2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
3.1.4.1. Tài nguyên đất
a. Tài nguyên đất phân theo loại đất
Huyện Trảng Bom nằm trong vùng địa hình đồi thấp, thoải; cao độ thấp dần từ
Bắc xuống Nam. Địa hình của huyện có thể chia thành ba khu vực: (1) khu vực có địa hình thấp nằm ở phía Nam và ven Quốc lộ 1A; (2) khu vực địa hình cao nằm ở phía Bắc của huyện; (3) khu vực có địa hình trung bình nằm ở phía Bắc của Quốc lộ 1A.
Theo phân loại của FAO-UNESCO, trên địa bàn huyện Trảng Bom có 5 nhóm
đất chính:
- Nhóm đất gley (Gleysols): chiếm khoảng 0,9% diện tích tự nhiên của huyện; phân bố chủ yếu ở các xã Hố Nai 3, Bắc Sơn và Bình Minh. Loại đất này được hình thành trên trầm tích phù sa sông Đồng Nai và một ít trên sản phẩm dốc tụ; thích hợp với việc trồng lúa nước.
- Đất tầng mỏng (Leptosols): chiếm khoảng 0,2% diện tích tự nhiên của huyện; phân bố chủ yếu ở xã Hố Nai 3. Loại đất này có tầng đất hữu hiệu mỏng, trơ sỏi đá
trên bề mặt, không thích hợp với sản xuất nông nghiệp.
- Đất đen (Luvisols): chiếm khoảng 50,7% diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếu
ở các xã Sông Trầu, Thanh Bình, Cây Gáo, Sông Thao và Bắc Sơn. Loại đất này được hình thành trên đá bazan, tầng đất lẫn nhiều đá bọt, có kết von; thích hợp cho nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái và hoa màu.
- Đất xám (Acrisols): chiếm khoảng 36,3% diện tích tự nhiên. Đất này được hình thành trên mẩu chất phù sa cổ, có thành phần cơ giới nhẹ, sét bị rửa trôi mạnh, độ
phì nhiêu thấp; thích hợp với nhiều loại cây trồng, tuy nhiên phải đầu tư cao và có chế độtưới tiêu tốt mới cho hiệu quả.
- Đất đỏ (Ferrasols): chiếm khoảng 11,8% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành từđá bazan, thành phần cơ giới nặng, cấu tạo viên, tơi xốp, giàu đạm, lân. Loại
đất này thích hợp cho cây lâu năm như cao su, cà phê, cây ăn trái v.v.
b. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện đến ngày 31/12/2016 là: 32.541,2 ha, được
chia ra: đất nông nghiệp có 25.747.9 ha chiếm 79,12%, đất phi nông nghiệp 6.793,3 ha, chiếm 20,88% diện tích đất tự nhiên toàn huyện.
Bảng 3.1. Thống kê diện tích đất đai năm 2016 theo mục đích sử dụng Đơn vị tính: Ha STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I Tổng diện tích tự nhiên 32.541,2 100,00 1 Đất nông nghiệp 25.747,9 79,12 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 22.785,1 88,49 1.2 Đất lâm nghiệp 1.473,0 5,72 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1.000,0 3,88 1.4 Đất nông nghiệp khác 489,9 1,90
2 Đất phi nông nghiệp 6.793,3 20,88
2.1 Đất ở 1.960,8 28,86
2.2 Đất chuyên dùng 3.586,7 52,80
2.3 Đất cơ sở tôn giáo 67,9 1,00 2.4 Đất cơ sởtín ngưỡng 1,9 0,03 2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ 82,0 1,21 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 246,3 3,63 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 847,6 12,48 2.8 Đất phi nông nghiệp khác 0,0 0,00
3 Đất chưa sử dụng 0,0 0,00
Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp toàn huyện có diện tích 25.749,7 ha, tập trung nhiều ở các xã Sông Trầu (4.296,1 ha), Sông Thao (2.649,3 ha), Thanh Bình (2.919,2 ha), Bàu Hàm (2.248,4 ha), Đồi 61 (2.575,7 ha) và xã An Viễn ( 2.211,9ha). Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: diện tích 22.785,1ha, gồm:
- Đất trồng cây hàng năm: diện tích 5.033,1 ha, chiếm 22,09% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó:Đất trồng lúa: diện tích 1.440,6 ha, chiếm 28,62% diện
