4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.3. Tác động của đô thị hóa đến kinh tế xã hội của thành phố Quảng Ngãi
3.3.1. Quá trình đô thị hóa tại thành phố Quảng Ngãi
Trong những năm qua, TP Quảng Ngãi có những bước phát triển nhanh: Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế năm sau đều tăng hơn năm trước; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội được tập trung đầu tư làm cho bộ mặt của TP ngày càng đổi mới, khang trang hơn. Đặc biệt trong năm 2014, TP Quảng Ngãi đã thực hiện Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 12/12/2013 của Chính phủ về việc mở rộng địa giới hành chính, thể hiện ngày càng tốt hơn vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, tác động ngày càng lớn đến sự phát triển chung của tỉnh và khu vực Miền Trung và TP phấn đấu đến cuối năm 2015 đạt hết tất cả các tiêu chí để đưa TP Quảng Ngãi lên đô thị loai II. Bên cạnh đó, TP cũng thể hiện rõ những mặt hạn chế như: Quy hoạch chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu về đầu tư phát triển đô thị giữa vùng đô thị trước với khu vực mới sáp nhập; các dự án được đầu tư xây dựng tăng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH của TP. Thể hiện ở một số điểm sau:
- Kinh tế: Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; trong đó: Dịch vụ chiếm 46,39%, Công nghiệp – Xây dựng chiếm 38,66%, Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 14,95% [13].
- Quy mô dân số: Trong những năm qua, với sự tác động của việc phát triển của Khu kinh tế Dung Quất và sự phát triển của TP Quảng Ngãi trên nhiều lĩnh vực. Ngoài tăng dân số tự nhiên của TP, còn có nguyên nhân chủ yếu cho sự gia tăng dân số là do mở rộng địa giới hành chính, đến nay dân số toàn TP là: 260.252 nhân khẩu, tổng số 56.038 hộ, với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,85%. Mật độ dân số toàn TP là 4.048 người/km2 gấp 13 lần mật độ dân số của tỉnh. Sự phân bố dân cư giữa các xã, phường không đồng đều, phường có mật độ dân số lớn nhất là phường Trần Hưng Đạo (15.232 người/km2) và phường Nguyễn Nghiêm (14.165 người /km2) gấp hơn 13 lần so với mật độ dân ở xã Nghĩa Dũng (1.296 người/km2) và Nghĩa Dõng (1.369 người/km2), các phường còn lại có mật độ dân số dao động từ 2.300 - 6.180 người/km2.
- Lao động và việc làm: Theo số liệu thu thập, đến năm 2014 toàn TP có tổng số khoảng 130.278 người trong độ tuổi lao động chiếm 59,36% dân số toàn TP. Lực lượng lao động tham gia trong nền kinh tế quốc dân toàn TP có khoảng 80.600 người. Sau khi tổng hợp và xử lý số liệu thu thập về cơ cấu lao động xã hội thuộc các ngành được thể hiện như sau:
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu dân số TP Quảng Ngãi năm 2014 theo ngành nghề
(Nguồn: [11], [12], [13])
Qua bảng 3.4 cho thấy trong cơ cấu lao động xã hội ngành công nghiệp – xây dựng thu hút khoảng 32,7%; lao động dịch vụ 53%; lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 14,3%. Từ số liệu này phản ánh thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp trong quá trình ĐTH diễn ra khá tốt, tỷ lệ lao động nông nghiệp của TP đã giảm rõ rệt, tình hình cơ cấu lao động là điều kiện thuận lợi cho chủ trương CNH - HĐH của TP Quảng Ngãi, là điểm nhấn để TP phát triển trong tương lai.
