4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.3.2. Biến động về dân số, lao động
Quá trình ĐTH đã tác động không nhỏ đến đời sống, cơ cấu nhân khẩu và cơ cấu lao động của TP mà chủ yếu là sự giảm dần của số lao động nông nghiệp, tăng số lao động thương mại dịch vụ và xây dựng công nghiệp. Trong khi đó, lao động là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất, quyết định đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của một đất nước, một khu vực hay một vùng, trong đó yếu tố quan trọng trong lực lương lao động là chỉ tiêu số người có khả năng lao động trong độ tuổi lao động. Lao động đô thị là động lực chính thúc đẩy sự hình thành và phát triển của đô thị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đô thị, là cơ sở để phân loại đô thị trong quản lý và xác định quy mô đất đai của đô thị, các mạng lưới công trình kỹ thuật khác cũng như định ra những chính sách phát triển và quản lý của từng kế hoạch đầu tư.
Tác động của ĐTH đã phần nào làm thay đổi cơ cấu dân số và lao động trên địa bàn TP Quảng Ngãi. Theo số liệu ở bảng 3.4 cho thấy, năm 2006 tổng dân số là 126.553 người, đến năm 2009 giảm xuống 113.332 người và năm 2013 là 115.970 người. Nguyên nhân là do một phần lao động đi làm ăn xa ở miền Nam và tỷ lệ chết năm sau cao hơn năm trước.
Mật độ dân số giai đoạn này giảm rất lớn 285.380 người/km2, trong khi đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên lớn 7,379% so với năm 2006. Điều này cho thấy tốc độ ĐTH về chiều sâu do sự gia tăng dân số ở TP rất nhanh, số lượng lao động được chuyển từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ thương mại tăng nhanh đây là một trong những thế mạnh của TP để tiến đến quá trình ĐTH và
Trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động cần phải nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế hàng hoá. Cơ cấu dạy nghề phải đáp ứng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị trường.
Bảng 3.4. Tình hình dân số và lao động của TP Quảng Ngãi qua các năm
2006, 2010 và 2013
STT Chỉ tiêu ĐVT
Năm Giai đoạn
2013/2006 Tăng (+) Giảm (-) 2006 2010 2013 1 Tổng dân số Người 126.553,0 113.332,0 115.970,0 -10.583,0 2 Số hộ Hộ 28.038,0 29.078,0 3 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,001 0,85 8,38 7,379 4 Mật độ dân số Người/km2 3.405,0 3.048,0 3.119,0 -286,0 5 Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
Người 74.124,0 56.600,0 60.216,0 -13.908,0
- Lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản
Người 11.276,0 8.094,0 4.521,0 - 6.775,0
- Lao động công
nghiệp – xây dựng Người 260,0 18.508,0 32.982,0 32.722,0
- Lao động dịch vụ Người 1.976,0 29.998,0 12.565,0 10.589,0
(Nguồn: [1])
Quá trình ĐTH kèm theo CNH đã làm cơ cấu lao động tại TP Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2013 thay đổi theo chiều hướng chuyển dịch từ lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản sang lao động công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Biểu đồ 3.5, cho thấy lao động phi công nghiệp xây dựng năm 2006 là 260 lao động, chiếm 1.93% tổng lao động, đến năm 2013 tăng lên 32.722 lao động, chiếm đến 65.87% tổng lao động và lao động dịch vụ năm 2006 là 1.976 lao động, chiếm 14.62% tổng lao động, đến năm 2013
tăng lên 12.565 lao động, chiếm đến 25.10% tổng lao động. Ngược lại tỷ lệ lao động nông, lâm nghiệp – thủy sản lại giảm từ 1.976 lao động (năm 2006), chiếm 83.45% tổng lao động xuống còn 4.521 lao động (năm 2013), chiếm đến 9.03% tổng lao động.
11276 260 8094 18508 4521 32982 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000
Năm 2006 Năm 2010 Năm 2013
Lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản Lao động công nghiệp - xây dựng Lao động dịch vụ
ĐVT: người
Biểu đồ 3.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động tại TP Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2013
(Nguồn: [1])
Qua biểu đồ 3.5 cho thấy quá trình ĐTH làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ làm cho nền kinh tế tại TP phát triển nhanh chóng, các ngành kinh tế phi nông nghiệp phát triển đã thu hút một lượng lớn lao động nhập cư từ các địa bàn góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở các vùng lân cận cũng như tạo công ăn việc làm cho những người dân mất đất để phục vụ cho quá trình ĐTH.
Qua đó cho thấy vấn đề đặt ra khi quá trình đô thị hoá trong những năm tới sẽ tác động như thế nào đến quá trình phát triển KT-XH trên địa bàn TP theo hướng tích cực nào. Bên cạnh đó, quá trình ĐTH nhanh chóng kéo theo dân số đô thị tăng lên và nhu cầu lao động phi nông nghiệp, nhu cầu về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực đô thị sẽ gia tăng. Mặt khác, quá trình đô thị hoá sẽ đẩy nhanh việc xây dựng các cơ sở hạ tầng như giao thông đô thị, hệ thống cung cấp nước, xử lí nước thải, các trung tâm thương mại, các công trình văn hoá, các cơ sở công nghiệp, các KDC tập trung.
ĐTH thúc đẩy phát triển sản xuất, giao lưu hàng hoá, mở rộng các hoạt động dịch vụ, tăng cường nâng cao dân trí, kéo theo sự biến đổi về mọi mặt KT-XH trên địa bàn TP.