tích đất trồng cây hàng năm của huyệnĐất trồng cây hàng năm khác: diện tích 3.592,5 ha, chiếm 71,38% diện tích đất trồng cây hàng năm, bao gồm các loại cây trồng chính
như: bắp, đậu, rau màu các loại, tập trung ở các xã Hưng Thịnh (741,5 ha), Trung Hòa (607,4 ha), Sông Trầu (541,0 ha), Sông Thao (232,1 ha),…
- Đất trồng cây lâu năm: diện tích 17.752,0 ha, chiếm 77,91% đất sản xuất nông nghiệp, phân bố tập trung ở các xã: Thanh Bình (2.027,0 ha), Bàu Hàm (1.979,9 ha), Sông Trầu (2.334,6 ha), Sông Thao (1.830,6 ha), An Viễn (1.727,8 ha), Đồi 61 (1.711,9 ha),…
+ Đất lâm nghiệp: diện tích 1.473,0 ha, chiếm 5,72 % diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là đất rừng sản xuất với tỷ lệ 98,94%; tập trung ở các xã Bắc Sơn, Giang Điền, Bình Minh. Trong đó:
- Đất rừng sản xuất: diện tích 1.457,4 ha, chiếm 98,94% diện tích đất lâm nghiệp, phần diện tích này chủ yếu do hộgia đình, cá nhân quản lý và sử dụng.
- Đất rừng phòng hộ: diện tích 6,0 ha, chiếm 0,41% diện tích đất lâm nghiệp, phần diện tích này do Trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa quản lý nằm trên địa bàn xã Hố Nai 3.
- Đất rừng đặc dụng: diện tích 9,5 ha, chiếm 0,65% diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích này do Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
quản lý 6,8 ha (tại thị trấn Trảng Bom) và huyện đội Trảng Bom quản lý 2,8 ha (tại xã Tây Hòa).
+ Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích 1.000,0 ha, chiếm 3,88% diện tích đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt của các hộ gia
đình và cá nhân tập trung ở các xã Bắc Sơn, Bình Minh.
+ Đất nông nghiệp khác: diện tích 489,79ha, chiếm 1,90% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là các trang trại chăn nuôi của hộgia đình, cá nhân, phân bố rải rác ở
tất cả các xã trên địa bàn huyện. Đất phi nông nghiệp:
Đất phi nông nghiệp có diện tích 6.793,3 ha, chiếm 20,88% tổng diện tích tự nhiên:
+ Đất ở: diện tích 1.960,8 ha, chiếm 28,68% diện tích đất phi nông nghiệp,
trong đó:
- Đất ở đô thị: diện tích 141,2 ha, chiếm 7,20% diện tích đất ở trên địa bàn huyện. Đây là diện tích đất ở tại thị trấn Trảng Bom.
- Đất ở nông thôn: diện tích 1.819.6 ha, chiếm 92,80% diện tích đất ở trên địa bàn huyện tập trung ở các khu trung tâm xã, các tuyến giao thông chính như: Quốc lộ
1A, huyện lộ, các đường liên xã, liên ấp,...
+ Đất chuyên dùng: diện tích 3.586,7 ha, chiếm 52,80% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: diện tích 14,7 ha, chiếm 0,41% đất chuyên dùng, bao gồm các trụ sở, văn phòng làm việc của các cơ quan Nhà nước, trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, huyện, tập trung chủ yếu tại thị trấn Trảng Bom (trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện) với 8,2 ha.
- Đất quốc phòng: diện tích 61,7 ha, chiếm 1,73% đất chuyên dùng, phân bốở
các xã: Bình Minh (40,2 ha), Sông Trầu (15,1 ha), An Viễn (5,0 ha) và thị trấn Trảng
Bom (1,4 ha). Đây là phần diện tích của các đơn vị: Trường Sỹ quan Lục quân 2,
Xưởng Z302, Kho KV1, C19 và Ban Chỉ huy Quân sự huyện.
- Đất an ninh: diện tích 7,5 ha, chiếm 0,21% đất chuyên dùng, gồm các công trình Phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy, Công an huyện, trại giam tại thị trấn Trảng Bom và đồn công an khu công nghiệp Sông Mây tại xã Bắc Sơn.
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp: diện tích 293,7 ha, chiếm 8,19% đất chuyên dùng, chủ yếu là đất giáo dục - đào tạo, thể dục thể thao trên địa bàn huyện, cụ
thể: Đất cơ sở văn hóa: diện tích 15,3 ha gồm các công trình trung tâm văn hóa, học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn nhằm phục vụ nhu cầu về đời sống tinh thần của
người dân;+ Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội: diện tích 2,4 ha, gồm Viện Dưỡng Lão tại An Viễn 1,5 ha, Trại Cai nghiện tại Sông Thao 0,4 ha, cơ sở cai nghiện tại Tây Hòa 0,5 ha và cơ sở dịch vụ xã hội tại thị trấn Trảng Bom 0,1 ha.Đất xây dựng cơ sở y tế: diện tích 5,7 ha gồm các công trình bệnh viện đa khoa huyện, trung tâm y tế, trạm y tế và các cơ sở khám chữa bệnh khác nhằm đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.Đất xây dựng cơ sở giáo dục - đào tạo: 128,8 ha, chiếm 43,86% đất công trình sự nghiệp, bao gồm Trung tâm sát hạch lái xe, Trung tâm dạy nghề và hệ thống các trường Trung học Phổ thông, Trung học cơ sở, Tiểu học,
trường Mầm non trên địa bàn huyện. Đất xây dựng cơ sở thể dục - thể thao: 141,4 ha, chiếm 48,16% diện tích đất công trình sự nghiệp, trong đó chủ yếu là diện tích sân gôn với 129,3 ha, còn lại diện tích sân bóng tại các xã. Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ: diện tích 0,01 ha, chiếm 0,005% diện tích đất công trình sự nghiệp.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: chiếm tỷ lệ lớn trong diện tích chuyên dùng chiếm 50,28% với diện tích 1.290,8 ha, chủ yếu là đất khu công nghiệp,
trong đó:Đất khu công nghiệp: diện tích 1.290,8 ha, chiếm 71,58% đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, gồm các khu công nghiệp: Sông Mây, Hố Nai, Bàu Xéo,
Giang Điền.Đất cụm công nghiệp: Trên địa bàn huyện có 01 cụm công nghiệp với 53,1 ha, chiếm 2,94% đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là cụm công nghiệp Vật liệu
xây dựng Hố Nai 3.Đất thương mại, dịch vụ: diện tích 83,2 ha, chiếm 4,61% đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp với các công trình như: khu du lịch Giang Điền, khu du lịch thác Đá Hàn, hệ thống các ngân hàng, cây xăng, các công trình dịch vụ,… trên
địa bàn của tất cả các xã, thị trấn.Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: diện tích 290,0 ha, chiếm 16,08% đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, tập trung chủ yếu tại các xã Hố Nai 3 (126,8 ha), Bắc Sơn (46,6 ha), Sông Trầu (24,3 ha)…Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm: diện tích 86,2 ha, chiếm 4,80% đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, của khu khai thác đá, sét gạch ngói tại xã Sông Trầu.
- Đất có mục đích công cộng: diện tích 1.405,8 ha, chiếm 39,22% diện tích đất chuyên dùng, bao gồm:Đất giao thông: diện tích 1.186,5 ha, chiếm 84,92% đất có mục
đích công cộng, gồm các tuyến giao thông trên địa bàn huyện và bến xe Thanh Bình.Đất thủy lợi: diện tích 145,7 ha, chiếm 10,43% diện tích đất có mục đích công
cộng, gồm các công trình tiêu, thoát nước và các hồ phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện.Đất có di tích lịch sử - văn hóa: diện tích 1,2 ha, chiếm 0,08% đất có mục đích công cộng, gồm Khu di tích Tỉnh Ủy U1 tại xã Thanh Bình.Đất sinh hoạt cộng đồng: diện tích 4,9 ha, chiếm 0,35% đất có mục đích
công cộng, bao gồm các công trình nhà văn hóa khu phố, ấp,… phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân.Đất khu vui chơi, giải trí công cộng: diện tích 24,5 ha, chiếm 1,75% đất có mục đích công cộng, bao gồm công viên của thị trấn và công
viên trong các khu dân cư. Đất công trình năng lượng: diện tích 12,7 ha, chiếm
0,90% đất có mục đích công cộng, bao gồm diện tích xây dựng các trạm biến áp, trụ điện của các đường điện cao thế 110KV, 220KV, 500KV.Đất công trình bưu chính
viễn thông: có diện tích 1,2 ha, chiếm 0,08% đất có mục đích công cộng, gồm các bưu điện và các trạm viễn thông nhằm phục vụ nhu cầu phát triển hệ thống thông tin liên lạc. Đất chợ: diện tích 7,9 ha, chiếm 0,56% đất có mục đích công cộng, phân bố ở tất cả các xã trên địa bàn.Đất bãi thải, xử lý chất thải: diện tích 19,8 ha, chiếm 1,41%
đất có mục đích công cộng, gồm nhà máy xử lý chất thải tại xã Trung Hòa và bãi rác tại Sông Thao. Đất công trình công cộng khác: diện tích 1,2ha, chiếm 0,08% đất có mục đích công cộng.