- Cơ sở hạ tầng: Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội tiếp tục được đầu tư xây dựng, bộ mặt của TP ngày càng đổi mới, khang trang. Trong những năm qua TP đã tập trung hoàn thành nhiều công trình trọng điểm như dự án đường Ngô Sỹ Liên, đường Lê Thánh Tôn,... tỷ lệ ĐTH đạt 84,62%; nhiều công trình giao thông, trường, trụ sở làm việc của các cơ quan… đã được xây dựng không những mang lại một bộ mặt khang trang cho TP mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Cơ sở văn hóa - thông tin và thể thao: Sự nghiệp văn hóa được phát triển sâu rộng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đã kịp thời tuyên truyền các ngày lễ lớn và tổ chức phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và truyền thanh đạt nhiều kết quả như.
+ Trên địa bàn TP có 05 khu thể thao (Khu thể thao phường Trần Phú, phường Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Nghiêm; sân vận động xã Tịnh Khê; sân vận động phường Trương Quang Trọng) và có 23 sân cỏ nhân tạo (10 xã phường có 11 sân; 13 xã, phường có 25 sân).
+ Hiện nay, trên địa bàn có 34 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, quốc gia (04 di tích cấp quốc gia).
+ Lĩnh vực du lịch có những diễn biến tích cực, số lượng du khách đến TP tăng, ước đạt 81.173 lượt khách, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2013.
14.30%
32.70% 53%
Lao động nông nghiệp
Lao động công nghiệp - xây dựng Lao động dịch vụ
Ngoài ra, hoạt động kinh doanh hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn có chiều hướng phát triển khá. Tuy nhiên, vẫn còn gặp một số khó khăn như chưa đầu tư xây dựng các khu sinh hoạt vui chơi công cộng, cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa còn nhiều lạc hậu so với yêu cầu phát triển của đô thị, hạ tầng du lịch chưa được đầu tư nâng cấp,...
- Cơ sở y tế: Hệ thống cơ sở y tế của TP đã phát triển rộng khắp ở tất cả các xã, phường, 100% trạm y tế xã, phường có bác sĩ, 21/23 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế (02 trạm chưa đạt là Tịnh Ấn Đông, Tịnh An), hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh, chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng lên. Trong đó:
Tuyến tỉnh có: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện lao, Bệnh viện tâm thần, Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm mắt, Trung tâm phòng chống phong và da liễu, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe... với diện tích 13,48 ha. Trong đó, ngày 28/6/2014, Sở Y tế Quảng Ngãi đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Bệnh viện Sản - Nhi và khánh thành Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn . Việc xây dựng Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Quảng Ngãi (với diện tích 2,4 ha), sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân nhằm giảm tải cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng cao.
Hình 3.2.Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi đang xây dựng
Tuyến TP có: Bệnh viện đa khoa TP, Trung tâm y tế dự phòng TP, nhà hộ sinh, đội vệ sinh phòng dịch và 20 trạm y tế đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
đã phát triển rộng khắp ở tất cả các xã, phường. Mạng lưới y tế các cấp được củng cố, kiện toàn. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân có tiến bộ. Hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh, chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng lên. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia; chủ động phòng chống dịch bệnh; thường xuyên thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; khống chế, ngăn ngừa kịp thời dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
- Cơ sở giáo dục - đào tạo:
Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ngành giáo dục - đào tạo của TP trong thời gian qua đã có sự phát triển vượt bậc cả về cơ sở vật chất cũng như chất lượng dạy và học.
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu học tập của xã hội. Từ đó, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh; công tác dạy và học cơ bản được ổn định như đến nay toàn TP có 46/85 trường đạt chuẩn quốc gia, và xây dựng một số trường học mới như trường Tiểu học Nguyễn Nghiêm...Ngoài ra, TP còn có hệ thống trường mầm non, mẫu giáo; trường tiểu học; trường giáo dục trẻ khuyết tật; trường trung học cơ sở; trường phổ thông trung học; các trường cao đẳng và trường đại học đang đóng trên địa bàn.
Hệ thống giáo dục mầm non được củng cố và sửa chữa nâng cấp, đặc biệt đã thành lập mới một số trường mầm non tư thục đáp ứng được yêu cầu các cháu đến trường. Trường lớp được nâng tầng và sửa chữa khang trang đáp ứng được yêu cầu học sinh đến trường, dụng cụ dạy và học đã được chuẩn bị chu đáo phục vụ tốt cho bước vào năm học mới.
Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở được giữ vững. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các bậc học phổ thông từng bước được nâng cao. Công tác khuyến học, khuyến tài ngày càng được chú trọng, Hội khuyến học phát triển đều khắp đến các thôn, tổ dân phố. Các xã, phường đều có trung tâm học tập cộng đồng. Trường trung học phổ thông bán công Lê Trung Đình chuyển thành trường công lập cùng với các trường Trần Quốc Tuấn, Lê Khiết đáp ứng được nhu cầu học tập của con em địa phương sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Trường đại học Phạm Văn Đồng, Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh (cơ sở miền Trung) được xây dựng trên địa bàn tạo điều kiện tốt cho việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh và khu vực miền Trung, Tây Nguyên và TP nói riêng.
Tuy nhiên công tác giáo dục - đào tạo còn có những mặt tồn tại: Quản lý việc dạy thêm, học thêm chưa chặt chẽ, việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia còn chậm, cơ sở vật chất của các xã mới sáp nhập còn yếu kém, ...
- Giao thông: Có QL1A là các tuyến giao thông đầu mối quan trọng đảm bảo gắn kết TP thông suốt từ Bắc đến Nam. Ngoài ra, còn có tuyến đường tỉnh 623C, đường tỉnh 623B, có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua với 1 nhà ga chính.
Giao thông nội thành: Có tổng chiều dài là 266,67 km, trong đó có 150,242 km được láng nhựa và bê tông, đạt 56,3%; đường cấp phối 114,428 km (42,9%). Những năm gần đây, chất lượng đường giao thông TP đã được cải thiện đáng kể. Hầu hết các tuyến nội thị đã được trải nhựa, bê tông hóa, vỉa hè được lát đá hoa, gạch, trồng cây xanh.
Trong những năm qua, TP đã đầu tư xây dựng, nâng cấp và đưa vào sử dụng một số tuyến đường chính như: Bà Triệu - Đinh Tiên Hoàng; Lê Lợi - Nguyễn Trãi; Hai Bà Trưng ... và các tuyến đan xen tạo thành mạng lưới giao thông dày đặc như Chu Văn An mở rộng, Phan Bội Châu nối dài, Trương Định mở rộng, Trương Quang Trọng mở rộng, Phan Đình Phùng (nối dài), Nguyễn Chí Thanh (giai đoạn I), Hoàng Hoa Thám mở rộng, Nguyễn Tự Tân nối dài, Lê Khiết mở rộng, Lê Trung Đình mở rộng, đường nội bộ các KDC Thành Cổ - Núi Bút, khu đê bao sông Trà ....
Thực hiện bê tông ximăng và láng nhựa trên 30km đường, hẻm phố; lát trên 74.000 m2 vỉa hè. Hoàn thiện các đảo giao thông cầu Trà Khúc II, ngã năm Thu Lộ, Ngã năm Mới, Vườn hoa Ba Tơ.
Phối hợp với các Sở, ngành tỉnh đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường Nguyễn Công Phương, Nguyễn Trãi, Trần Quốc Toản, Bàu Giang - Cầu Mới, đường ngoài hàng rào bệnh viện đa khoa tỉnh. Đến nay, TP có 90/143 tuyến đường có tên trong quy hoạch được bê tông ximăng, láng nhựa với tổng chiều dài hơn 78 km và hiện đang hoàn thành tuyến đường bờ Nam sông Trà Khúc kết nối trung tâm TP với các xã Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng, Nghĩa Phú, Nghĩa Hà. Khi tuyến đường bờ Nam sông Trà Khúc thông tuyến nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đô thị TP, định hướng cho TP phát triển theo hướng biển, ngoài ra tuyến đường này còn đóng vai trò là tuyến đê bảo vệ TP vào mùa mưa lũ.
