4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.4.3. Tác động đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường
Quá trình ĐTH tại TP Quảng Ngãi diễn ra với tốc độ nhanh chóng thể hiện ở việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ và giảm nông NN. Đất NN chuyển sang đất đô thị và đất ở làm nhiều hộ dân không còn đất để canh tác. ĐTH làm thay đổi cơ sở hạ tầng của TP theo chiều hướng tích cực tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động.
Sự đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, chỉnh trang phát triển đô thị hiệu quả có thể thấy được qua những công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả, điều kiện sống của người dân được nâng lên. Dân số tăng và sự phát triển của thị trường bất động sản đã làm cho nhu cầu SDĐ ở tăng lên thấy rõ qua việc quy hoạch các khu đất ở mới, các KDC, các điểm xen cư trong những năm qua.
Để đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến đời sống KT-XH và môi trường dựa trên những nhận định chủ quan của người trả lời thông qua các câu hỏi mang tính chất định tính. Qua khảo sát ở các hộ dân có đất bị thu hồi để thực hiện dự án như KDC Bắc Gò Đá, phường Lê Hồng Phong; KDC đường Trần Khánh Dư, phường Nghĩa Chánh; KDC Nghĩa Dũng (phía Đông tỉnh lộ 623C), xã Nghĩa Dũng; dự án đường bờ Nam sông Trà Khúc (đoạn qua phường Nghĩa Chánh và xã Nghĩa Dõng) với 100 hộ được chọn, kết quả được thể hiện ở Bảng 3.10.
Bảng 3.10. Ý kiến của các hộ điều tra về tác động của đô thị hóa
ĐVT: %
Mức độ tác động
Lĩnh vực
Kinh tế Xã hội Môi trường
Tốt 60 50 40
Khá 30 40 35
Trung bình 15 6 15
Xấu 5 4 10
Tổng 100 100 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ gia đình)
Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy:
- Tác động của ĐTH đến phát triển kinh tế: có 60% số hộ nhận định có tác động tốt hơn, 30% có ý kiến tác động khá, 15% có ý kiến trung bình và 5% xấu.
Trong tổng số 100 hộ được điều tra, phần lớn diện tích bị thu hồi gần như là hoàn toàn, với những hộ bị thu hồi đất, hầu hết số tiền đền bù được sử dụng để xây dựng nhà cửa và một phần dành cho tiết kiệm và đầu tư các hộ điều có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án. Từ đó, quá trình ĐTH mang lại điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp, có cơ hội học nghề, tìm việc làm mới và được hỗ trợ khoa học, kỹ thuật trong canh tác nhằm nâng cao mức sống. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ cho rằng sự tác động
của ĐTH là chưa rõ nét, không làm cho cuộc sống của họ thay đổi nhiều hoặc thậm chí có bộ phận còn cho rằng ĐTH làm cho điều kiện kinh tế của gia đình bị suy giảm do ĐTH làm chuyển đổi đất NN, làm mất đất sản xuất.
- Tác động của ĐTH đến các vấn đề xã hội: có 50% số hộ nhận định có tác động tốt hơn, 40% có ý kiến tác động khá, 6% có ý kiến trung bình và 4% nhận định có tác độn không tốt đến vấn đề xã hội.
Việc ưu tiên phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như cơ sở hạ tầng xã hội tạo điều kiện phát triển đô thị ở các vùng nông thôn. Qua đó, các hộ điều tra điều nhận định hệ thống đường giao thông, điện, nước sinh hoạt, các mặt về an sinh xã hội như các dịch vụ y tế, giáo dục, chính sách xã hội...được chú trọng đầu tư. Mặt khác, một số hộ dân lại có ý kiến cho rằng ĐTH chưa có sự cải thiện về các điều kiện xã hội cho họ, việc đầu tư phát triển các hạ tầng xã hội chỉ mới tập trung ở một số khu vực trung tâm, mức độ đầu tư chưa đồng đều, chỉ đầu tư các tuyến đường chính trong KDC, hệ thống điện nước chưa được đầu tư kịp thời để họ xây dựng nhà, đáp ứng điều kiện sinh hoạt hàng ngày và cũng có một số ý kiến cho rằng ĐTH đã làm gia tăng các tệ nạn, mất trật tự xã hội ở một số KDC mới.
- Tác động của ĐTH đến môi trường: có 40% số hộ nhận định có tác động tốt hơn, 35% có nhận định môi trường được cải thiện ý kiến tác động khá, 15% có ý kiến trung bình và 10% ý kiến cho rằng có ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Số hộ được điều tra có nhận định hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trong KDC được đầu tư, đảm bảo vệ sinh và thoát nước trong khu vực. Tuy nhiên, một số hộ dân phản ảnh, hệ thống xử lý nước thải chưa đồng bộ nên ảnh hưởng đến môi trường sinh hoạt, cũng như ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của một số hộ dân. Mặt khác, một số hộ dân phản ánh trong quá trình thi công các phương tiện giao thông chuyên chở vật liệu xây dựng, đất san lấp cũng đã ảnh hưởng không tốt tới môi trường do gây ra bụi và tiếng ồn. Bên cạnh đó, sự tăng lên của mật độ dân số đã làm hình thành các khu, điểm dân cư mới, cũng như sự gia tăng mật độ dân cư ở các khu, điểm dân cư tập trung hiện có đã làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng do nước thải, rác thải sinh hoạt gây ra. Trong khi đó, sự đầu tư hệ thống thoát nước sinh hoạt trong các KDC vẫn chưa đồng bộ do trước đây vấn đề quy hoạch thoát nước chưa được chú trọng, xử lý các vấn đề nước thải, rác thải trong sinh hoạt vẫn còn nhiều khó khăn.
Có thể thấy, đô thị hóa một mặt làm thu hồi diện tích đất sản xuất NN của người dân, sự tác động của quá trình ĐTH góp phần làm thay đổi cơ cấu SDĐ, một mặt đã góp phần đẩy mạnh các hoạt động cung cấp dịch vụ, buôn bán trong địa bàn và giúp hình thành, phát triển các hoạt động phi NN mới đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của TP, mang lại hiệu quả thiết thực cho đa số người dân như nâng cao thu nhập, thay đổi cách sống, đem lại chất lượng cao về dịch vụ và cũng phù hợp với dân số ngày càng tăng.
Mặt khác, xét trên các yếu tố là nguồn lực đảm bảo sinh kế của người dân, cụ thể là tác động tích cực nhiều hơn tiêu cực đối với thu nhập của người dân. Tuy nhiên, quá trình ĐTH cũng làm nảy sinh một số vấn đề bất cập như làm ảnh hưởng đến sản xuất NN, vấn đề ô nhiễm môi trường gia tăng gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của một bộ phận người dân. Vì vậy, bên cạnh những tác động tích cực từ quá trình ĐTH mang lại, chúng ta cần chú trọng đến công tác xây dựng, quản lý đô thị để hướng tới các yêu cầu về phát triển bền vững nhằm mang lại hiệu quả cao góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nhằm nâng cao hiệu quả của việc phát triển KT-XH theo định hướng CNH, HĐH và ĐTH hiện nay.