2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.2. Tình hình đôthị hoá ở Việt nam
1.2.2.1. Khái quát chung về thực trạng đô thị hóa ở Việt Nam
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia: môi trường đô thị của Bộ Tài
nguyên Môi trường năm 2016, Việt Nam đã có lịch sử phát triển đô thị từ rất lâu đời.
Đến thập kỷ 90, số lượng đô thị đã lên đến khoảng 500 đô thị. Kể từđó đến nay, số lượng đô thị tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Tính đến tháng 12 năm 2016, cảnước đã
có 795 đô thị, với tỷ lệđô thịhoá đạt 35,2%1, gồm: 02 đô thịđặc biệt (Hà Nội và Tp. HồChí Minh), 17 đô thị loại I trong đócó 03 đô thị loại I trực thuộc TW (Hải Phòng,
Đà Nẵng và Cần Thơ), 25 đô thị loại II, 41 đô thị loại III, 84 đô thị loại IV và 626 đô
thị loại V. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế Giới, Việt Nam đang đô thị hóa nhanh chóng, từđó dẫn tới không gian và dân số tại các đô thịtăng nhanh. Hai thành phố lớn Hà Nội và Tp. HồChí Minh đang phát triển nhanh hơn nhiều so với tất cả các thành phố khác. Trên thực tế, hai thành phố này chi phối phát triển đô thị của cả quốc gia [1]. Theo quy luật khách quan, đô thị hóa phải bắt nguồn từ phát triển nền kinh tế
phi nông nghiệp (công nghiệp, thương mại, dịch vụ…) dần dần thay thế cho nền kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, khác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đô thị
hóa ở Việt Nam có đặc điểm là quá trình đô thị hóa nông thôn thành thành thị, biến đổi các làng, xã nông nghiệp thành các quận, phường của đô thị. Phát triển và tăng trưởng
đô thị ởnước ta nhìn chung là muộn và chậm hơn so với một sốnước trong khu vực. Sự phát triển đô thị không đồng đều giữa các vùng và chênh lệch nhiều giữa các khu vực khác nhau vềđặc điểm địa lý, cụ thểnhư các khu vực đồng bằng, duyên hải phát triển nhanh hơn vùng núi, vùng cao. Hơn nữa, việc quản lý hạ tầng kỹ thuật giữa các bộ ngành không nhất quán, đồng bộ dẫn đến những tác động không nhỏ đến môi
trường, đặc biệt ở các đô thị lớn. Thực trạng chung hiện nay là các đô thịđều bị quá tải, tăng sức ép ở tất cả các mặt hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Hệ thống đô thịnước ta đang phát triển nhanh về sốlượng nhưng chất lượng đô
thị còn thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị trong những năm qua tuy đã
được cải thiện và nâng cấp, thể hiện qua các mặt, như: nhiều tuyến đường, cây cầu
được xây dựng; chất lượng đường đô thị dần được cải thiện; các đô thị loại III trở 2. Quyết định số445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 04 năm 2009 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. lên hầu hết đã có các tuyến đường chính
được nhựa hoá và xây dựng đồng bộ với hệ thống thoát nước, vỉa hè, chiếu sáng và
cây xanh, nhưng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đồng bộ; trình độ và
năng lực quản lý và phát triển đô thị còn thấp so với yêu cầu. Kết cấu hạ tầng đô thị
yếu kém, quá tải không những không tạo điều kiện cho sự phát triển KT - XH đô thị, mà còn làm nảy sinh nhiều áp lực đối với môi trường. Để phát triển đô thị hóa bền
vững, chúng ta cần tiến hành xây dựng các hệ thống hạ tầng đô thị, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật phải đi trước một bước. Trên thực tế, đô thị hóa ởnước ta nhiều nơi, nhiều lúc còn mang tính chủ quan; muốn nhanh chóng tăng dân số đô thị đểđược nâng cấp đô
thị(như nâng cấp đô thị loại V thành loại IV, loại IV thành loại III…) nên đã mở rộng
đô thị bằng cách ghép các làng xã có 100% sản xuất nông nghiệp vào đô thị để tạo
thành các phường mới. Việc này đã tạo ra tình trạng có nhiều làng xã nông nghiệp tồn tại lâu dài trong đô thị và phát sinh các vấn đề rất nan giải đối với xây dựng và phát triển đô thị.
