4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.3.4. Những chuyển biến về cơ sở hạ tầng
Dưới sự chỉ đạo, quan tâm đầu tư của tỉnh và các cơ quan ban ngành, TP Quảng Ngãi đã tập trung chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện với tinh thần quyết tâm cao, bằng các giải pháp quản lý, tập trung tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, trong đó hạ tầng giao thông là nhiệm vụ đột phá trong mục tiêu lên đô thị loại II vào năm 2015, là điều kiện, mục tiêu để phát triển TP theo hướng văn minh, hiện đại. Ngoài ra, TP đã xây dựng, đầu tư vào các công trình điện, trường, trạm, cấp thoát nước, hệ thống truyền hình, bưu chính viễn thông,…đã được xây dựng đồng bộ không những mang lại một bộ mặt khang trang cho TP mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Qua đó cho thấy, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của TP tương đối đồng bộ, đến nay tỉ lệ ĐTH đạt 84,62%.
Về mạng lưới giao thông, trong những năm qua TP đã đầu tư xây dựng, nâng cấp và đưa vào sử dụng một số tuyến đường chính như: Bà Triệu - Đinh Tiên Hoàng; Lê Lợi - Nguyễn Trãi; Hai Bà Trưng,…và các tuyến đường đan xen tạo thành mạng lưới giao thông dày đặc như Phan Bội Châu, Phan Đình Phùng nối dài, Hoàng Hoa Thám mở rộng, đường nội bộ các KDC Thành Cổ - Búi Bút, khu đê bao sông Trà,…và đang đầu tư các công trình trọng điểm như dự án đường Ngô Sỹ Liên, đường Lê Thánh Tôn,…. Ngoài ra, TP đã xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án về điện chiếu sáng; chỉnh trang, nâng cấp đường giao thông nông thôn, hẻm phố; nâng cấp, chỉnh trang vỉa hè các tuyến đường phố chính trên địa bàn; Cải tạo, chăm sóc các công viên, vườn hoa, góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, tạo điểm vui chơi, giải trí cho nhân dân. Trụ sở làm việc của một số cơ quan trong hệ thống chính trị cũng được quan tâm sửa chữa, nâng cấp, đặc biệt là trụ sở UBND các xã, phường được đầu tư cơ bản, đáp ứng yêu cầu công tác của chính quyền cơ sở. Đồng thời, đầu tư phát triển các KDC phục vụ nhu cầu tái định cư cho các dự án và khai thác nguồn thu từ đấu giá quyền SDĐ phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH, đáp ứng nhu cầu đất ở của TP, góp phần mở rộng không gian đô thị [16].
Về công tác quản lý đô thị về kiến trúc, quy hoạch, phát triển đô thị TP được quan tâm và đã triển khai thực hiên các Quy chế quản lý đô thị với những kết quả đạt được như hoàn thành việc cắm mốc giới quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị
Nghĩa Dõng và Nghĩa Dũng; tiếp tục điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu đô thị trung tâm TP theo Nghị quyết 123/NQ-CP của Chính phủ, từ đó hoàn thành việc xây dựng đề án phát triển đô thị TP Quảng Ngãi giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025 [13].
Về sự nghiệp văn hóa của TP từng bước được phát triển sâu rộng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Trên địa bàn đã xây dựng những công trình cấp tỉnh quản lý như Nhà văn hóa lao động; Nhà thiếu nhi; Trung tâm văn hóa; Nhà bảo tàng; Quảng trường,… và những công trình do TP quản lý như thư viện TP, siêu thị, nhà văn hóa…Tuy nhiên, hoạt động văn hóa của thành phố vẫn còn gặp một số khó khăn như chưa đầu đầu tư xây dựng các khu sinh hoạt, vui chơi công cộng, cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa còn lạc hậu so với yêu cầu phát triển đô thị [16].
Về cơ sở y tế: Trong thời gian qua ngành y tế TP có bước phát triển khá cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như công tác khám chữa bệnh. Đến nay, hệ thống cơ sở y tế của TP đã phát triển rộng khắp ở tất cả các xã, phường. Mạng lưới y tế các cấp được cũng cố, kiện toàn, bệnh viện đa khoa TP được xây dựng và hoạt động có hiệu quả, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân có tiến bộ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân[16].
Nhờ những chuyển biến về cơ sở hạ tầng mà diện mạo kiến trúc đô thị TP Quảng Ngãi có sự khởi sắc. Chất lượng, thẩm mỹ công trình kiến trúc công cộng, nhà ở được nâng cao đáng kể. Các tuyến phố chính với việc trồng cây xanh, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng và các tiện ích đô thị khác đã giúp cho bộ mặt đô thị Quảng Ngãi ngăn nắp, sạch đẹp hơn.