Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 95 - 97)

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Qua quá trình phát phiếu để điều tra sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi

đất trên địa bàn huyện Trảng Bom trong quá trình đô thị hóa, từ thông tin của người dân cung cấp trên các phiếu điều tra, chúng tôi nhận có thể nhận thấy những vấn đề như sau:

Các hộ nông dân sau khi nhận được tiền từđền bù đất hoặc bán đất thì sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: mua sắm vật dụng gia đình, xây dựng nhà cửa, đầu tư

cho sản xuất, đầu tư cho kinh doanh, đầu tư cho việc học và việc làm của con cái, đầu tư để xây phòng trọ cho thuê, gửi tiết kiệm,...Tuy nhiên, qua điều tra thực tế của các hộ, chúng tôi nhận thấy rằng: Thu nhập từ việc cho thuê nhà trọ và kinh doanh các loại dịch vụ, được coi là một nguồn thu nhập quan trọng và ‘ổn định’ nhất của nhiều hộgia đình nông dân không còn đất nông nghiệp; Việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp còn dẫn đến việc thúc ép nhiều người lao động phải tìm kiếm các nguồn sinh kế thay thế và trong thực tế nhiều người lao động, nhất là lao động nữtrung niên, đã gia nhập đội ngũ

buôn bán nhỏ nhất là buôn bán các mặt hàng gia dụng, lương thực thực phẩm và các dịch vụ khác.

Tiếp cận thực trạng những người nông dân bị thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp từgóc độ sinh kế, thật không khó để nhận ra một đòi hỏi phải có chính sách có hiệu qủa hơn để trợ giúp nông dân bị ảnh hưởng. Việc địa phương đang tạo mọi điều kiện để khuyến khích đầu tư phát triển khu công nghiệp nhưng vẫn chưa chú trọng đến việc ổn định cuộc sống cho người lao động “an cư mới lạc nghiệp” chưa thực sựđược quan tâm.

Mặc dù, hiện nay đã có một số dự án đầu tư nhà ở xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, số lượng còn quá ít và cũng chưa tới được các đối tượng này. Hầu như các dự

án này chỉmượn danh nghĩa đầu tư nhà ở xã hội để chốn nghĩa vụ tài chính, hoặc sau

khi đầu tư các căn hộ này lại rơi vào tay những người đầu cơ, những đối tượng có thu nhập cao, hoặc có địa vị trong xã hội. Trong khi, nhu cầu nhà ở cho công nhân là rất lớn và bức thiết. Từ đó dẫn đến việc, những người công nhân trong các khu công nghiệp buộc phải mua đất nông nghiệp, để xây dựng nhà cửa cho gia đình họ. Nắm bắt

được nhu cầu trên, các đối tượng đầu cơ bất động sản tiến hành phân lô bán nền, mua

đất nông nghiệp để tiến hành phân lô.

Do giá đất nông nghiệp hiện nay theo khung giá của tỉnh trên địa bàn huyện là rất thấp. Dẫn đến, lợi nhuận rơi vào tay các nhà đầu cơ bất động sản có sự tiếp tay của các cán bộnhà nước, nhằm chuộc lợi bất chính và xuất hiện những lợi ích nhóm khống chế thịtrường bất động sản. Điều đó, vô hình chung làm phá vỡ những phương án quy

hoạch đã được phê duyệt, làm việc thu hồi đất cho các dự án trở nên rất tốn kém, khó

khăn, phức tạp, khiếu kiện kéo dài và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bất ổn xã hội,

ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội và quốc phòng trên địa bàn. Đây cũng có

thể là nguyên sâu xa ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả chếđộ.

Ngoài ra, việc đầu cơ đất đai, phân lô bán nền còn dẫn đến ruộng đất bị bỏ

hoang rất nhiều. Từ chỗ, nhiều khu đất trước kia rất tốt cho sản xuất nông nghiệp nay bị phân nhỏ, san lấp cho mục đích làm nhà ở, dẫn đến manh mún, bỏ hoang, không còn chủ động được nguồn nước tưới tiêu, tạo điều kiện cho chuột bọ phát triển ảnh

hưởng đến mùa màng và những thửa đất lân cận, làm thoái hóa đất và lãng phí các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, khi giá đất trên thịtrường tăng cao,

lợi nhuận sinh ra từ việc phân lô bán nền là rất lớn, dẫn đến việc người nông dân không thiết tha với việc đồng áng và đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, chỉ quan tâm tới lợi nhuận trước mắt mà không nghĩ tới sau này. Về mặt quản lý nhà nước điều này gây ra tác hại rất lớn và lãng phí nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này, vì bản chất của việc mua đi bán lại đất đai không mang lại giá trị vật chất cho xã hội.

