Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại thành phố quảng ngãi (Trang 59 - 61)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.3.5. Đánh giá chung

3.3.5.1. Những thuận lợi

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ, quân và dân TP Quảng Ngãi đã vượt qua nhiều khó khăn, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đạt được nhiều thành tựu nhằm thực hiện hoàn thành kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) để TP phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Thực hiện Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 12/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính TP Quảng Ngãi từ ngày 01/4/2014, UBND TP đã tiếp nhận 13 đơn vị hành chính và đi vào hoạt động theo đơn vị địa giới mới là mốc quan trọng, là cơ hội để TP phát triển trên tất cả các lĩnh vực KT-XH, an ninh, quốc phòng…Cụ thể:

- TP Quảng Ngãi có lợi thế vị trí địa lý - địa thế, điều kiện tự nhiên: Có địa hình khá bằng phẳng, gần biển khí hậu ôn hòa; nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào; có sông Trà Khúc và sông Bàu Giang bao bọc.

- Lợi thế về điều kiện giao thông: Có các tuyến giao thông Quốc gia quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam… Điều kiện thuận lợi về giao thông cho phép TP có thể mở rộng giao lưu KT-XH văn hóa với các tỉnh, TP trong cả nước.

- Lợi thế về cơ sở hạ tầng: Là trung tâm của tỉnh Quảng Ngãi, TP có cơ sở hạ tầng phát triển khá, tương đối hoàn thiện, giao thông đô thị được chú trọng xây dựng, mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển nhanh, được HĐH, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước được nâng cấp, cải tạo.

- Lợi thế là trung tâm kinh tế lớn của tỉnh: Trên địa bàn TP đã hình thành một khu công nghiệp lớn (khu công nghiệp Quảng Phú) và các cụm làng nghề, nghề cá như cụm làng nghề tại xã Tịnh Ấn Tây, hậu cần nghề cá Sa Kỳ… TP hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực dịch vụ, xây dựng thành trung tâm thương mại - dịch vụ lớn của tỉnh. TP sẽ cùng với Khu kinh tế Dung Quất, đô thị Vạn Tường sẽ là những địa bàn động lực thúc đẩy nhanh phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.

- Lợi thế về nguồn nhân lực: TP có nguồn nhân lực có trình độ, hàng năm được bổ sung thêm 1.800 - 2.000 người bước vào tuổi lao động. Bên cạnh đó, còn có nguồn lao động từ các địa phương khác trong tỉnh đến tìm kiếm cơ hội việc làm sản xuất, kinh doanh. TP là nơi tập trung đông đội ngũ lao động có trình độ… Đây chính là nguồn nội lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.

3.3.5.2. Những khó khăn, thách thức

Bên cạnh những thuận lợi, TP gặp một số khó khăn thách thức nhất định trong việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ KT-XH, đó là: thời gian thực hiện Nghị quyết của Chính phủ gấp rút (chưa đầy 04 tháng kể từ ngày Nghị quyết 123 được ban hành cho đến khi TP đi vào hoạt động theo địa giới hành chính mới). Đồng thời, phát sinh những nhiệm vụ mới, ngành nghề mới (công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai thác chế biến thủy sản…), Cụ thể như:

- Kinh tế tuy đạt mức tăng trưởng khá nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển của đô thị giữ vững vai trò chức năng là trung tâm tỉnh lỵ. Tiềm lực kinh tế đạt những bước lớn mạnh nhưng chưa tương xứng với những đô thị phát triển trong vùng và cả nước. Phát triển công nghiệp chưa có những bức phá mạnh, chưa phát huy được vai trò trở thành ngành kinh tế động lực. Mạng lưới các siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng cao cấp còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập.

- Cơ sở hạ tầng đô thị chưa hiện đại, chưa tạo được môi trường hấp dẫn đầu tư. Kiến trúc đô thị TP Quảng Ngãi chưa có nhiều công trình hiện đại, tạo ấn tượng, các tuyến đường nhỏ hẹp, các KDC hiện đại, mang nếp sống văn minh chưa nhiều.

- Công tác quản lý đô thị còn nhiều bất cập. Quy hoạch TP còn chắp vá, chưa có tầm nhìn xa, việc điều chỉnh cũng chưa thực sự hợp lý nên khi thực hiện gặp khó khăn. Việc đầu tư triển khai các dự án, xây dựng một số công trình thiếu phối hợp giữa cấp ngành nên còn tình trạng chồng chéo.

- Sau khi TP Quảng Ngãi điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 12/12/2013 của Chính phủ thì quy mô diện tích tăng nhiều gây nên một số thách thức nhất định trong việc phát triển cũng như triển khai thực hiện các chỉ tiêu KT-XH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại thành phố quảng ngãi (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)