4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.4.2. Tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất
3.4.2.1. Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Để hoàn thành kế hoạch phát triển đô thị TP đạt tiêu chuẩn đô thị loại II vào năm 2015, TP tiếp tục phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thực hiện tốt phương án phòng, chống hạn trong sản xuất nông nghiệp và công tác phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi với tổng sản lượng lương thực đạt được trong năm 2014 là 43.800 tấn; tổng đàn gia súc, gia cầm 716.300 con. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn; thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa để tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp, từ đó thực hiện việc xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn Vietgap tại xã Nghĩa Dũng và đảm bảo hoạt động hiệu quả của các hợp tác xã trên địa bàn.
Bên cạnh đó, cần tổ chức mô hình tổ chức hợp tác kinh tế tập thể để khai thác vùng biển, từ đó tăng quy mô các tàu có công suất lớn, tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn nuôi trồng đánh bắt thủy, hải sản với diện tích nuôi trồng 135 ha; có 2.197 chiếc tàu đang khai thác thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn có 27 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản, thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP với kết quả đạt được đã có 12 xã phê duyệt đố án quy hoạch chung và đề án xây dựng nông thôn mới; thực hiện đạt các tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới: xã điểm Tịnh Châu và Tịnh Khê đạt 13/19 tiêu chí, Tịnh Ấn Tây đạt 10 tiêu chí, Nghĩa Phú đạt 8 tiêu chí, Tịnh An và Tịnh Long đạt 7 tiêu chí, Nghĩa An đạt 5 tiêu chí; Tịnh Ấn Đông, Tịnh Thiện và Tịnh Kỳ đạt 4 tiêu chí; Tịnh Hòa đạt 3 tiêu chí; Nghĩa Hà đạt 2 tiêu chí.
60.69 39.14 32.15 64.09 67.67 35.65 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Năm 2006 Năm 2009 Năm 2013
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng cây lâu năm
Đất nuôi trồng thủy sản
ĐVT:%
Biểu đồ 3.8. Cơ cấu các loại đất trong nhóm đất NN tại TP Quảng Ngãi qua các
năm 2006, 2009 và 2013
(Nguồn: [11], [12], [15])
Qua biểu đồ 3.8 cho thấy diện tích các loại đất có thay đổi những không lớn. Cụ thể, đất trồng cây hàng tăng từ 64,09% năm 2006 lên 67,67% năm 2013, tuy năm 2009 diện tích đất trồng cây hàng năm có giảm nhưng không đáng kể, đến năm 2013 thì diện tích đất tăng lại là do chuyển mục đích sử dụng từ các đất lúa và đất trồng cây lâu năm sang; trong khi đó đất trồng cây lâu năm tăng từ 35,65% năm 2009 lên 39,14% năm 2009 là do chuyển từ đất trồng lúa và cây hàng năm sang, nhưng đến năm 2013 thì diện tích đất này giảm xuống còn 32,15% nguyên nhân là do nhu cầu đất ở do quá trình ĐTH tại TP diễn ra nhanh nên chuyển mục đích sử dụng sang đất ở và quy hoạch các KDC.
3.4.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp
Các loại đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu đất phi NN và cũng không có nhiều biến động trong giai đoạn 2006-2013.
34.22 38.27 0.38 18.23 23.57 22.54 33.18 33.04 38.25 42.23 0.39 0.48 4.75 4.58 5.89 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Năm 2006 Năm 2009 Năm 2013
Đất ở
Đất chuyên dùng Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
ĐVT: %
Biểu đồ 3.9. Cơ cấu các loại đất trong nhóm đất phi NN tại TP Quảng Ngãi giai
đoạn năm 2006, 2009 và 2013
(Nguồn: [11], [12], [15])
Đất chuyên dùng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu đất phi NN, cụ thể đất chuyên dùng chiếm 42,23% năm 2006 nhưng đến năm 2013 thì giảm xuống còn 38,27%. Đối với đất tôn giáo – tín ngưỡng thì không thay đổi nhiều qua các năm, cụ thể năm 2006 đất tôn giáo – tín ngưỡng chiếm 0.48 %, đến năm 2013 giảm xuống còn 0.38% so với cơ cấu đất phi nông nghiệp. Đất ở trong giai đoạn này có sự biến động không nhiều, cụ thể đất ở chiếm 33,18 %, đến năm 2014 tăng lên 34,22 % so với cơ cấu đất phi nông nghiệp, tương ứng với diện tích đất ở tăng lên 190,68 ha, chủ yếu là xây dựng các KDC, phục vụ cho các dự án trên địa bàn cũng như nhu cầu đất ở cho người dân, ngoài ra còn tạo quỹ đất đấu giá để tăng ngân sách TP.
3.4.2.3. Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất chưa sử dụng
Như đã phân tích ở bảng biểu số 3.8, diện tích đất chưa sử dụng được khai thác và đưa vào sử dụng cho mục đích phi NN mà chủ yếu là đất có mục đích công cộng với diện tích từ 230,5 ha năm 2006 giảm xuống chỉ còn 22,11 ha năm 2013. Qua đó, có thể thấy việc khai thác diện tích đất chưa sử dụng để phục vụ cho các nhu cầu phát triển KT-XH ở địa phương thực hiện tốt và có hiệu quả.