2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai có tất cả17 xã, thị trấn. Tuy nhiên với thời gian nghiên cứu khá ngắn nên đểđảm bảo tính đại diện cho vùng nghiên cứu, chúng tôi quyết định lựa chọn 3 xã có mức độ đô thịhóa cao làm điểm đại diện nghiên cứu, bao gồm: xã Hố Nai 3, xã Bắc Sơn, và Thị Trấn Trảng Bom để thu thập số liệu sơ cấp.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp thu thập bao gồm:
Bảng 2.1. Nguồn thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin cần thu thập Đơn vị cung cấp
1. Nhóm thông tin vềđiều kiện tư nhiên,
tài nguyên thiên nhiên.
SởTài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT.
2. Thông tin về kinh tế - Xã hội (Diện tích, dân số, lao động, việc làm, đời sống, thu nhập; Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội...)
Sở kếhoạch và đầu tư; Phòng Kinh tế
UBND huyện Trảng Bom; Chi cục Thống kê huyện Trảng Bom.
3. Các thông tin về bản đồ hiện trạng sử
dụng đất, bản cơ cấu sử dụng đất, các số
liệu thống kê đất đai, các biểu đồ, sơ đồ vị
trí, thông tin cập nhật trên Atlast Đồng Nai về tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Trung tâm Kỹ thuật – Địa chính Đồng Nai thuộc SởTài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai.
4. Các thông tin về tình hình sử dụng đất và tình hình quản lý nhà nước trong lĩnh
vực đất đai.
Chi cục Quản lý đất đai Sở Tài nguyên
và Môi trường Đồng Nai; Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Trảng Bom;
Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh – Chi nhánh huyện Trảng Bom; Trung tâm
phát triển quỹ đất huyện Trảng Bom
2.4.2.2.Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số lượng mẫu được điều tra tính toán theo công thức tính của William G.
Cochran (1997) đối với tổng thể vô hạn, được sử dụng giá trị lựa chọn như sau:
SS= (Z2 * P * (1-p))/ C2
Với sai số là cỡ mẫu, Z là giá trịtương ứng với mức thống kê, với mức ý nghĩa α= 5%, Z= 1.96; p(1-p) là phương sai của phương thức thay phiên. Với tính chất p+ (1-p)=1, do đó p(1-p) lớn nhất khi p=0,5. C là sai số cho phép có thểđạt 9,5%.
Thay vào công thức trên:
Do đó sốlượng mẫu điều tra trong nghiên cứu này là 107 mẫu.
Phương pháp này được thực hiện để xác định sự thay đổi về cơ cấu sử dụng
đất, và sinh kế của nười dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp dưới sựtác động của quá trình đô thị hóa
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn, lấy ý kiến của 96 hộtrên địa bàn 3 xã có đất bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp phục vụ phát triể kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa. Các hộđiều tra được phân chia thành 3 nhóm với diện tích thu hồi khác nhau.
Nhóm 1: Ccác hộ bị thu hồi <30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp
Nhóm 2: Các hộ bị thu hồi đất từ 30%-70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp Nhóm 3: Các hộ bị thu hồi >70%
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
Tham vấn ý kiến của các chuyên gia xã hội học và những người am hiểu về đất đai đểđưa ra các giải pháp phù hợp với thực tế của địa phương, giải quyết những mâu thuẫn về sử dụng đất phát sinh trong quá trình đô thị hóa, nâng cao sinh kế cho
người dân.
2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Dựa trên những số liệu, tài liệu thu thập được để từđó xây dựng tổng hợp bàng phần mềm Microsoft Excel nhằm đưa ra cac thông tin thông qua biểu đồ, sơ đồ, bảng biể,... để làm rõ vấn đề nghiên cứu
2.4.5. Phương pháp đánh giá tác động
- Đánh giá tác động của đô thịhóa đến sinh kế của người dân dựa trên khung sinh kế bền vững được đề xuất bởi Cục phát triern Quốc tếVương Quốc Anh (DFID) theo 5 nguồn lực chính: (1) Nguồn lực tự nhiên, (2) Nguồn lực con người, (3) Nguồn lực xã hội, (4) Nguồn lực tài chính, (5) Nguồn lực vật chất
Hình 2.1. Khung phân tích sinh kế bền vững
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN TRẢNG BOM 3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Trảng Bom nằm ở phía Tây của tỉnh Đồng Nai, có 17 đơn vị hành chính (1 thị trấn Trảng Bom và 16 xã). Huyện có địa giới hành chính phía Bắc giáp các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, phía Nam giáp huyện Long Thành, phía Tây giáp thành phố Biên Hòa và phía Đông giáp huyện Thống Nhất. Trung tâm huyện lỵ Trảng Bom cách thành phố Biên Hòa khoảng 15km; cách thành phố Hồ Chí Minh 40km. Với vị trí
địa lý này đã xác định cho Trảng Bom phát triển trởthành đô thị vệ tinh trong vùng1.