+ Đất tôn giáo: diện tích 67,9 ha, chiếm 1,00% đất phi nông nghiệp, là đất xây dựng chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất và các cơ sở tôn giáo khác đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận là cơ sở tôn giáo hợp pháp trên
địa bàn huyện.
+ Đất tín ngưỡng: diện tích 1,9 ha, chiếm 0,03% đất phi nông nghiệp, bao gồm
đất xây dựng các đình, đền, miếu, phục vụ các mục đích tín ngưỡng dân gian, phần lớn do cộng đồng dân cư quản lý và sử dụng.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: diện tích 82,0 ha, chiếm 1,21% đất phi nông nghiệp, phân bốở tất cả các xã trên địa bàn huyện.
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: Trên địa bàn huyện có sông Buông, sông Thao và hệ thống kênh rạch nằm ở các xã với diện tíchdiện tích 246,3 ha, chiếm 3,65%
đất phi nông nghiệp.
+ Đất mặt nước chuyên dùng: diện tích 847,6 ha, chiếm 12,48% đất phi nông nghiệp, gồm hồ Sông Mây và hồ Trị An.
3.1.4.2. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt: được dự trữ chủ yếu trong các hồ chứa như: hồ Sông Mây, hồ Trị An, hồ Bà Long và hồ Thanh Niên. Ngoài ra, nguồn nước mưa có chất
lượng khá tốt, song lượng mưa phân bốkhông đồng đều trong năm. Nhìn chung, việc sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt còn hạn chế.
Mạng lưới sông suối trên địa bàn ngắn và dốc, ít nước trong mùa khô: module dòng chảy trung bình vào mùa lũ có thể đạt 30-35 l/s.km2nhưng vào mùa
khô chỉ còn 10-12 l/s.km2.
Tài nguyên nước ngầm:có trữ lượng tương đối lớn, chất lượng nước tốt. Nước ngầm tầng sâu (>100 m) có lưu lượng khá hơn. Đây là nguồn nước chính phục vụ sinh hoạt và sản xuất tại địa phương. Tuy nhiên, nguồn nước này sẽcó xu hướng giảm nên cần có biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý.
Nhìn chung, trong bối cảnh tài nguyên nước ngọt có xu hướng ngày càng khan hiếm thì nguồn tài nguyên nước trên địa bàn là khá dồi dào, có chất lượng
nước tương đối tốt ít bị ô nhiễm vì thế có giá trị rất lớn nếu được khai thác và sử
dụng hợp lý sẽ đáp ứng tốt cho yêu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân.
3.1.4.3. Tài nguyên du lịch
Huyện Trảng Bom có tiềm năng lớn để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển. Với các tài nguyên du lịch như: thác Giang Điền, thác Đá Hàn, căn cứ Tỉnh ủy Biên Hòa, khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa, cảnh quan hồ, hệ thống chùa, nhà thờ, v.v... tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, tham quan di tích
văn hóa - lịch sử, giải trí, nghỉdưỡng và các loại hình du lịch - dịch vụ cao cấp, v.v… trong mối quan hệ tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai và vùng ĐNB.
3.1.4.4. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn chủ yếu là đá và đất làm nguyên vật liệu xây dựng. Hiện tại các mỏ đá đang được thăm dò, khai thác như: mỏđá bazan
Trảng Bom, mỏ đá Sông Trầu, mỏ đá Đồi Chùa, v.v... Ngoài ra, có một số loại khoáng sản khác như: than bùn, cát, sỏi, sét có thể khai thác làm nguyên liệu chế