Hình 1.3. Số lượng đô thị Việt Nam từ năm 1990 và dự báo đến năm 2025 [1]
Cùng với sự có mặt của các điểm đô thị trên khắp lãnh thổđất nước, quy mô dân sốđô thịởnước ta liên tục tăng, đặc biệt là từsau năm 2000. Tính đến năm 2016,
dân sốđô thị tại Việt Nam là trên 32 triệu người, chiếm 35,2% dân số cảnước (Biểu
đồ 1.3). Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, quá trình di cư mạnh mẽ vào các vùng đô thị vẫn đang diễn ra không ngừng. Nguyên nhân chính là do hầu hết các nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài vào nước ta đều tập trung ở các trung tâm
đô thị hoặc các KCN lớn đã làm tăng thêm lực hút, lôi cuốn lao động nông thôn ra các thành phố. Dòng di cư từ nông thôn ra thành thị tăng tạo nên sức ép về mọi mặt đối với các đô thị. Với sự gia tăng dân số nhanh chóng, đô thị là nơi tiêu thụ một khối
lượng lớn vềtài nguyên thiên nhiên như nước, năng lượng và các nguyên liệu khác để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Việc phát triển sản xuất, phát triển các trung tâm công nghiệp đã gây ra ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất; hệ thống
giao thông không đáp ứng được nhu cầu đi lại của dân cư… Bên cạnh đó, dân sốđô thị tăng nhanh dẫn đến việc thiếu nhà ở, thiếu nước sinh hoạt, thiếu điều kiện vệsinh, điều kiện y tế… Đây là một trong những nguy cơ đối với cuộc sống của dân cư đô thị.
Hình 1.4. Dân số và tăng trưởng dân số đô thị tại Việt Nam [1]
Đô thịhóa thúc đẩy phát triển kinh tế, đóng vai trò trọng tâm trong tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở nước ta. Các thành phố đã trở thành trung tâm phát triển kinh tế mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, tỷ lệ trung bình tăng trưởng kinh tế
hằng năm tại các khu vực đô thị luôn gấp từ 1,5 - 2 lần tỷ lệ trung bình của cảnước. Các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch tại các thành phố lớn chiếm tỷ lệ khá
cao trong cơ cấu GDP cảnước, khẳng định vai trò đầu tàu trong kinh tế của nước ta. Tỷ
lệ tổng sản phẩm trên địa bàn của 5 thành phố trực thuộc trung ương chiếm trên 50% GDP của cảnước (trong khi dân sốđô thị chỉ chiếm khoảng 40% dân số cảnước). Tổng thu ngân sách khu vực đô thị chiếm trên 70% tổng thu ngân sách toàn quốc.
Hình 1.5. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình của cả nước và thành phố lớn,
1.2.2.2. Định hướng phát triển đô thị tại Việt Nam
Những định hướng phát triển đô thị hiện đại tại Việt Nam Thành phố phát triển và lối sống đô thị lan rộng với nhịp điệu nhanh, tác động mạnh mẽđến mọi lĩnh vực của con người. Việt Nam đang trong quá trình cải tạo và xây dựng các thành phố, thị
xã thành những đô thị hiện đại theo các định hướng sau [33]:
Thứ nhất, đặc điểm quan trọng của giai đoạn đô thị hóa hiện nay là mối quan hệ
chặt chẽ của nó với cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật. Sự phát triển của sản xuất, giao thông vận tải, khoa học kỹ thuật, tạo nên biến đổi cơ bản trong cơ cấu của lực
lượng sản xuất, nâng cao vai trò đặc biệt của khoa học và thông tin xã hội.
Thứhai, xu hướng tăng nhanh dân số thành thị, sự dịch chuyển dân cư từ nông thôn lên thành thị với số lượng tăng đáng kể . Các nghiên cứu đều cho thấy: tiền
lương, thu nhập, việc làm, mức độ thất nghiệp…của thành thịđều ảnh hưởng đến việc
đưa ra quyết định di cư của người dân. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân phi kinh tế,
như: vấn đề chất lượng cuộc sống, những người di dân muốn có cuộc sống tốt hơn
thông qua cuộc sống ở thành thị, nơi có ánh đèn rực rỡ của thành phố, nơi đó có các phương tiện giao thông, phương tiện thông tin đại chúng… được hiện đại hóa, nơi có
hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ phát triển; vấn đề về phong tục tập quán và các nhân tố
xã hội khác cũng tác động sâu sắc tới quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị. Thứ ba, lao động phi nông nghiệp ở đô thị hết sức đa dạng và phong phú về
nghề nghiệp. Phân công lao động đạt đến trình độcao. Đặc biệt nó là tiền đề làm tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy một nghề mới xuất hiện và ngày càng đóng vai
trò cốt tử trong đời sống đô thị, đó là nghề dịch vụ. Thịtrường đô thị là một hệ thống hoặc địa điểm, mà ởđó diễn ra việc mua bán , trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Những thị trường chủ yếu của đô thị bao gồm: thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường dịch vụ, thịtrường tài chính… Kinh tế thị trường làm thay đổi thái độ đối với
lao động: phải vươn ra thị trường, phải kiếm được việc làm, phải có thu nhập, không trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước, cứu trợ của xã hội.
Thứ tư, do phân công lao động cao, cuộc sống ở đô thị không thể tự cung tự
cấp. Lối sống đô thị, nhất là các đô thị hiện đại là lối sống phụ thuộc vào các dịch vụ
công, từ nhà ởđến đi lại, học tập chữa bệnh, thông tin, giải trí…thậm chí đến cảchăm sóc người già, tâm tình với người cô đơn, tìm bạn, tìm người yêu… Không chỉ phụ
thuộc vào hệ thống dịch vụ, dần dà con người đô thị cũng điều chỉnh lối sống của họ
theo nếp đó. Thực ra, đó chính là sự chuyên môn hoá, nguyên nhân và cũng là hậu quả
của hệ thống dịch vụ công cộng ởđô thị. Môi trường đô thịlà môi trường nhân tạo, có nhiều tiện ích hơn, thuận lợi hơn cho con người trong cuộc sống, học tập và làm việc.
Nhưng, cũng chật chội và tù túng hơn. Đặc biệt môi trường nhân tạo đòi hỏi con người phải có ý thức, kiến thức và kỹnăng sống cao hơn.
Thứnăm, ở đô thị có sự phân tầng xã hội, sự phân hoá về xuất thân, vềđịa vị
kinh tế - xã hội, trình độ học vấn, chuyên môn, sự phân hoá về lối sống. Sự phân hoá này bộc lộ rõ nét qua thời trang, nhà ở, phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn, phạm vi giao tiếp, cả cách giao tiếp, ngôn ngữứng xử…Đặc biệt sự phân hoá này thể
hịên rõ và cao nhất ở hiện tượng cư trú tách biệt theo các mô hình sinh thái đô thị. Thứ sáu, văn hoá đô thị là một phức hợp văn hoá bác học, văn hoá dân gian và văn hoá đại chúng. Đô thị là nơi nhiều dòng người vềđây tụ cư, mỗi dòng người như
vậy mang theo những đặc sắc riêng về văn hoá dân gian của mình nên không thể nói loại hình nào đóng vai trò chủ đạo, hoặc đặc trưng cho văn hoá đô thị. Bên cạnh đó
nền dân trí ở đô thị nhìn chung cũng cao hơn ở nông thôn, đô thị lại là nơi tập trung với mật độ cao các tổ chức văn hoá, khoa học, giáo dục, đội ngũ tri thức, văn nghệ sỹ.
Môi trường và thịtrường cho sáng tạo văn hoá bác học đều rất thuận lợi cho loại hình
văn hoá này phát triển.
Thứ bảy, trong tổ chức đời sống văn hóa người dân đô thị đã dần hình thành
được ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công dân và ý thức cá nhân. Những khái niệm
như họ hàng, láng giềng, phường…không nhiều ý nghĩa, như những khái niệm tương
tự ởnông thôn. Con người sống trong đô thịthường không biết, hoặc không cần biết
nhau, đúng hơn họ chỉ biết nhau với tư cách là những công dân, hoặc những vai trò bổn phận xã hội mà họđang mang vác từđó yếu tố tình cảm không còn chi phối chính mà yếu tố lý trí, pháp luật, thịtrường mới là quyết định.