Hình 3.1. Hình ảnh thu nhỏ Bản đồ hành chính huyện Trảng Bom
Trên địa bàn huyện Trảng Bom có các tuyến đường bộvà đường sắt cấp quốc gia
đi qua nên tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu giữa địa phương với các địa
phương khác trong và ngoài tỉnh Đồng Nai. Hiện tại thì có tuyến Quốc lộ 1A, tuyến Quốc lộ1A đoạn tránh Tp.Biên Hòa và đường sắt Bắc - Nam. Trong tương lai thì có các tuyến đường vành đai IV Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam được xây dựng kết nối vào cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường Trảng Bom - Xuân Lộc, đường vành đai thành phố Biên Hòa và tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu.
Như vậy, với vị trí nằm gần các đô thị lớn và có các tuyến đường giao thông quốc gia đi qua tạo điều kiện cho huyện Trảng Bom có vị trí địa lý kinh tế hết sức thuận lợi trong hiện tại và tương lai để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong
đó, đặc biệt là thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ hiện đại, du lịch sinh thái và nông nghiệp công nghệ cao.
3.1.2. Khí hậu
Huyện Trảng Bom nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Trong năm, khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân năm 1.800-2.000 mm/năm; lượng mưa phân bố không
đều giữa các tháng trong năm, trong mùa mưa lượng mưa chiếm trên 90% tổng
lượng mưa cả năm. Số giờ nắng trung bình khoảng 2.600-2.700 giờ/năm. Nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình 25-260C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 210C, tháng có nhiệt độ cao nhất từ 34-350C. Độ ẩm không khí trung bình hàng
năm từ 78-82%. Độẩm cao nhất là 95% và thấp nhất là 50%.
Nhìn chung, với đặc điểm khí hậu này tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Trong đó, có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật
nuôi có năng suất và chất lượng. Tuy nhiên, với diễn biến biến đổi khí hậu toàn cầu
đang diễn ra ngày càng phức tạp cũng là một thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời kỳ quy hoạch.
3.1.3. Thủy văn và sông ngòi
Tài nguyên nước mặt: được dự trữ chủ yếu trong các hồ chứa như: hồ Sông Mây, hồ Trị An, hồ Bà Long và hồ Thanh Niên. Ngoài ra, nguồn nước mưa có chất
lượng khá tốt, song lượng mưa phân bố không đều trong năm. Nhìn chung, việc sử
dung nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt còn hạn chế.
Tài nguyên nước ngầm: có trữlượng tương đối lớn, chất lượng nước tốt, nước ngầm sâu (>100 m) có lưu lượng khá hơn. Đây là nguồn nước chính phục vụ sinh hoạt và sản xuất tại địa phương. Tuy nhiên, nguồn nước này sẽ có xu hướng giảm nên cần có biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý.
3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
3.1.4.1. Tài nguyên đất
a. Tài nguyên đất phân theo loại đất
Huyện Trảng Bom nằm trong vùng địa hình đồi thấp, thoải; cao độ thấp dần từ
Bắc xuống Nam. Địa hình của huyện có thể chia thành ba khu vực: (1) khu vực có địa hình thấp nằm ở phía Nam và ven Quốc lộ 1A; (2) khu vực địa hình cao nằm ở phía Bắc của huyện; (3) khu vực có địa hình trung bình nằm ở phía Bắc của Quốc lộ 1A.
Theo phân loại của FAO-UNESCO, trên địa bàn huyện Trảng Bom có 5 nhóm
đất chính:
- Nhóm đất gley (Gleysols): chiếm khoảng 0,9% diện tích tự nhiên của huyện; phân bố chủ yếu ở các xã Hố Nai 3, Bắc Sơn và Bình Minh. Loại đất này được hình thành trên trầm tích phù sa sông Đồng Nai và một ít trên sản phẩm dốc tụ; thích hợp với việc trồng lúa nước.
