Đánh giá mức độ đôthị hóa tại huyện Trảng Bom

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 54 - 73)

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.2.2. Đánh giá mức độ đôthị hóa tại huyện Trảng Bom

Có thể nói, với đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ VI vào tháng 12 năm 1986, đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong lịch sử dân tộc, kinh tế - xã hội bắt đầu phát triển đi lên, tác động trực tiếp

đến các đô thị, tạo nên sự bùng nổđô thị hóa trên toàn quốc, thể hiện trên cả hai mặt: chất lượng và số lượng. Không nằm ngoài xu hướng phát triển của đô thị Việt Nam, trong những năm gần đây, diện tích đô thị của huyện Trảng Bom liên tục mở rộng với tốc độ đô thị hóa cao, diện mạo đô thị ngày một khang trang với hệ thống kết cấu hạ

tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội được đầu tư cả về sốlượng lẫn chất lượng, đem lại cho huyện Trảng Bom một tầm vóc mới cả về không gian lẫn chất lượng đô thị [23].

Căn cứvào nhóm tiêu chí đã được đề cập ở mục 1.1.2.3. Các tiêu chí xác định mức độđô thị hóa phần tổng quan các vấn đề nghiên cứu [10], mức độđô thị hóa trên

3.2.2.1 Nhóm tiêu chí phát trin kinh tếđô thị

Bng 3.2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn

Hạng mục ĐVT 2005 2010 2014 2015 T.độ tăng bq (%) 2006- 2010 2011- 2015

1. Giá trị sản xuất (Theo giá so sánh 1994) tỷđồng 4.750 14.134 24.204 27.655 24,4 14,4 - Nông lâm ngư nghiệp 610 845 1.014 1.059 6,7 4,6 - Công nghiệp-xây dựng 3.250 10.970 18.894 21.646 27,5 14,6

- Dịch vụ 889 2.320 4.297 4.950 21,1 16,4

2. Giá trị sản xuất (Theo giá so sánh 2010) tỷđồng - 41.215 69.612 79.416 - 14,0 - Nông lâm ngư nghiệp - 2.690 3.201 3.361 - 4,6 - Công nghiệp-xây dựng - 34.003 58.126 66.527 - 14,4

- Dịch vụ - 4.523 8.285 9.528 - 16,1

3. Giá trịtăng thêm (Theo giá hiện hành) tỷđồng 2.907 8.795 17.004 19.651

4. Cơ cấu kinh tế (Theo giá hiện hành) % 100 100 100 100 - Nông lâm ngư nghiệp 17,9 8,4 6,4 5,8 - Công nghiệp-xây dựng 62,9 70,1 68,7 68,9

- Dịch vụ 19,2 21,5 25,0 25,2

5. VA b/q người (Theo giá hiện hành) tr.đồng 13,6 34,8 58,8 66,5

6. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỷđồng 141 282 392 370

7. Chi ngân sách nhà nước tỷđồng 176 370 646 672

Nguồn: Chi cục Thống kê

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn và thuận lợi đan xen nhau, bằng những chủ trương, giải pháp phát triển kết hợp với những nỗ lực của nhân dân, Đảng bộ và chính quyền các cấp nên kinh tế - xã hội của huyện Trảng Bom đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt. Nền kinh tế tiếp tục đạt tốc

độtăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, thu ngân sách và thu hút đầu tư đạt kết quả khả quan, kết cấu hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện; quốc phòng - an ninh được giữ vững.

- Tổng giá trị sản xuất (GO) trên địa bàn huyện Trảng Bom (theo giá so sánh

2010) đạt 41.215 tỷđồng vào năm 2010 và đạt 79.416 tỷđồng vào năm 2015. Nhịp độ

tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,0%/năm giai đoạn 2011-2015. Trong đó, sản xuất nông nghiệp dù gặp khó khăn về thời tiết, bệnh dịch nhưng vẫn đạt 4,6%/năm giai đoạn 2011-2015, là kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sử dụng giống cho

năng suất, chất lượng cao, đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng khoa học và công nghệ

vào sản xuất. Còn khu vực phi nông nghiệp có tốc độtăng trưởng nhanh, bằng 1,04 lần so với mức tăng chung của nền kinh tế.

- Giá trị tăng thêm bình quân đầu người trên địa bàn huyện Trảng Bom (theo giá hiện hành) đạt 34,8 triệu đồng vào năm 2010 (bằng 2,6 lần so với năm 2005) và đạt 66,5 triệu đồng vào năm 2015 (bằng 1,9 lần so với năm 2005).

