Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 34 - 37)

1) Đánh giá hiện trạng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường (rừng cảnh quan) trên địa bàn

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

Trên các đai rừng, khoảnh rừng tôi tiến hành lập các OTC đại diện điển hình để thu thập số liệu.

* Thu thập số liệu trên rừng tự nhiên: Sử dụng ô tiêu chuẩn đại diện điển hình, diện tích 500 m2; tỷ lệ diện tích rút mẫu điều tra 0,1% (theo Thông tư 33/2018/TT- BNNPTNT ngày 16/11/2018). OTC tại các vị trí chân, sườn, đỉnh; chọn OTC ngẫu nhiên, hệ thống. Số lượng: 4 OTC điều tra cây rừng tự nhiên.

- Thống kê toàn bộ cây gỗ có đường kính D ≥ 8cm, theo cấp kính 2. - Trong OTC 500 m2 xác định chiều cao, đường kính, loài cây, phẩm chất. - Xác định tên cây, tình hình sinh trưởng của cây rừng theo 3 cấp: tốt (A), trung bình (B), xấu (C).

+ Cây có phẩm chất A: là cây sinh trưởng tốt, thân thẳng đẹp, đoạn thân dưới cành dài, không có u bướu khuyết tật ở trên thân.

+ Cây có phẩm chất B: là cây sinh trưởng trung bình, có u bướu khuyết tật hoặc sâu bệnh nhưng không đáng kể có thể lợi dụng được từ 50-70% thể tích của thân cây. + Cây có phẩm chất C: là cây sinh trưởng, phát triển kém, cong queo sâu bệnh hoặc cụt ngọn, rỗng ruột, chỉ có thể sử dụng < 50% thể tích của thân cây.

- Xác định số tầng tàn của rừng: 1 tầng tán, 2 tầng tán hoặc 3 tầng tán.

- Đo chiều cao: Cây có chiều cao dưới 4,0m đo trực tiếp bằng sào có chia vạch đến 0,1m. Cây cao trên 4,0m đo bằng thước SUNNTO 627124 có chỉnh lý theo phương pháp đo độ cao trực tiếp.

- Đo đường kính: Đo toàn bộ những cây gỗ có D1.3 ≥ 8 cm. Đo tại vị trí ngang ngực (D1,3m), đo chu vi bằng thước dây sau đó suy ra đường kính: D1.3 = C1.3/π . (trong đó C1.3 là chu vi tại vị trí 1,3 m; π = 3,14).

Kết quảđiều tra được ghi vào mẫu (Biểu 1).

- Điều tra cây tái sinh (trong rừng trồng và rừng tự nhiên): Trong ô dạng bản 4m2 (2x2m) đếm số lượng, xác định thành phần loài, đo chiều cao, đánh giá chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh. Điều tra các cây có D1.3 < 8 cm. OTC tại các vị trí chân, sườn, đỉnh; chọn OTC ngẫu nhiên, hệ thống. Số lượng: 4 OTC điều tra cây tái sinh rừng tự nhiên.

Chất lượng cây tái sinh được đánh giá theo hình thái và sinh lực phát triển và phân chia theo 3 cấp: tốt, trung bình và xấu. Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng, phát triển tốt, không sâu bệnh. Cây trung bình là cây không cong queo, sâu bệnh, không gẫy cành, cụt ngọn nhưng khả năng sinh trưởng kém hơn, có thể còn đang bị chén ép bởi tầng cây bụi và thảm tươi. Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng, phát triển kém, sâu bệnh, bị chèn ép bởi cây bụi và thảm tươi.

Kết quảđiều tra được ghi vào (Bảng 2).

* Đối với rừng trồng: Sử dụng ô tiêu chuẩn đại diện, điển hình theo từng trạng thái rừng (loài cây, tuổi), diện tích OTC 200 m2; tỷ lệ diện tích điều tra 0,05%. OTC bố trí tại các vị trí chân, sườn, đỉnh. OTC tại các vị trí chân, sườn, đỉnh; chọn OTC ngẫu nhiên, hệ thống. Số lượng: 29 OTC điều tra cây rừng trồng.

- Thống kê toàn bộ cây gỗ có đường kính D ≥ 5cm,.

- Trong OTC 200 m2 xác định chiều cao, loài cây, cấp tuổi, phẩm chất, phương thức trồng, kỹ thuật trồng.

- Xác định tên cây, phẩm chất cây theo 3 cấp: tốt (A), trung bình (B), xấu (C); + Cây có phẩm chất A: là cây sinh trưởng tốt, thân thẳng đẹp, đoạn thân dưới cành dài, không có u bướu khuyết tật ở trên thân.

+ Cây có phẩm chất B: là cây sinh trưởng trung bình, có u bướu khuyết tật hoặc sâu bệnh nhưng không đáng kể có thể lợi dụng được từ 50-70% thể tích của thân cây. + Cây có phẩm chất C: là cây sinh trưởng, phát triển kém, cong queo sâu bệnh hoặc cụt ngọn, rỗng ruột, chỉ có thể sử dụng < 50% thể tích của thân cây.

- Xác định số tầng tàn của rừng: 1 tầng tán, 2 tầng tán hoặc 3 tầng tán.

- Đo chiều cao: Cây có chiều cao dưới 4,0m đo trực tiếp bằng sào có chia vạch đến 0,1m. Cây cao trên 4,0m đo bằng thước SUNNTO 627124 có chỉnh lý theo phương pháp đo độ cao trực tiếp.

- Đo đường kính: Đo toàn bộ những cây gỗ có D1.3 ≥ 5 cm. Đo tại vị trí ngang ngực (D1,3m), đo chu vi bằng thước dây sau đó suy ra đường kính: D1.3 = C1.3/π . (trong đó C1.3 là chu vi tại vị trí 1,3 m; π = 3,14).

Kết quảđiều tra được ghi vào mẫu (Biểu 3).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)