Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại thành phố quảng ngãi (Trang 35 - 37)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Năm 2014 được xác định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện hoàn thành kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) để TP phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Thực hiện Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 12/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính TP Quảng Ngãi từ ngày 01/4/2014, UBND TP đã tiếp nhận 13 đơn vị hành chính và đi vào hoạt động theo đơn vị địa giới mới là mốc quan trọng, là cơ hội để TP phát triển trên tất cả các lĩnh vực KT-XH, an ninh, quốc phòng…

Bên cạnh những thuận lợi, TP còn gặp một số khó khăn thách thức nhất định trong việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ KT-XH, đó là: Thời gian thực hiện Nghị quyết của Chính phủ gấp rút, đồng thời phát sinh những nhiệm vụ mới, ngành nghề mới như xây dựng nông thôn mới, công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai thác chế biến thủy sản…

Theo kết quả tổng hợp từ báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của TP Quảng Ngãi từ năm 2006 đến năm 2013 thì tổng giá trị sản xuất của TP tăng từ 3.637 tỷ đồng năm 2006 lên 28.231 tỷ đồng năm 2013. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, trong đó: Dịch vụ tăng 14,11%,Công nghiệp – xây dựng tăng 11,90%, Nông, lâm, ngư nghiệp tăng 14,95%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng: Dịch vụ chiếm 46,39%, Công nghiệp – xây dựng chiếm 38,66%, Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 14,95%.

38.66%

14.95%

46.39%

Dịch vụ

Công nghiệp - xây dựng Nông-lâm-ngư nghiệp

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế ở thành phố Quảng Ngãi

(Nguồn: [13]) a. Dịch vụ và thương mại

Hoạt động kinh doanh thương mại – dịch vụ trên địa bàn phát triển khá nhanh, nhất là hệ thống ngành tài chính – tín dụng, vận tải, bưu chính – viễn thông, khách sạn, nhà hàng… được đầu tư phát triển.

Trên địa bàn TP đã hình thành một số tuyến đường mới và đang cải tạo nâng cấp một số tuyến đường tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển nhanh. Các siêu thị, văn phòng đại diện, chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vận tải, viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, ... tăng nhanh về số lượng và quy mô.

Du lịch có chiều hướng phát triển tốt, các dịch vụ và cơ sở lưu trú tăng nhanh. Một số công ty lữ hành du lịch, xe buýt công cộng, các tuyến du lịch kết nối từ TP đến các khu, điểm du lịch trong tỉnh đã được hình thành. Các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn được trùng tu, nâng cấp cũng góp phần cho việc phát triển du lịch, thu hút khách tham quan.

Tuy nhiên, phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng của của TP - trung tâm tỉnh lỵ. Các cơ sở kinh doanh còn phân tán, quy mô nhỏ, chưa tạo được thương hiệu sản phẩm. Kim ngạch xuất nhập khẩu còn thấp, chủ yếu xuất thô, xuất ủy thác, xuất khẩu trực tiếp còn ít. Một số chợ đang trong tình trạng xuống cấp, quá tải; chưa có nhiều siêu thị, chưa hình thành điểm trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm. Ngành du lịch phát triển còn chậm, chưa có các điểm vui chơi giải trí hấp dẫn phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân trong tỉnh và thu hút khách du lịch.

b. Công nghiệp – xây dựng

Tình hình sản xuất công nghiệp – xây dựng trên địa bàn giai đoạn 2006-2014 phát triển khá. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng trên địa bàn ước thực hiện 20.02 tỷ đồng [13].

Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tăng nhanh, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh, đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực như Công nghiệp thực phẩm, công nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng, giấy, bao bì, dệt may, gỗ dân dụng và xuất khẩu.

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn TP đang tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm đều tăng, quy mô sản xuất được mở rộng, chất lượng sản phẩm được nâng lên. Cơ cấu các ngành công nghiệp có bước chuyển dịch đáng kể, các ngành nghề, làng nghề được khuyến khích phát triển. Công nghiệp đã góp phần quan trọng thúc đẩy KT-XH phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động.

c. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển thủy sản tương đối ổn định. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước thực hiện 3304 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua các đợt mưa lớn kéo dài và lụt trong tháng 11 thì ngành nông nghiệp bị thiệt hại khoảng 5,8 tỷ đồng [13].

Trong sản xuất nông nghiệp, TP Quảng Ngãi đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, từng bước ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực chọn giống, làm đất, cải tạo đất… nhờ đó năng suất chất lượng một số cây trồng, vật nuôi không ngừng được nâng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại thành phố quảng ngãi (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)