Ảnh hưởng của đôthị hóa đến nguồn lực tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 73 - 77)

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.3.1. Ảnh hưởng của đôthị hóa đến nguồn lực tự nhiên

3.3.1.1. Biến động s dụng đất

Theo số liệu thống kê đất đai của huyện Trảng Bom, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện đến ngày 31/12/2016 là: 32.541,2 ha, được chia ra: đất nông nghiệp có 25.747,9 ha chiếm 79,12%, đất phi nông nghiệp 6.793,3 ha, chiếm 20,88% diện tích

đất tự nhiên toàn huyện.

6

Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc Phân loại đô thị; và Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc Phân loại đô thị.

Hình 3.3. Cơ cấu đất đai huyện Trảng Bom năm 2016

Trong đó sự biến động đối với từng loại đất như sau:

Bng 3.10. Biến động đất đai theo mục đích sử dụng đất Đơn vị tính: ha Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2016 So với năm 2015 Diện tích Tăng (+); Giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 32.541,2 32.541,2 0,00 I. Đất nông nghiệp 25.747,9 25.798,8 -50,95 1. Đất sản xuất nông nghiệp 22.785,1 22.826,8 -41,71 2. Đất lâm nghiệp 1.473,0 1.485,3 -12,32 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.000,0 1.000,1 -0,09 4. Đất nông nghiệp khác 489,9 486,7 3,17

II. Đất phi nông nghiệp 6.793,3 6.742,4 50,95

1. Đất ở 1.960,8 1.933,9 26,94

2. Đất chuyên dùng 3.586,7 3.562,6 24,12

3. Đất cơ sở tôn giáo 67,9 67,9 0,00

4. Đất cơ sởtín ngưỡng 1,9 1,9 0,00

5. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 82,0 82,1 -0,04

6. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 246,3 246,3 -0,07

7. Đất có mặt nước chuyên dùng 847,6 847,6 0,00

8. Đất phi nông nghiệp khác 0,0 0,0 0,00

a. Đất nông nghiệp

So với năm 2015, diện tích đất nông nghiệp giảm 50,95 ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp. Trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp: diện tích 22.785,1 ha giảm 41,71 ha so với năm

2015, chủ yếu do chuyển sang đất ởvà đất chuyên dùng. Cụ thể:

+ Đất trồng cây hàng năm: diện tích 5.033,1 ha giảm 25,86 ha do chuyển sang

đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thịvà đất chuyên dùng.

+ Đất trồng cây lâu năm: diện tích 17.752,0 ha giảm 15,85 ha, toàn bộ diện tích giảm do chuyển sang đất ởvà đất chuyên dùng.

- Đất lâm nghiệp: diện tích 1.473,0 ha giảm 12,32 ha do chuyển sang đất ở và

đất chuyên dùng.

- Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích 1.000,0 ha giảm 0,99 ha do chuyển sang

đất ởvà đất chuyên dùng.

- Đất nông nghiệp khác: diện tích 489,9 ha, tăng 3,17 ha so với năm 2015.

b. Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2016 tăng 50,95 ha so với năm 2015. Trong đó:

+ Đất ở: diện tích 1.960,8 ha, tăng 26,94 ha so với năm 2015 được chuyển qua từđất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản.

+ Đất chuyên dùng: diện tích3.586,7 ha tăng 24,12 ha chủ yếu được chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp.

+ Đất cơ sở tôn giáo: diện tích 67,9 ha ổn định so với năm 2015.

+ Đất cơ sở, tín ngưỡng: diện tích 1,9 ha ổn định so với năm 2015. + Đất nghĩa trang, nghĩa địa: diện tích 82,02 ha giảm 0,04ha so với năm 2015. + Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: diện tích 246,26 ha giảm 0,07 ha so với

năm 2015.

+ Đất có mặt nước chuyên dùng: diện tích 847,6 ha ổn định so với năm 2015.

c. Đất chưa sử dụng:

Không có loại đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện.