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với chủtrương phát triển, tạo thêm nhiều việc làm mới và tăng năng suất lao động qua đó tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp trong tổng giá trịtăng thêm. Theo đó, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp từ17,9% vào năm 2005 xuống 9,1%

vào năm 2010 và còn 5,8% vào năm 2015; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng từ 62,9% vào năm 2005 tăng lên đạt 69,4% vào năm 2010 và đạt 68,9% vào năm 2015; tỷ

trọng khu vực dịch vụ từ19,2% vào năm 2005 tăng lên 21,5% vào năm 2010 và 25,2% vào năm 2015 trong tổng giá trị tăng thêm. Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế của địa

phương là công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - nông lâm ngư nghiệp.

3.2.2.2 Nhóm tiêu chí dân svà lao động đô thị

* Dân s và phân bdân cư

Dân số trung bình trên địa bàn huyện Trảng Bom có xu hướng tăng qua các năm. Dân số trung bình có 257.338 người vào năm 2010 và 295.703 người vào năm

2015. Quy mô dân số trên địa bàn Huyện xếp vị trí thứ2/11 địa phương của Tỉnh, chỉ

sau thành phố Biên Hòa; chiếm khoảng 10,1% trong tổng dân số của tỉnh Đồng Nai. Tỷ lệ dân sốđô thị của huyện khoảng 8,0%, thấp hơn mức chung của toàn Tỉnh (32- 35%) và thuộc nhóm địa phương có tỷ lệ dân sốđô thị thấp trong Tỉnh.

Tốc độ tăng dân số trên địa bàn đạt khá cao, bình quân đạt 3,74%/năm trong giai đoạn 2006-2010 và 2,82%/năm giai đoạn 2011-2015. Trong đó, tỷ lệ tăng dân số

tựnhiên có xu hướng giảm, từ1,41% vào năm 2005 xuống còn 1,12% vào năm 2010 và 1,08% vào năm 2015 (của toàn tỉnh Đồng Nai là 1,10% vào năm 2015). Tỷ lệ tăng

dân sốcơ học cao hơn tỷ lệ tăng dân số tự nhiên. Dân số cơ học tăng chủ yếu do thu

hút lao động từcác địa phương khác đến làm việc ở các khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Dân số tăng nhanh đặt ra thách thức đối với chính quyền địa phương trong

Cộng đồng dân cư trên địa bàn bao gồm nhiều thành phần dân tộc. Trong

đó, dân tộc Kinh chiếm 87,6%, dân tộc Hoa chiếm 8,1% và còn lại là các dân tộc

ít người khác. Bản sắc văn hóa của cộng đồng khá đa dạng, có nhiều tôn giáo,

tín ngưỡng. Trong đó, đạo Công giáo chiếm 46,5%, đạo Phật giáo chiếm 11,5% và không tôn giáo chiếm 41,6%.

Mật độ dân số trên địa bàn huyện Trảng Bom cao hơn mức chung của toàn tỉnh Đồng Nai và chỉ thấp hơn so với thành phố Biên Hòa. Mật độ dân số trên địa bàn huyện có 795 người/km2 vào năm 2010 và đạt 908 người/km2 vào năm 2015. Trong đó, thị trấn Trảng Bom và các xã Hố Nai 3, Bắc Sơn, Quảng Tiến, Bình

Minh, Đông Hòa có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số chung của toàn huyện.

Bng 3.3. Mật độ dân số trên địa bàn Huyện

Hạng mục Diện tích tự nhiên (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) 2010 2015 2010 2015 Toàn huyện 325,41 257.338 295.703 795 908 Thị trấn Trảng Bom 9,31 20.244 23.559 2.174 2.531 Xã Cây Gáo 17,36 10.069 11.173 591 644 Xã Thanh Bình 29,19 11.693 12.866 428 441 Xã Sông Trầu 42,96 20.905 24.351 485 567 Xã Đồi 61 25,76 9.928 11.274 386 438 Xã An Viễn 22,12 5.948 6.873 269 311 Xã Bàu Hàm 22,48 9.687 10.704 431 476 Xã Sông Thao 26,49 10.465 11.462 398 433 Xã Hưng Thịnh 16,96 8.960 10.103 526 596 Xã Đông Hòa 11,32 10.733 12.283 939 1.085 Xã Trung Hòa 14,94 11.485 12.947 760 867 Xã Tây Hòa 14,73 11.629 13.572 786 922 Xã Quảng Tiến 7,10 13.138 14.932 1.850 2.103 Xã Bình Minh 14,47 20.042 23.078 1.385 1.595 Xã Giang Điền 8,93 5.647 6.526 632 731 Xã Bắc Sơn 22,21 41.441 48.778 1.855 2.196 Xã Hố Nai 3 19,08 35.324 41.122 1.857 2.155

