tích đất nông nghiệp là lớn nhất với 7.991,04 ha chiếm 50,24% tổng diện tích tự nhiên, tiếp đó là đất phi nông nghiệp với 7.159,43 ha chiếm 45,02%, đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ với 753,50 ha chiếm 4,74%.

50.24% 45.02%

4.74%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2014 tại thành phố Quảng Ngãi

(Nguồn: [12], [13])

TP Quảng Ngãi có 6 nhóm đất chủ yếu sau:

Đất cát, cồn cát và đất cát biển tập trung chủ yếu ở các xã, phường sau: Trần Phú, Lê hồng Phong, Nghĩa Dũng, Tịnh Khê, Tịnh Kỳ.

Đất phù sa phân bố ở các xã, phường sau: Nghĩa Lộ, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Quảng Phú, Trần Hưng Đạo, Nghĩa Chánh, Chánh Lộ, Trương Quang Trọng, Nghĩa Dũng, Nghĩa Dõng, Tịnh Ấn Tây, Tịnh An, Tịnh Long, Tịnh Hòa, Tịnh Khê.

Đất mặn phân bố ở các xã Tịnh Kỳ.

Đất đen phân bố chủ yếu ở các xã Tịnh Khê và Tịnh Thiện.

Đất thung lũng dốc tụ phân bố ở các xã Tịnh Châu và Tịnh Thiện.

Đất xói mòn trơ sỏi đá phân bố ở các xã Tịnh Ấn Đông và phường Trương Quang Trọng.

+ Về tài nguyên biển và ven biển: Sau khi thực hiện mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 12/12/2013 của Chính phủ, TP Quảng Ngãi có 4 xã ven biển ở hạ lưu 2 con sông lớn của tỉnh là sông Trà khúc và sông Vệ với tổng chiều dài bờ biển khoảng 15 km, với 3 cửa sông đổ ra biển là cửa Sa Kỳ, Cổ Lũy và cửa Lở. Đây là ưu thế trong việc khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, ngư dân đánh cá ở các xã Tịnh Kỳ, Tịnh Khê (thôn Cổ Luỹ), Nghĩa An và Nghĩa Phú. Cảng neo đậu tàu thuyền Tịnh Hòa, Sông Chợ Mới, sông Kinh và sông Phú Thọ là nơi trú ngụ an toàn cho tàu thuyền khi gặp thời tiết xấu, tàu thuyền đánh cá ra vào thuận lợi.

+ Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu do hai con sông chính là sông Trà Khúc và sông Bàu Giang, cung cấp nguồn nước ngọt dồi dào cho TP đáp ứng được nhu cầu cho phát triển sản xuất và phục vụ sinh hoạt dân cư. Ngoài ra, lượng nước mưa khá lớn bổ sung đáng kể cho nguồn nước mặt trên địa bàn TP. Tuy nhiên, về mùa mưa nước sông dâng cao thường gây ngập lụt ở các xã ven sông.

Nguồn nước ngầm: Cũng nhờ 2 con sông Trà Khúc và sông Bàu Giang chảy qua địa bàn nên mạch nước ngầm của TP khá phong phú, có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, đảm bảo tốt cho việc phục vụ dân sinh cũng như sản xuất. Hiện nhà máy nước Quảng Ngãi sử dụng mạch nước ngầm nông của sông Trà Khúc để khai thác nước phục vụ công nghiệp và dân sinh với công suất khoảng 16.000 m3/ngày đêm.

+ Về Tài nguyên khoáng sản: TP Quảng Ngãi có tiềm năng về tài nguyên dùng làm vật liệu xây dựng được khai thác như đá xây dựng ở Tịnh Hòa, Tịnh Thiện đáp ứng một phần nhu cầu xây dựng trong và ngoài TP.

Về Tài nguyên rừng và thảm thực vật: Theo kết quả thống kê đến tháng 11/2014 diện tích đất lâm nghiệp của TP là 1.248,00 ha, chiếm 7,85% diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng phòng hộ là 132,23 ha, đất rừng sản xuất là 1.115,77ha. Theo tài liệu Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020 cho thấy trên địa bàn TP Quảng Ngãi chủ yếu là rừng trồng sản xuất và rừng phòng hộ ven biển. Thảm thực vật rừng chủ yếu là các loại cây keo lai, bạch đàn trắng và cây phi lao. Ngoài ra, thảm thực vật ở các xã ven biển còn có rừng ngập mặn với các loại cây gỗ như: Đước, bần trắng, dừa nước với diện tích nhỏ phân bố ở khu vực cửa sông Diêm Điền và hai bên bờ sông Kinh.