Nhận xét:

Nhìn chung, biến động đất đai trên địa bàn huyện trong năm 2016 là phù hợp với xu thế sử dụng đất tại địa phương, đồng thời phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa của huyện. Trong đó:

- Đất nông nghiệp giảm so với năm 2015, phần diện tích giảm chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy do chuyển sang đất ở và

đất chuyên dùng.

- Đất phi nông nghiệp tăng so với năm 2015, tăng chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng.

3.3.1.2. Thay đổi diện tích đất nông nghiệp trước và sau thu hi

Đất sản xuất nông nghiệp là nguồn vốn tự nhiên rất quan trọng đối với sinh kế

của người dân. Sựthay đổi về diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong quá trình đô thị

hóa của các hộ thu thập số liệu được trình bày qua bảng 3.26.

Bng 3.11. Tình hình thu hồi đất của nhóm đối tượng điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1. Tổng diện tích đất bị thu hồi m2 3.473.769

2. Bình quân diện tích đất bị thu hồi/hộ m2/hộ 19.515

3. DT đất của hộ bị thu hồi nhiều nhất m2 106.559

4. DT đất của hộ bị thu hồi nhiều nhất m2 124

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Kết quả bảng 4.11 cho thấy, diện tích thu hồi phổ biến nhất dao động trên dưới 19.515 m2/hộ, đây là một con số khá lớn phản ánh mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng

đến thực trạng an ninh lương thực của người dân trong khu vực. Diện tích thu hồi không tập trung ở mức phổ biến mà chúng phân bố không đồng đều (diện tích của hộ

bị thu hồi nhiều nhất là 106.559 m2, hộ thấp nhất là 124 m2).

Bình quân diện tích đất nông nghiệp sau thu hồi đất của các nhóm hộ giảm, dẫn

đến bình quân diện tích đất nông nghiệp trên lao động nông nghiệp giảm đáng kể trong

các nhóm. Trong đó đặc biệt là nhóm 1 sau khi thu hồi trên 70%diện tích đất nông nghiệp thì phương tiện sinh kếcho các lao động nông nghiệp là rất khó khăn, đây thực sự là một cú sốc lớn đối với họ(Hình 3.13). Kết quả thống kê từ phiếu điều tra cho thấy, diện tích đất nông nghiệp trung bình của Nhóm 1 giảm mạnh khi bị thu hồi từ

905,27m2/hộ xuống 0,0m2/hộ; Nhóm 2 giảm từ 773,18m2/hộ xuống 419,73m2/hộ; Nhóm 3 giảm từ 674,29m2/hộ xuống 429,05m2/hộ.Điều này cho thấy việc sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ giảm đáng kể.

Hình 3.4. Bình quân diện tích đất nông nghiệp/hộ (m2/hộ)trước và sau thu hồi đất

Hiện tại, trên địa bàn huyện Trảng Bom nói chung và khu vực điều tra nói riêng gần như không có dự án nào dùng quỹđất dự trữđể bồi thường, nên khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án thì phương thức bồi thường được thực hiện bằng tiền mặt. Cùng với bồi thường hay hỗ trợ thiệt hại, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cũng được thực hiện bằng tiền. Mặt khác đa sốngười dân đều muốn được bồi thường hay hỗ

trợ bằng hình thức này, vì với người nông dân có một khoản tiền mặt lớn là ước mơ

của họ. Do vậy đại đa số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đều được bồi thường và hỗ trợ

bằng tiền.

Như vậy, nguồn vốn tựnhiên được chuyển thành nguồn vốn tài chính. Trước đây đất đai là phương tiện tạo sinh kế quan trọng của hộ nông dân, nay chuyển thành một khoản tiền nhất định một mặt giúp người dân có tiền chi trảthêm cho đời sống nhưng

mặt khác khi đất nông nghiệp bị thu hồi, phương thức kiếm sống của người dân bịảnh

hưởng nghiêm trọng.Tất cả sự thay đổi này đều liên quan đến vấn đề sinh kế người

dân, đặc biệt liên quan đến sự thay đổi đối của các nguồn vốn khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 73 - 77)