Nhận xét, đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 28 - 29)

Trên thế giới hiện chưa có nhiều nghiên cứu độc lập về rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, chủ yếu các nghiên cứu về sinh thái cảnh quan; nghiên cứu theo phân loại 3 loại rừng: rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng; nghiên cứu cây xanh đô thị trong đó rừng phòng hộ bảo vệ môi trường là một hợp phần của vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về rừng nói chung và rừng bảo vệ môi trường nói riêng đều chỉ rõ được vai trò, chức năng, tầm quan trọng của cây xanh trong việc cải thiện môi trường cũng như trong đời sống hàng ngày của con người. Công tác quy hoạch và quản lý cây xanh đô thị ngày càng được quan tâm chú trọng, từ kỹ thuật chọn loại cây trồng, nguyên tắc bố trí cây, kỹ thuật gây trồng và chăm sóc các loại cây …Với nhận thức ngày càng cao về vai trò của cây xanh trong đô thị, ở nhiều nước đã phát triển thành đô thị xanh, thành phố xanh.

Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về cây trồng cho đô thị, chủ yếu tập trung nghiên cứu ở các mặt: lựa chọn loài cây trồng, biện pháp kỹ thuật trồng, cơ chế hưởng lợi ích, hỗ trợđầu tư, chính sách phát triển trồng rừng,… Nghiên cứu về rừng hay trồng rừng nói chung ở nước ta phát triển từ khá sớm nhưng nghiên cứu về rừng phòng hộ bảo vệ môi trường (đô thị xanh) ở nước ta còn khá mới mẻ, các công trình nghiên cứu còn rất ít; phạm vi nghiên cứu còn hẹp chủ yếu ở các thành phố lớn như thành phốĐà Lạt (Lâm đồng), một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội; nghiên cứu còn tản mạn và chưa có hệ thống; hiệu quảứng dụng trong quy hoạch, thiết kế cải tạo cây xanh chưa cao, chưa đưa ra được các giải pháp đồng bộ cho việc phát triển đô thị xanh hiệu quả.

Ở thành phố Lào Cai trong những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh rất quan tâm đến việc phát triển rừng cảnh quan, bảo vệ môi trường. Từ khi trung tâm thành phốđược mở rộng, năm 2004 UBND tỉnh đã có hướng dẫn thực hiện trồng rừng cảnh quan,

khuyến khích phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa phát triển mạnh làm một số diện tích rừng trong nội thành bị mất đi, các chính sách đầu tư chưa đầy đủ, nguồn ngân sách hạn chế, việc quy hoạch tổng thể chưa đồng bộ, ổn định, việc quản lý còn chồng chéo,... Vì vậy việc phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường (rừng cảnh quan, bảo vệ môi trường) trên địa bàn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thực hiện được như mục tiêu Nghị quyết tỉnh ủy đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)