Giao thông ngoại thành: Trong 5 năm qua, các tuyến giao thông nông thôn trên địa bàn 2 xã Nghĩa Dũng và Nghĩa Dõng đã được nâng cấp, mở rộng, nhựa hóa và bê tông xi măng và một số tuyến đường trên địa bà xã mới sáp nhập được đầu tư, cải tạo lai. Trong đó có tuyến đường Dung Quất – Sa Huỳnh đang được hoàn thiện, khi đưa vào sử dụng góp phần lưu thông tuyến trung tâm TP đi các điểm du lịch biển Mỹ Khê được thông thoáng hơn.
Hình 3.4. Đường giao thông Dung Quất – Sa Huỳnh (tuyến Mỹ Khê – Trà Khúc)
Bến xe: Trên địa bàn TP hiện có 2 bến xe khách (nội và ngoại tỉnh), hàng ngày có khoảng 40 - 50 xe với lưu lượng hành khách qua bến khoảng 1.500 khách/ngày
- Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi của TP có tổng chiều dài 46 km, bao gồm kênh N6 dài 11 km; kênh cấp I, II dài 12 km và kênh nội đồng dài 23 km. Diện tích được tưới, tiêu chủ động cho khoảng 70% diện tích đất nông nghiệp (năm 2005) và một số tuyến kênh mương nội đồng ở các xã mới sáp nhập.
+ Hệ thống cấp nước: Nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất của TP chủ yếu được lấy từ nhà máy với công suất 16.000 m3/ngày.đêm. Đường ống phân phối nước tổng chiều dài khoảng 25.000 km. Hầu hết dân cư nội thị được sử dụng nước máy, đạt 90 lít/người/ngày.
+ Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước của TP hiện nay có tổng chiều dài khoảng 35 km, chủ yếu là cống tròn dùng chung để thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt. Lượng nước này được dn về hạ lưu khu Thành Cổ - Núi Bút, đổ vào Hào Thành, Bàu Cả và được thải ra sông Trà Khúc.
+ Công trình năng lượng: Lưới điện cao áp: TP được cấp điện từ nguồn điện lưới điện quốc gia qua 02 trạm biến áp từ những nguồn sau: Trạm biến áp 110/35/10 - 22 KV Núi Bút (65MVA) và Trạm biến áp 35/22/15 KV Quảng Phú (8 MVA).
Lưới điện phân phối (22KV; 15 KV; 0,4 KV): Trong những năm qua, ngành điện đã thực hiện dự án cải tạo và phát triển lưới điện TP được vay từ nguồn vốn ADB
nên lưới điện phân phối được cải tạo tốt, cấp điện tương đối ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân đạt 506 kwh/người/năm.
Hệ thống chiếu sáng công cộng: Đã có trên 95% các đường phố chính được chiếu sáng. Hệ thống chiếu sáng công cộng được đầu tư đúng mức cả trên các tuyến giao thông chính và một số đường hẻm phố, ngõ xóm. Ngoài ra, trên những tuyến đường liên thôn, liên xã mới sáp nhập cũng được TP đầu tư hệ thống chiếu sáng từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
- Bưu chính - viễn thông: Những năm qua, hệ thống viễn thông của TP phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng tốt dịch vụ thông tin liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế. Mạng chuyển mạch trên địa bàn TP có 01 tổng đài HOST NEAX 61 E đặt tại 68 Quang Trung, 2 tổng đài vệ tinh RLU với tổng dung lượng là 19.176 lines. Bên cạnh đó, hệ thống mạng ADSL/SHDSL cung cấp dịch vụ internet gồm 4DSLAM/HUB với 448 cổng. Tổng diện tích đất công trình bưu chính viễn thông toàn TP là 0,88 ha.
3.3.2. Biến động về dân số, lao động
Quá trình ĐTH đã tác động không nhỏ đến đời sống, cơ cấu nhân khẩu và cơ cấu lao động của TP mà chủ yếu là sự giảm dần của số lao động nông nghiệp, tăng số lao động thương mại dịch vụ và xây dựng công nghiệp. Trong khi đó, lao động là yếu