4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.3.3. Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của cấp tỉnh và TP, cùng với sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, nhất là việc nâng cấp chỉnh trang đô thị, sự nghiệp phát triển KT- XH của TP đã đạt được những thành tựu quan trọng, tiềm lực kinh tế được cũng cố và phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện hơn,
tạo ra những tiền đề và nhân tố mới cho sự phát triển tiếp theo. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP trong giai đoạn từ 2006 – 2014 liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao mức thu nhập của người dân.
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2013 tại TP Quảng Ngãi
ĐVT: % Hạng mục Năm Bình quân 2006 2008 2010 2012 2014 Tốc độ tăng trưởng 20,50 22,27 19,77 14,80 11,79 11,41 - Dịch vụ 20,30 23,69 27,72 19,70 14,11 5,00 - Công nghiệp-xây dựng 20,10 22,33 12,37 10,40 11,90 13,76
- Nông, lâm ngư nghiệp 5,90 4,10 0,77 1,30 3,89 16,86
(Nguồn: [13])
Trong đó, khu vực dịch vụ tăng trưởng khá mạnh và đang là ngành kinh tế mũi nhọn của TP, bao gồm các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hệ thống ngành tài chính - tín dụng, vận tải, khách sạn, nhà hàng…phát triển nhanh với giá trị sản xuất đạt 16.057 tỷ đồng, tăng 14,11% so với năm 2013. Ngành công nghiệp và xây dựng được duy trì và có bước phát triển cao với giá trị sản xuất đạt 20.017 tỷ đồng, tăng 11,90% so với năm 2013. Đối với ngành nông, lâm ngư nghiệp tốc độ tăng trưởng không cao với giá trị sản xuất nông, lâm ngư nghiệp đạt 3.304 tỷ đồng, tăng 3,89% so với năm 2013.
Có thể thấy rằng, quá trình ĐTH và sự chuyển biến của các ngành kinh tế, các lĩnh vực trên địa bàn TP đã mang lại một bộ mặt và hướng phát triển mới cho TP, đó là chiều hướng phát triển du lịch, với các khu dịch vụ và cơ sở lưu trú tăng nhanh. Trên địa bàn TP đã hình thành một số công ty lữ hành du lịch và tuyến xe buýt công cộng, hình thành nên các tuyến du lịch từ TP đến các khu, điểm du lịch trong tỉnh.
Nền kinh tế thàh phố có sự chuyển dịch đáng kể từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của TP - trung tâm tỉnh lỵ, các cơ sở kinh doanh còn phân tán, quy mô nhỏ, chưa tạo được thương hiệu sản phẩm, kim ngạch xuất nhập khẩu còn thấp, chủ yếu xuất thô, xuất khẩu trực tiếp còn thấp, ngành du lịch phát triển còn
chậm, chưa có các điểm vui chơi giải trí hấp dẫn phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần nhân dân trong tỉnh và thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực đầu tư cho các ngành còn hạn chế, việc đầu tư của các doanh nghiệp chưa cao nhằm nâng cấp các công trình trọng điểm và quy mô để phát triển TP mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách nhà nước thì không đủ để đầu tư cho những công trình lớn, hiện nay cơ chế ưu đãi đầu tư vào địa bàn được phát huy nên các doanh nghiệp đang triển khai và tham gia những công trình lớn phục vụ cho quá trình phát triển đô thị TP.