Đánh giá sự đa dạng của rừng phòng hộ bảo vệ môi trường tại thành phố Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 40 - 57)

3.1. Đánh giá hiện trạng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Lào Cai

3.1.2. Đánh giá sự đa dạng của rừng phòng hộ bảo vệ môi trường tại thành phố Lào Cai

- Rừng tập trung: rừng tự nhiên, rừng trồng.

- Cây phân tán: đường phố, trường học, trụ sở cơ quan, công viên, tiểu công viên.

Bảng 3.2: Kết quả tổng hợp các loại rừng phòng hộ bảo vệ môi trường tại khu vực nghiên cứu

TT Loại rừng

Diện tích (ha)

Lịch sử hình thành

Loài cây chủ

yếu Vị trí

1 Rừng TN tái

sinh 155,5 Rừng tái sinh Giẻ, ràng ràng, Ngát

Nam Cường, Cam Đường, Đồng Tuyển

2 Rừng trồng

hỗn loài 187,3

Rừng trồng theo dự án vườn thực vật, cảnh quan

Keo, mỡ, Lát, Long lão, tếch…

Duyên Hải, Kim Tân, Bắc Cường,

Nam Cường, Thống Nhất

3 Rừng trồng

thuần loài 457,2

Rừng trồng dự án rừng cảnh quan, chương trình 327,

661 và nhân dân tự đầu tư

Thông mã vĩ, Mỡ, Trẩu, bồ đề

Nam Cường, Bắc Lệnh, Cam

Đường …

4 Rừng trồng 2

bên đường 145,06 CTMT và dân tự trồng

Bàng, Sấu, Sao đen, Phượng vỹ,

Dầu nước…

Các tuyến phố TP Lào Cai

5

Rừng trồng ở các cơ quan,

trường học, công viên

43,54 Rừng trồng theo trụ sở cơ quan

Dầu nước, Phượng vỹ, Sao

đen, Muồng hoàng yến, Xà

cừ

Các trụ sở cơ quan, trường học, công viên

Tổng 988,6

Hình 3.1. Rừng tự nhiên bảo vệ môi trường thành phố Lào Cai a, Diện tích rừng tự nhiên:

Rừng tự nhiên cảnh quan của thành phố Lào Cai hiện có 155,5 ha được hình thành từ rừng tái sinh tự nhiên. Rừng này trước năm 2011 đã được giao cho dân (cấp GCNQSDĐ), từ năm 2011 đến nay thành phố thực hiện thu hồi chuyển đổi sang rừng cảnh quan. Vì vậy từ năm 2011 rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, cây rừng phát triển tốt, nhiều tầng tán; các diện tích cây thưa đã được cải tạo, làm giầu rừng. Các loài cây ở khu rừng này khá đa dạng như kháo, sồi, ràng ràng, giẻ, ba la mít, bứa, ngát, trám…

Rừng tự nhiên được tập trung chủ yếu ở khu vực phường Nam Cường và xã Cam Đường (phía Nam thành phố).

b, Rừng trồng tập trung:

Diện tích trồng hỗn giao trên địa bàn thành phố hiện có 187,3 ha. Diện tích rừng trồng hỗn giao đầu tiên được hình thành từ năm 1994 theoQuyết định số 2089/QĐ-

UB ngày 08/12/1993 của UBND tỉnh Lào Cai và được Bộ lâm nghiệp thẩm định tại Văn bản số 2650/KH ngày 24/11/1993 (nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT) về thực hiện Dự án vườn thực vật thị xã Lào Cai, tỉnh lào Cai. Diện tích rừng này được trồng đa dạng các loài từ năm 1994 - 1997 như keo, mỡ, lát hoa, tếch, long lão, lim, quếch, kháo dặm, thông mã vĩ…Khu rừng này đã hình thành từ 2 - 3 tầng tán do một số loài cây trồng ưa bóng phát triển sau và một số cây rừng tự nhiên tái sinh đã phát triển như giẻ, ràng ràng, mí, kháo… Rừng nhiều cây hiện có đường kính từ 40 - 60 cm, dây leo, rêu và có nhiều loài cây tầm gửi mọc trên các cây to. Tuy nhiên hiện một số cây keo có hiện tượng rỗng ruột, chết khô và không có khả năng phát triển. Rừng nay tập trung ở phường Cốc Lếu, Kim Tân (phía Bắc thành phố). Ngoài ra rừng hỗn giao được phát triển năm 2015 theo dự án rừng cảnh quan trên địa bàn thành phố và được đầu tư trồng các loài cây bản địa như đinh, lim, lát, giổi, re, nhội, chò chỉ… Trồng từ cây con có bầu cao 0,5 m trở lên tập trung ở quanh khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường, gần các khối trụ sở cơ quan của tỉnh.

Các diện tích trồng thuần loài như Thông mã vĩ, keo, mỡ, trẩu, bồ đề được hình thành qua các giai đoạn khác nhau và trải dài toàn thành phố. Rừng Thông mã vĩ được hình thành từ năm 2004 đến nay theo quyết định 304/2004/QĐ-CT được nhà nước hