Các giải pháp nâng cao sinh kế của người dântrên địa bàn huyện Trảng Bom

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 97 - 100)

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.5.2. Các giải pháp nâng cao sinh kế của người dântrên địa bàn huyện Trảng Bom

Trảng Bom

- Các cơ quan chức năng cần phải có những chính sách đồng bộđể hỗ trợ những

nhóm người có thu nhập thấp chuyển đổi nghề nghiệp và định hướng tạo điều kiện cho các hộnày vươn lên trong cuộc sống tiếp cận khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm phát triển kinh tế hộgia đình trên địa bàn.

- Cần giải quyết cho được bài toán về quyền lợi của những hộgia đình có đất bị

thu hồi trong điều kiện nguồn ngân sách hạn hẹp, đảm bảo tiền đền bủđủ trang trải và tạo lập cho cuộc sống mới để mang lại sựđồng thuận cao nhất cho các hộdân có đất bị

thu hồi, tạo điều kiện cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thịhóa trên địa bàn phát triển mạnh mẽ và bền vững.

- Các nhà hoạch định chính sách xem xét, đưa ra các cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo phát triển nghề nghiệp, giúp những hộ gia đình có đất bị thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp thành công, hỗ trợ cho từng nhóm đối tượng cụ thể khi tiến hành thu hồi

đất, mang lại hiệu quả thiết thực và có được sựđồng thuận tốt hơn của những hộ gia

trí các khu tái định cư cho các hộ bị thu hồi đất thuận lợi hơn cho việc kinh doanh, buôn bán bên cạnh việc mởra các trường đào tạo, các khóa đào tạo nghề ngắn hạn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, đưa những mô hình sản xuất, mô hình kinh doanh, cung cách làm ăn mới và hướng dẫn người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất là rất quan trọng. Do đó, chính quyền địa phương huyện Trảng Bom nên tổ chức các khóa tập huấn tham quan các mô hình sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để từđó phát triển nhân rộng các mô hình làm kinh tế

giỏi để phát triển kinh tếgia đình, đưa ra các khuyến nghịvà định hướng sản xuất, dự

báo nhu cầu của thị trường, hỗ trợ người dân tìm đầu ra cho việc tiêu thụ sản phẩm, phát triển những mô hình sản xuất nông nghiệp xanh và sạch, hướng dẫn người dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, tăng cường mối liên kết với thành phố Hồ

Chí Minh và thành phố Biên Hòa để tạo đầu ra cho sản phẩm, phát huy lợi thế cạnh tranh, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, trồng các loại trái cây đặc sản phù hợp với chất đất thổ nhưỡng tại địa phương như: Măng cụt, Sầu Riêng, Chôm chôm,...cung cấp cho các thị trường tiêu thu lớn như thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hòa. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân có đất bị thu hồi phát triển kinh tế hộgia đình một cách bền vững và bắt kịp với tốc độ sự phát triển chung của đô thịtrên địa bàn. Để các hộdân có đất bị thu hồi không bị bần cùng hóa, không trở thành gánh nặng cho sự phát triển của đô thị. Đây cũng là vấn đề rất đáng được chính quyền đô thị mới cần quan tâm, để có được những giải pháp đúng đắn trong thời gian sắp tới khi tốc độ đô thị hóa trên địa bàn đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay.

- Trong quá trình đô thị hóa và thực thi những chính sách trên địa bàn để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát huy những mặt tích cực của quá trình đô thịhóa để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thì chính quyền địa phương cũng cần qua tâm nhiều

hơn đến việc thực thị các chính sách xã hội, nhằm đảm bảo công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội tốt hơn, có những chính sách đào tạo nghề phù hợp cho các đối tượng nghèo, có trình độ thấp, công việc không ổn định. Vì đây chính là những hộcó nguy cơ bị bần cùng hóa, nghèo hóa và bị đẩy vào sống trong những khu “ổ chuột” trong quá trình đô thịhóa. Và là nơi dễ phát sinh những tệ nạn xã hội, có nguy cơ gây lên những bất ổn trong xã hội. Do vậy, cần sự chung tay của cả hệ thống chính trịđể góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và quá trình đô thịhóa trên địa bàn.

- Như vậy có thể thấy rằng, bên cạnh những mặt tích cực của quá trình đô thị hóa mang lại, thì cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và bất ổn, đòi hỏi phải có sự chung tay của toàn xã hội, tìm ra các giải pháp căn cơ, quyết liệt của cả hệ thống chính trịđảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương một cách bền vững trong quá trình đô thị

những giải pháp đồng bộ, quản lý chặt chẽ vềmôi trường đô thị. Cần đưa ra các chế tài

đủ mạnh và có sức răn đe đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn một cách bền vững. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước bên cạnh việc cần phải quan tâm các chính sách khuyến khích việc đầu tư cho lĩnh vực nhà ở xã hội, các chính sách cho vay, thế chấp, tín chấp cho việc mua nhà và xét duyệt nhà cho đúng đối tượng là người công nhân, nhân viên trong các nhà máy, khu công nghiệp; Cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ công tác xây dựng trên địa bàn từng xã, thị trấn. Áp dụng cơ chếngười đứng

đầu phải chịu trách nhiệm về việc quản lý xây dựng trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ

công tác chuyển mục đích trên địa bàn theo đúng quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng chi tiết của huyện Trảng Bom, để tăng nguồn thu tài chính vềđất đai, tiến

hành bán đấu giá quyền sử dụng đất đối với những khu đất công sử dụng sai mục đích

hoặc sử dụng kém hiệu quả, đất do các nông lâm trường quản lý. Đồng thời, phải có giải pháp chỉ đạo quyết liệt trong việc xây dựng, điều chỉnh đồng bộ các loại bản đồ

quy hoạch trên địa bàn, trên cơ sở xem xét toàn diện tính khả thi của từng chỉ tiêu quy hoạch và của từng dự án. Kiên quyết loại bỏ những dự án không khả thi, những

phương án quy hoạch không phù hợp, hạn chế những kẽ hở trong quản lý quy hoạch

trên địa bàn. Tăng cường phổ biến rộng rãi quy hoạch trên địa bàn bằng phần mềm DNAILIS, lắng nghe tiếng nói phản biện, kiểm tra, giám sát của nhân dân về các nội dung và chỉ tiêu quy hoạch trên địa bàn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 97 - 100)