Về sử dụng tiết kiệm và tăng giá trị của đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại thành phố quảng ngãi (Trang 76 - 77)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.5.5. Về sử dụng tiết kiệm và tăng giá trị của đất

Việc bảo vệ, sử dụng tiết kiệm đất, chuyển đổi hợp lý đất đai đem lại hiệu quả kinh tế cao nhằm tăng giá trị của đất cũng như đáp ứng chiến l ược phát triển kinh tế xã hội một cách ổn định v à bền vững.

Để làm được điều đó, chúng ta cần SDĐ một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm do diện tích tự nhiên có hạn, không để thừa, hoang hoá hoặc lãng phí đất; phải đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng đất, nâng cao hiệu quả kinh tế đầu tư trên đất; áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong việc sử dụng cải tạo đất, làm tăng độ phì của đất, bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:

- Trong sản xuất nông nghiệp, do diện tích sẽ bị giảm để chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp, phải áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để thâm canh, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đảm bảo giá trị của ng ành sản xuất nông nghiệp. Từ đó, sử dụng hợp lý quỹ đất nông nghiệp phù hợp với khả năng thích nghi của từng loại cây trồng, chuyển đổi mục đích SDĐ từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp một cách hợp lý, tiết kiệm để phục vụ mục ti êu chiến lược về CNH, HĐH.

- Bố trí SDĐ trên cơ sở cân đối nhu cầu SDĐ của các ngành, lĩnh vực đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh nhằm SDĐ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững phù hợp với điều kiện, tiềm năng của địa phương, tránh trường hợp SDĐ không đúng mục đích.

- Cân đối đủ quỹ đất để đáp ứng nhu cầu xây dựng các đô thị, khu dịch vụ và kết cấu hạ tầng theo hướng văn minh hiện đại, đáp ứng quá trình CNH, HĐH. Ưu tiên bố trí đủ quỹ đất cho lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng xã hội nhằm nâng cao chất lượng đời sống của nhân nhân dân phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của TP Quảng Ngãi.

- Bên cạnh đó còn phải phản ánh được quan điểm khai thác cảnh quan thi ên nhiên với cây xanh, mặt nước, … để tạo nên môi trường sống tốt đối với con ng ười. Trong việc bố trí các công tr ình, dự án phải chú ý đến việc cải thiện môi tr ường sống và tổ chức tốt môi trường sinh thái đô thị.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại thành phố quảng ngãi (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)