ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔTHỊ HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 92 - 95)

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔTHỊ HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN TRẢNG BOM

Điều tra sựđánh giá của các hộgia đình về tình trạng môi trường tự nhiên hiện nay so với trước khi thu hồi đất được thể hiện qua bảng.

Bng 3.22. Đánh giá của các hộ gia đình về tình trạng môi trường tự nhiên hiện nay

so với trước khi thu hồi đất.

Các mục đầu từ Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú

Tổng số phiếu điều tra 107 100

Môi trường tốt hơn 18 16.82

Môi trường như cũ 25 23.36

Môi trường bị ô nhiễm 64 59.81

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2017)

Qua số liệu điều tra đánh giá của các hộ gia đình về tình trạng môi trường hiện nay so với trước khi thu hồi đất, chúng tôi thấy rằng: Đa số hộ đều cho rằng môi

trường hiện nay bị ô nhiễm hơn trước. Điều đó được thể hiện thông qua việc điều tra

trên địa bàn nghiên cứu. Trong tổng số 107 phiếu điều tra được hỏi thì số hộ cho rằng

môi trường đang bị ô nhiễm là 64 hộ, chiếm tỷ lệ 59.81% tổng số hộđiều tra. Điều này chứng tỏ, bên cạnh những mặt tích cực của đô thị hóa mang lại đó là sự phát triển mạnh mẽ về mặt kinh tế, thì quá trình đô thị hóa cũng đang mang lại những hệ lụy nhất

định vềmôi trường. Điều này đặt ra cho những nhà quản lý trên địa bàn, cần phải có những chế tài đủ mạnh để xử lý những cơ sở xản xuất gây ô nhiễm môi trường, lựa chọn các công nghệkhi đầu tư phù hợp. Tuyên truyền vận động nhân dân có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Lựa chọn đầu tư nhưng công nghệ xanh, sạch, tiên tiến, không làm ảnh hưởng đến môi trường. Đầu tư các trang thiết bị, máy móc đo lường và kiểm soát môi trường trên địa bàn. Nhằm giảm thiểu ô nhiễm do quá trình công nghiệp

Điều tra những nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến cuộc sống của các hộgia đình được thể hiện qua bảng

Bng 3.23. Đánh giá những nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến

cuộc sống của các hộ gia đình trên địa bàn điều tra.

Các mục đầu từ Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú

Tổng số phiếu điều tra 107 100

Nước sinh hoạt 0 0,0 Rác thải rắn 2 1,87 Nước thải 17 15,89 Bụi và ô nhiễm không khí 76 71,03 Tiếng ồn 9 8,41 Vấn đề khác 3 2,80

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2017)

Qua số liệu điều tra đánh giá của các hộ gia đình về nguồn gây ô nhiễm ảnh

hưởng nghiêm trọng nhất đến cuộc sống của các hộ gia đình trên địa bàn. Chúng tôi thấy rằng: Số hộ cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc sống của các hộgia đình

trên địa bàn hiện nay do bụi và ô nhiễm không khí là 76 hộ, chiếm tỷ lệ 71.03% tổng số hộ điều tra. Tiếp theo đó số hộ cho rằng nguồn nước thải là nguyên nhân chủ yếu

ảnh hưởng đến sức khỏe người dân là 17 hộ, chiếm tỷ lệ 15.89% tổng số hộ điều tra.

Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy: quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã kéo theo quá trình đô thịhóa đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Dẫn đến, hệ quả là các nguồn ô nhiễm khí thải phát sinh từ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, thi công xây dựng, cũng như từ sinh hoạt của nhân dân ngày càng lớn và phức tạp. Điều đáng nói là sự ô nhiễm khí thải này đã và đang gây nên những tác động hết sức tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng. Việc xây dựng mới nhà cửa, công trình dịch vụ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thịđểđáp ứng nhu cầu sinh hoạt đã thải ra rất nhiều chất thải, gây ra ô nhiễm nặng nềđối với môi trường không khí đô thị, đặc biệt là ô nhiễm bụi. Ngoài ra, việc ô nhiễm không khí do giao thông, hoạt động khai thác khoáng sản, hoạt động xây dựng, khí thải do các ngành khác về khí thải gây ô nhiễm không khí đô

thị gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người dân sinh sống trên địa bàn. Đặc biệt nguồn ô nhiễm từ giao thông hiện nay đang là một trong những tác nhân lớn nhất có

sốngười mắc các bệnh vềung thư, viêm phổi, tim mạch,...Thếnhưng, việc kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở trên địa bàn còn rất yếu kém. Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độđô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng trên địa bàn huyện Trảng Bom, đã tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống. Ngoài ra, theo đánh giá nhìn nhận của chúng tôi: Tình trạng ô nhiễm từ nguồn nước cũng diễn ra khá phổ biến trong các khu

dân cư và các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống. Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nguồn nước là tỉ lệngười chết do các bệnh liên quan

đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng lên, tỉ lệ trẻ

em tử vong tại các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước là rất cao. Tốc độ công nghiệp hóa

và đô thị hóa khá nhanh và sựgia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nềđối với tài

nguyên nước trong vùng. Môi trường nước ở nhiều khu dân cư đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Mặc dù có

tài nguyên nước dồi dào, tuy nhiên, mức độ ô nhiễm nước đang ngày càng gia tăng do

không kiểm soát được nguồn gây ô nhiễm hiệu quả. Tình trạng này đang gây ra những

ảnh hưởng rõ ràng đến sức khỏe của người dân, làm tăng nguy cơ ung thư, sẩy thai và dị tật bẩm sinh, dẫn đến suy giảm nòi giống.

Nhìn vào thực tế, hàng ngày cư dân đô thị đã chịu nhiều ô nhiễm môi trường

như khói xe, tiếng ồn động cơ... Nay họ đang phải chịu thêm những tác động gây ô nhiễm môi trường nữa. Chẳng hạn, việc phát triển các khu đô thịđang gây ảnh hưởng

đến môi trường thông qua ba con đường: Chuyển đổi đất vào mục đích sử dụng ở đô

thị, khai thác và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sinh ra nhiều chất thải rắn đô

thị. Dễ nhận thấy nhất là ô nhiễm bụi từ các hoạt động xây dựng như: San ủi, lu đầm mặt bằng, đào đất, đắp nền, vận chuyển vật liệu... Bụi bị cuốn lên từđường giao thông

do phương tiện, gió thổi qua bãi chứa VLXD như xi măng, đất, cát... khí thải của các

phương tiện vận tải, máy móc thi công, đốt nhựa đường... chứa bụi và các khí độc hại

như SO2, CO2, CO... hợp chất từ khói xăng dầu... Tất cả đều là những yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Cùng với bụi là một lượng lớn chất thải rắn được sinh ra như vật liệu xây dựng bị thải bỏ. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn chứa đất cát, bùn thải, dầu mỡ chảy trực tiếp xuống đất làm giảm chất lượng đất. Rõ ràng, trong quá trình đô thị hóa, triển khai các dự án xây dựng, nếu chúng ta không có những giải pháp hữu hiệu những đánh giá khoa học vềtác động tiêu cực đến môi trường thì chính

ta đang tự hủy hoại đô thị. Và hậu quả của nó không thểtính theo đơn vị ngày, tháng

hay năm mà bằng rất nhiều năm.

Vấn đề đặt ra cho chính quyền địa phương cần phải có những giải pháp đồng bộ, quản lý chặt chẽ vềmôi trường đô thị. Cần đưa ra các chế tài đủ mạnh và có sức

răn đe đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệmôi trường. Là cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 92 - 95)