Việc các nhà quản lý đất đai trên địa bàn đưa ra một sốquy định về tách thửa để

hạn chế việc phân lô bán nền, nhưng thực chất mang lại hiệu quả không cao, tạo điều kiện cho việc giao dịch ngầm, giao dịch không được sự chứng nhận hay cho phép giao dịch của các cơ quan nhà nước tăng cao, người mua đất sẵn sàng mua bán bằng giấy

tay, làm cho các cơ quan quản lý không thể quản lý được, gây thất thu thuế trong việc chuyển nhượng đất đai, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất lớn cho người dân nhận chuyển

nhượng đất đai, dẫn đến việc xây dựng trái phép nhà cửa trên đất nông nghiệp.

Việc xử lý tình trạng trên của các cơ quan quản lý trong lĩnh vực xây dựng rất bối rối, thiếu cương quyết, làm ngơ, thậm trí còn có tình trạng tiếp tay, lợi dụng những kẽ hở của luật nhằm thu lợi bất chính. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phá vỡ quy hoạch trên địa bàn. Bên cạnh đó là chất lượng của quy hoạch trên địa bàn chưa

cao, không theo kịp tốc độđô thịhóa, chưa hoàn thành chức năng định hướng dẫn dắt,

chưa phù hợp với thực tế, còn nặng tư duy nhiệm kỳ và theo ý muốn chủ quan của các nhà lãnh đạo.

Trình độ quản lý đô thị và bảo vệmôi trường đô thị của chính quyền đô thị và các ngành chức năng ởđịa phương còn nhiều hạn chế, không theo kịp với tốc độ phát triển của hệ thống đô thị. Đất dành cho phát triển đô thị đang bị khai thác kém bền vững, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây úng ngập, cạn kiệt và ô nhiễm tài

nguyên nước. Vấn đề môi trường chưa được đề cập một cách đầy đủ và chưa được

quan tâm đúng mức trong quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị về môi

trường như hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý rác thải, nước thải, giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn... còn quá nhiều yếu kém. Tất cả các chỉ số vềđất xây dựng

đô thị, đất giao thông, tỷ lệ cây xanh, hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom, xử lý rác thải… ở các đô thị đều chưa đạt chuẩn. Công tác quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, cơ sở y tếởcác đô thị vẫn chưa đồng bộ, thiếu tính chiến lược, chưa lường hết các yếu tố môi trường. Quy hoạch phát triển không gian đô thị, do thiếu tư duy chiến lược nên chưa quan tâm nhiều đến vấn

đề môi trường, dẫn đến tình trạng có khá nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp

được xây dựng trước đây nằm xen kẽ với các khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường, ảnh

hưởng đến sức khỏe của người dân. Sự phát triển hạ tầng giao thông đô thị không theo kịp với tốc độ phát triển của các phương tiện tham gia giao thông. Đường chật hẹp,

phương tiện giao thông đông dẫn đến khói, bụi, tiếng ồn ở các thành phố lớn đang là

một vấn đề bức xức lớn của xã hội nhưng chưa được khắc phục. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí đô thị. Ngoài ra, còn có thể kể đến áp lực từ các vấn đề văn hóa - xã hội như: ý thức giữ gìn vệ sinh, môi

trường của một bộphân cư dân đô thị còn kém; tình trạng người dân nông thôn đang ồ ạt di cư vào các đô thị, sống tạm bợtrong các căn nhà tạm, thiếu tiện nghi, mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường công cộng. Hầu hết ởcác khu dân cư đô thị, nhất là xung quanh các khu công nghiệp, khu chế xuất, hệ thống các “nhà trọ bình dân” đang mọc

lên như nấm, hình thành các khu dân cư lao động theo kiểu “xóm liều” rất phức tạp về

an ninh, trật tự và vệsinh, môi trường. Phần lớn người dân nhập cư từcác địa phương

khác tới chưa quen với nếp sống văn hóa đô thị, họ vẫn giữ tập quán sinh hoạt tùy tiện, ý thức giữ gìn vệsinh, môi trường rất kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến sinh kế của người dân tại huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 95 - 97)