- Đất tầng mỏng (Leptosols): chiếm khoảng 0,2% diện tích tự nhiên của huyện; phân bố chủ yếu ở xã Hố Nai 3. Loại đất này có tầng đất hữu hiệu mỏng, trơ sỏi đá
trên bề mặt, không thích hợp với sản xuất nông nghiệp.
- Đất đen (Luvisols): chiếm khoảng 50,7% diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếu
ở các xã Sông Trầu, Thanh Bình, Cây Gáo, Sông Thao và Bắc Sơn. Loại đất này được hình thành trên đá bazan, tầng đất lẫn nhiều đá bọt, có kết von; thích hợp cho nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái và hoa màu.
- Đất xám (Acrisols): chiếm khoảng 36,3% diện tích tự nhiên. Đất này được hình thành trên mẩu chất phù sa cổ, có thành phần cơ giới nhẹ, sét bị rửa trôi mạnh, độ
phì nhiêu thấp; thích hợp với nhiều loại cây trồng, tuy nhiên phải đầu tư cao và có chế độtưới tiêu tốt mới cho hiệu quả.
- Đất đỏ (Ferrasols): chiếm khoảng 11,8% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành từđá bazan, thành phần cơ giới nặng, cấu tạo viên, tơi xốp, giàu đạm, lân. Loại
đất này thích hợp cho cây lâu năm như cao su, cà phê, cây ăn trái v.v.
b. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện đến ngày 31/12/2016 là: 32.541,2 ha, được
chia ra: đất nông nghiệp có 25.747.9 ha chiếm 79,12%, đất phi nông nghiệp 6.793,3 ha, chiếm 20,88% diện tích đất tự nhiên toàn huyện.
Bảng 3.1. Thống kê diện tích đất đai năm 2016 theo mục đích sử dụng Đơn vị tính: Ha STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I Tổng diện tích tự nhiên 32.541,2 100,00 1 Đất nông nghiệp 25.747,9 79,12 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 22.785,1 88,49 1.2 Đất lâm nghiệp 1.473,0 5,72 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1.000,0 3,88 1.4 Đất nông nghiệp khác 489,9 1,90
2 Đất phi nông nghiệp 6.793,3 20,88
2.1 Đất ở 1.960,8 28,86
2.2 Đất chuyên dùng 3.586,7 52,80
2.3 Đất cơ sở tôn giáo 67,9 1,00 2.4 Đất cơ sởtín ngưỡng 1,9 0,03 2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ 82,0 1,21 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 246,3 3,63 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 847,6 12,48 2.8 Đất phi nông nghiệp khác 0,0 0,00
3 Đất chưa sử dụng 0,0 0,00
Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp toàn huyện có diện tích 25.749,7 ha, tập trung nhiều ở các xã Sông Trầu (4.296,1 ha), Sông Thao (2.649,3 ha), Thanh Bình (2.919,2 ha), Bàu Hàm (2.248,4 ha), Đồi 61 (2.575,7 ha) và xã An Viễn ( 2.211,9ha). Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: diện tích 22.785,1ha, gồm:
- Đất trồng cây hàng năm: diện tích 5.033,1 ha, chiếm 22,09% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó:Đất trồng lúa: diện tích 1.440,6 ha, chiếm 28,62% diện
tích đất trồng cây hàng năm của huyệnĐất trồng cây hàng năm khác: diện tích 3.592,5 ha, chiếm 71,38% diện tích đất trồng cây hàng năm, bao gồm các loại cây trồng chính
như: bắp, đậu, rau màu các loại, tập trung ở các xã Hưng Thịnh (741,5 ha), Trung Hòa (607,4 ha), Sông Trầu (541,0 ha), Sông Thao (232,1 ha),…
- Đất trồng cây lâu năm: diện tích 17.752,0 ha, chiếm 77,91% đất sản xuất nông nghiệp, phân bố tập trung ở các xã: Thanh Bình (2.027,0 ha), Bàu Hàm (1.979,9 ha), Sông Trầu (2.334,6 ha), Sông Thao (1.830,6 ha), An Viễn (1.727,8 ha), Đồi 61 (1.711,9 ha),…
+ Đất lâm nghiệp: diện tích 1.473,0 ha, chiếm 5,72 % diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là đất rừng sản xuất với tỷ lệ 98,94%; tập trung ở các xã Bắc Sơn, Giang Điền, Bình Minh. Trong đó:
- Đất rừng sản xuất: diện tích 1.457,4 ha, chiếm 98,94% diện tích đất lâm nghiệp, phần diện tích này chủ yếu do hộgia đình, cá nhân quản lý và sử dụng.
- Đất rừng phòng hộ: diện tích 6,0 ha, chiếm 0,41% diện tích đất lâm nghiệp, phần diện tích này do Trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa quản lý nằm trên địa bàn xã Hố Nai 3.
- Đất rừng đặc dụng: diện tích 9,5 ha, chiếm 0,65% diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích này do Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
quản lý 6,8 ha (tại thị trấn Trảng Bom) và huyện đội Trảng Bom quản lý 2,8 ha (tại xã Tây Hòa).
+ Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích 1.000,0 ha, chiếm 3,88% diện tích đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt của các hộ gia
đình và cá nhân tập trung ở các xã Bắc Sơn, Bình Minh.
+ Đất nông nghiệp khác: diện tích 489,79ha, chiếm 1,90% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là các trang trại chăn nuôi của hộgia đình, cá nhân, phân bố rải rác ở
tất cả các xã trên địa bàn huyện. Đất phi nông nghiệp:
Đất phi nông nghiệp có diện tích 6.793,3 ha, chiếm 20,88% tổng diện tích tự nhiên:
+ Đất ở: diện tích 1.960,8 ha, chiếm 28,68% diện tích đất phi nông nghiệp,
trong đó:
- Đất ở đô thị: diện tích 141,2 ha, chiếm 7,20% diện tích đất ở trên địa bàn huyện. Đây là diện tích đất ở tại thị trấn Trảng Bom.
- Đất ở nông thôn: diện tích 1.819.6 ha, chiếm 92,80% diện tích đất ở trên địa bàn huyện tập trung ở các khu trung tâm xã, các tuyến giao thông chính như: Quốc lộ
1A, huyện lộ, các đường liên xã, liên ấp,...
+ Đất chuyên dùng: diện tích 3.586,7 ha, chiếm 52,80% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: diện tích 14,7 ha, chiếm 0,41% đất chuyên dùng, bao gồm các trụ sở, văn phòng làm việc của các cơ quan Nhà nước, trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, huyện, tập trung chủ yếu tại thị trấn Trảng Bom (trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện) với 8,2 ha.
- Đất quốc phòng: diện tích 61,7 ha, chiếm 1,73% đất chuyên dùng, phân bốở
các xã: Bình Minh (40,2 ha), Sông Trầu (15,1 ha), An Viễn (5,0 ha) và thị trấn Trảng
Bom (1,4 ha). Đây là phần diện tích của các đơn vị: Trường Sỹ quan Lục quân 2,
Xưởng Z302, Kho KV1, C19 và Ban Chỉ huy Quân sự huyện.
- Đất an ninh: diện tích 7,5 ha, chiếm 0,21% đất chuyên dùng, gồm các công trình Phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy, Công an huyện, trại giam tại thị trấn Trảng Bom và đồn công an khu công nghiệp Sông Mây tại xã Bắc Sơn.
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp: diện tích 293,7 ha, chiếm 8,19% đất chuyên dùng, chủ yếu là đất giáo dục - đào tạo, thể dục thể thao trên địa bàn huyện, cụ
thể: Đất cơ sở văn hóa: diện tích 15,3 ha gồm các công trình trung tâm văn hóa, học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn nhằm phục vụ nhu cầu về đời sống tinh thần của
người dân;+ Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội: diện tích 2,4 ha, gồm Viện Dưỡng Lão tại An Viễn 1,5 ha, Trại Cai nghiện tại Sông Thao 0,4 ha, cơ sở cai nghiện tại Tây Hòa 0,5 ha và cơ sở dịch vụ xã hội tại thị trấn Trảng Bom 0,1 ha.Đất xây dựng cơ sở y tế: diện tích 5,7 ha gồm các công trình bệnh viện đa khoa huyện, trung tâm y tế, trạm y tế và các cơ sở khám chữa bệnh khác nhằm đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.Đất xây dựng cơ sở giáo dục - đào tạo: 128,8 ha, chiếm 43,86% đất công trình sự nghiệp, bao gồm Trung tâm sát hạch lái xe, Trung tâm dạy nghề và hệ thống các trường Trung học Phổ thông, Trung học cơ sở, Tiểu học,