+ Về Tài nguyên nhân văn:

Sau khi mở rộng địa giới hành chính TP Quảng Ngãi lưu giữ các di tích lịch danh lam thắng cảnh rất có giá trị được xếp hạng như: Di tích thắng cảnh Quốc gia

“Núi Thiên Ấn và mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng”; di tích Quốc gia “Thành cổ Châu Sa”; di tích lịch sử Quốc gia “Đền thờ Trương Định”; thắng cảnh bãi biển Mỹ Khê, thắng cảnh Long Đầu hý thủy … Các di tích lịch sử - văn tiêu biểu cho quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta như: Di tích Nhà lao Quảng Ngãi thời Pháp thuộc, di tích 4 dũng sĩ xã Nghĩa Dũng, di tích 68 chiến sỹ giải phóng

(phường Nguyễn Nghiêm),...và chứng tích Sơn Mỹ ghi lại những mất mát đau thương của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những nét văn hoá truyền thống của vùng đất này gắn với tên tuổi của các vị anh hùng, các danh nhân văn hoá và các sinh hoạt, phong tục tập quán lành mạnh như hát bài chòi, đua thuyền vào dịp tết cổ truyền … vẫn được nhân dân bảo tồn và phát triển.

Phát huy truyền thống cách mạng và niềm tự hào dân tộc, nhân dân TP đang chuyển mình hòa nhập vào sự đổi mới chung của đất nước. TP Quảng Ngãi tiếp tục xây dựng văn hóa mới theo hướng dân tộc, hiện đại, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phấn đấu để TP Quảng Ngãi đạt tiêu chuẩn TP “Xanh- sạch - đẹp - văn minh - hiện đại”.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Năm 2014 được xác định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện hoàn thành kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) để TP phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Thực hiện Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 12/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính TP Quảng Ngãi từ ngày 01/4/2014, UBND TP đã tiếp nhận 13 đơn vị hành chính và đi vào hoạt động theo đơn vị địa giới mới là mốc quan trọng, là cơ hội để TP phát triển trên tất cả các lĩnh vực KT-XH, an ninh, quốc phòng…

Bên cạnh những thuận lợi, TP còn gặp một số khó khăn thách thức nhất định trong việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ KT-XH, đó là: Thời gian thực hiện Nghị quyết của Chính phủ gấp rút, đồng thời phát sinh những nhiệm vụ mới, ngành nghề mới như xây dựng nông thôn mới, công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai thác chế biến thủy sản…

Theo kết quả tổng hợp từ báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của TP Quảng Ngãi từ năm 2006 đến năm 2013 thì tổng giá trị sản xuất của TP tăng từ 3.637 tỷ đồng năm 2006 lên 28.231 tỷ đồng năm 2013. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, trong đó: Dịch vụ tăng 14,11%,Công nghiệp – xây dựng tăng 11,90%, Nông, lâm, ngư nghiệp tăng 14,95%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng: Dịch vụ chiếm 46,39%, Công nghiệp – xây dựng chiếm 38,66%, Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 14,95%.

38.66%

14.95%

46.39%

Dịch vụ

Công nghiệp - xây dựng Nông-lâm-ngư nghiệp

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế ở thành phố Quảng Ngãi

(Nguồn: [13]) a. Dịch vụ và thương mại

Hoạt động kinh doanh thương mại – dịch vụ trên địa bàn phát triển khá nhanh, nhất là hệ thống ngành tài chính – tín dụng, vận tải, bưu chính – viễn thông, khách sạn, nhà hàng… được đầu tư phát triển.

Trên địa bàn TP đã hình thành một số tuyến đường mới và đang cải tạo nâng cấp một số tuyến đường tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển nhanh. Các siêu thị, văn phòng đại diện, chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vận tải, viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, ... tăng nhanh về số lượng và quy mô.

Du lịch có chiều hướng phát triển tốt, các dịch vụ và cơ sở lưu trú tăng nhanh. Một số công ty lữ hành du lịch, xe buýt công cộng, các tuyến du lịch kết nối từ TP đến các khu, điểm du lịch trong tỉnh đã được hình thành. Các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn được trùng tu, nâng cấp cũng góp phần cho việc phát triển du lịch, thu hút khách tham quan.

Tuy nhiên, phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng của của TP - trung tâm tỉnh lỵ. Các cơ sở kinh doanh còn phân tán, quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại thành phố quảng ngãi (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)