2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.2.1. Tác động phát triển kinh tế xã hội của Vùng và tỉnh Đồng Nai đến huyện Trảng
3.2.1. Tác động phát triển kinh tế xã hội của Vùng và tỉnh Đồng Nai đến huyện Trảng Bom Trảng Bom
3.2.1.1. Tác động phát triển kinh tế - xã hội của Vùng
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến
năm 20202đã xác định: (1) đây là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước. Trong đó khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương là địa bàn trọng điểm, phát huy vai trò động lực và lan tỏa phát triển cho các địa phương khác trong vùng và cảnước; (2) có vai trò cầu nối với các khu vực ĐBSCL và khu vực Tây Nguyên; (3) đi đầu trong chủđộng hội nhập, mở rộng giao thương, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các
nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới; (4) là trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời là trung tâm chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệhàng đầu của cảnước.
Một số mục tiêu chủ yếu cần đạt: (1) quy mô GDP đến năm 2020 tăng bằng 2,7 lần so với năm 2010, tốc độtăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 9,5-10%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng khoảng 10%/năm và giai đoạn 2016-2020 khoảng
9,5%/năm; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 97 - 98% trong tổng GDP của
Vùng năm 2020, trong đó dịch vụ chiếm trên 44%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước; (2) GDP/người đến năm 2015 đạt tương đương 4.600 USD và năm 2020 đạt 6.400 USD; (3) giữ mức đóng góp của vùng cho ngân sách nhà nước khoảng 50-55% ngân sách cả nước trong cả thời kỳ 2011-2020; (4) tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20-
25%/năm; (5) tỷ lệlao động qua đào tạo đạt trên 90% vào năm 2020; (6) tỷ lệđô thịhóa đạt 75%; (7) tỷ lệ trẻem dưới 5 tuổi bịsuy dinh dưỡng xuống dưới 7% vào năm 2020; (8) đến
năm 2015 đạt 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng dược áp dụng công nghệ sạch hoặc
được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo xử lý chất thải và 60% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; 70% các khu đô thị và 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 95% chất thải rắn được thu gom; xửlý được trên 90% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế. Đến năm 2020, duy trì các chỉtiêu đã đạt được giai đoạn trước, phấn đấu 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường, 100% các khu đô thị có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 100% chất thải rắn, chất thải nguy hại được thu gom và xử lý.
Một số công trình, dự án chủ yếu của vùng ĐNB có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội huyện Trảng Bom trong thời kỳ quy hoạch, mở ra
2
Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày 20/7/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020.
cơ hội lớn cho địa phương chủđộng đón nhận tác động lan tỏa, xác định vị thế mới của mình trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư. Cụ thể:
- Xây dựng các trục cao tốc và nâng cấp các quốc lộtrong Vùng. Trong đó, có
xây dựng tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường vành
đai IV Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và nâng cấp Quốc lộ 1A.
- Nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam. Hình thành mạng đường sắt đô
thị, đường sắt đầu mối, đường sắt liên vùng Vùng thành phố Hồ Chí Minh. - Xây dựng tổng kho trung chuyển của Vùng.
- Hoàn thành mạch vòng 500 kV Phú Lâm - Nhà Bè - Phú Mỹ - Sông Mây -
Tân Định - Cầu Bông - Phú Lâm. Xây dựng các trạm biến áp 500 kV và đường dây 500 kV phục vụđấu nối với các nhà máy điện.
- Phát triển các đô thị vệ tinh của thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển các hành
lang đô thị hóa từ thành phố Hồ Chí Minh gắn với các trục quốc lộ.
- Nhanh chóng gia tăng hàm lượng công nghệ, lao động kỹ thuật trong các ngành kinh tếở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu để hỗ trợ phát triển cho các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước.
3.2.1.2. Tác động trực tiếp của phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai
Theo Quyết định3 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 thì mục tiêu phát triển của tỉnh Đồng Nai là “Phát huy lợi thế, duy trì nhịp độ phát triển nhanh và bền vững, xây dựng Đồng Nai trở thành tỉnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết cấu hạ
tầng đồng bộ, hiện đại vào năm 2020. Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng kết hợp chiều rộng với chiều sâu, tạo nền tảng vững chắc đểđi hẳn vào phát triển theo chiều sâu dựa vào phát triển nền kinh tế tri thức
trong giai đoạn 2021-2025”. Với một số chỉ tiêu chủ yếu sau: - Giai đoạn 2016-2020:
+ Tốc độtăng trưởng kinh tế(theo giá so sánh 2010) tăng bình quân 8-9%/năm.
+ GRDP bình quân đầu người đạt 5.300-5.800 USD vào năm 2020.
+ Cơ cấu kinh tế vào năm 2020: công nghiệp - xây dựng chiếm 55-56%, dịch vụ chiếm 39,5-40,5% và nông lâm ngư nghiệp chiếm 4,5-5,5%.
+ Quy mô dân số trung bình khoảng 3,3 triệu người vào năm 2020.
+ Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiều cao theo độ tuổi đến năm 2020 xuống 23%.
3
Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 27/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
+ Đến năm 2020, tỷ lệlao động qua đào tạo đạt 85%; trong đó đào tạo nghềđạt 65%. + Phổ cập giáo dục bậc trung học theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo có 50% xã, phường đạt chuẩn vào năm 2020.
+ Tỷ lệgia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt 98%. + Tuổi thọ trung bình của người dân là 78 tuổi vào năm 2020.
+ Có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020.
+ Thu gom và xử lý 100% chất thải y tế, rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, chất thải nguy hại.
- Giai đoạn 2021-2025:
+ Tốc độtăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 8,5-9,5%/năm.
+ GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 9.000-10.000 USD vào năm 2025. + Cơ cấu kinh tếvào năm 2025: công nghiệp - xây dựng chiếm 53-54%, dịch vụ
chiếm 44-45% và nông lâm ngư nghiệp chiếm 4-5%.
+ Quy mô dân số khoảng 3,7 triệu người vào năm 2025.
+ Tỷ lệlao động qua đào tạo đạt trên 90%, trong đó đào tạo nghềđạt 80% vào năm 2025.
+ Tỷ lệ các xã nông thôn mới đạt trên 85% vào năm 2025.
+ Duy trì thu gom và xử lý 100% chất thải y tế, rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, chất thải nguy hại.
Trên cơ sở này, với vai trò, vị trí là một trong các địa phương phát triển của tỉnh
Đồng Nai thì huyện Trảng Bom đóng góp ngày càng lớn hơn trong sự phân công lao
động và phát triển của toàn tỉnh.