* Lao động đô thị

Nguồn lao động trên địa bàn huyện Trảng Bom có quy mô tương đối lớn. Số người trong độ tuổi lao động có 186.055 người vào năm 2010 và có 201.078 người vào

năm 2015. Tốc độ tăng nguồn lao động bình quân 5,65%/năm trong giai đoạn 2006-

2010 và 1,57%/năm trong giai đoạn 2011-2015. Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội có 144.256 người vào năm 2010 và có 159.964 người

vào năm 2015. Tốc độ tăng lao động trên địa bàn bình quân 6,89%/năm trong giai đoạn 2006-2010 và 2,09%/năm trong giai đoạn 2011-2015.

Cơ cấu sử dụng lao động từng bước đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng

tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành phi nông nghiệp, đồng thời giảm tỷ

trọng lao động trong các ngành nông nghiệp. Đến năm 2010, lao động làm việc trong các ngành phi nông nghiệp chiếm 82,3% và lao động nông nghiệp chỉ chiếm 17,7% trong tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đến năm 2015, lao động làm việc trong các ngành phi nông nghiệp chiếm

84,5% và lao động nông nghiệp chỉ chiếm 15,5% trong tổng sốlao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội trên địa bàn. Trong đó, lao động làm việc trong khu vực sản xuất công nghiệp là chủ yếu, chiếm 56,8% trong tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội vào năm 2010 và 58,1% vào năm 2015.

Chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung có sự chuyển biến tích cực. Trình

độ tay nghề của lao động từng bước được nâng cao. Đến năm 2010, tỷ lệlao động

qua đào tạo trên địa bàn đạt 55,0% (của Tỉnh là 53,0%); trong đó, tỷ lệ đào tạo nghề đạt 48,0% (của Tỉnh là 42,7%). Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo

trên địa bàn đạt 66,0% (của Tỉnh là trên 65%).

Nhìn chung, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch phù hợp với cơ cấu kinh tế trên

địa bàn. Lao động di chuyển từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có

năng suất cao và nâng cao năng suất lao động của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, do chất

lượng nguồn nhân lực còn hạn chế (thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật

chuyên sâu, lao động quản lý, lao động vững tay nghề, lao động có trình độ ngoại ngữ, tin học, tác phong công nghiệp, v.v...), chưa kết gắn chặt với nhu cầu của thịtrường và thu hút được lao động có trình độ cao nên chưa thật sự là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bng 3.4. Tình hình lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội trên địa bàn Hạng mục ĐVT 2005 2010 2014 2015 T.đ tăng b/q (%) 2006 -2010 2011 -2015

1. Dân số trung bình người 214.196 257.338 289.338 295.703 3,74 2,82

Tỷ lệ s/v dsố Tỉnh % 9,5 10,0 10,2 10,2

- Tỷ lệtăng tự nhiên % 1,41 1,12 1,09 1,08 - Tỷ lệtăng cơ học % 1,66 2,50 1,11 1,12

2. Dân sốđô thị người 16.753 20.540 23.041 23.559 4,16 2,78

So với dân số % 7,8 8,0 8,0 8,0

3. Sốngười trong độ tuổi lao động người 141.369 186.055 19.8196 201.078 5,65 1,57

So với dân số % 66,0 72,3 68,5 68,0

4. Lao động đang làm việc người 103.362 144.256 157.682 159.964 6,89 2,09

So với dân số trong độ tuổi % 73,1 77,5 79,6 79,6

Tổng cộng % 100 100 100 100

- Nông lâm ngư nghiệp người 37.104 25.573 25.132 24.796 -7,17 -0,62

Tỷ lệ % 35,9 17,7 15,9 15,5

- Công nghiệp-xây dựng người 40.488 86.515 96.666 98.760 16,40 2,68

Tỷ lệ % 39,2 60,0 61,3 61,7

- Dịch vụ người 25.770 32.168 35.884 36.408 4,54 2,51

Tỷ lệ % 24,9 22,3 22,8 22,8

5. Năng suất lao động (giá hiện hành) tr.đ 28,1 62,1 107,8 122,8

3.2.2.3 Nhóm tiêu chí nhà đô thị

* Thc trng v din tích nhà

Theo số liệu tổng hợp từ các xã và thị trấn tính đến 31/12/2015, tổng sốcăn nhà ở trên địa bàn toàn huyện Trảng Bom là 72.685 căn với tổng diện tích nhà ở là 6.411.683 m2 sàn. Diện tích sàn nhà ở bình quân trên toàn huyện là 21,7 m2sàn/người. Thị trấn Trảng Bom là đơn vị có diện tích nhà ở bình quân đầu người cao nhất với 27,6 m2/người, xã Bàu Hàm là đơn vị có diện tích sàn nhà ở bình quân thấp nhất với 15,5 m2/người.

Theo số liệu từ Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đồng Nai đến năm 2020,

tổng diện tích nhà ở huyện Trảng Bom tại thời điểm năm 2013 là 5.763.853 m2 sàn; diện tích nhà ở bình quân là 20,5 m2sàn/người. So sánh với hiện trạng của năm 2015

thì sau 2 năm tổng diện tích nhà ở của huyện đã tăng thêm 647.830 m2 sàn; diện tích nhà ở bình quân đầu người tăng thêm 1,2 m2sàn/người. Có thể thấy tốc độ tăng của tổng diện tích nhà ở và diện tích nhà ở bình quân của huyện Trảng Bom đang diễn ra rất nhanh, một phần là do nhu cầu cải thiện chỗ ở của người dân; phần khác do tình trạng tăng dân cơ học làm gia tăng nhu cầu nhà ở của huyện.

Hình 3.2. Tổng diện tích nhà ở huyện Trảng Bom theo cac năm 2013 và 2015 (m2)

* Thc trng v chất lượng nhà

Nhà ở là một loại công trình xây dựng được dùng đểở và sinh hoạt của hộ dân

cư, gồm 3 bộ phận: cột, mái, tường. Tiêu chí phân loại nhà ở trong Tổng điều tra dân sốnăm 2009 quy định vật liệu bền chắc đối với ba kết cấu chính: (1) Cột làm bằng các loại vật liệu: bê tông cốt thép, gạch/đá, sắt/thép/gỗ bền chắc; (2) Mái làm bằng các loại vật liệu: bê tông cốt thép, ngói (xi măng, đất nung); (3) Tường bao che làm bằng các loại vật liệu: bê tông cốt thép, gạch/đá, gỗ/kim loại. Tùy điều kiện thực tế tại địa

phương, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương. Theo đó: Nhà kiên cố là nhà có cả ba kết cấu chính đều được làm bằng vật liệu bền chắc; nhà bán kiên cố là nhà có hai trong ba kết cấu chính được làm bằng vật liệu bền chắc.

Qua tổng hợp số liệu báo cáo, tính đến hết 31/12/2015 toàn huyện hiện có

72.685 căn nhà, trong đó: 4.551 căn nhà ở kiên cố (chiếm tỉ lệ6,26%); 67.100 căn nhà ở bán kiên cố (chiếm tỉ lệ92,32%); 1.033 căn nhà ở thiếu kiên cố (chiếm tỉ lệ 1,42%) và không còn nhà ởđơn sơ.

Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố tại hầu hết các xã, thị

trấn đều ở mức rất cao (trên 90%). So sánh số liệu giữa các năm ta thấy rằng chất

lượng nhà ở trong thời gian qua đã được cải thiện và nâng cao, cụ thể tỷ lệ nhà ở

kiên cố, bán kiên cố đều tăng nhanh, trong khi nhà ởđơn sơ đã được xóa bỏ.

Căn cứ “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Trảng Bom đến

năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”, huyện Trảng Bom được phân chia thành 3 tiểu vùng phát triển kinh tế chính:

- Tiểu vùng I

+ Bao gồmthị trấn Trảng Bom và các xã: Bắc Sơn, Bình Minh, HốNai 3, Đông

Hòa, Hưng Thịnh, Quảng Tiến, Tây Hòa và Trung Hòa. - Tiểu vùng II

+ Là nhóm các xã nằm về phía Bắc quốc lộ 1A của huyện Trảng Bom, bao gồm: Bàu Hàm, Cây Gáo, Sông Thao, Sông Trầu, Thanh Bình.

- Tiểu vùng III

+ Là nhóm các xã nằm về phía nam quốc lộ 1A của huyện Trảng Bom, bao gồm: An Viễn, Đồi 61, Giang Điền.

Do phát triển nhà ở phụ thuộc vào phát triển kinh tế nên trong Chương trình này, hiện trạng chất lượng nhà ở sẽ phân theo 3 tiểu vùng kinh tế. Việc phân vùng chất

lượng nhà ở này cũng cho thấy sự khác biệt rõ rệt về chất lượng nhà ở của các vùng kinh tế khác nhau.

Bng 3.5. Hiện trạng dân số và nhà ở huyện Trảng Bom tính đến 31/12/2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 54 - 73)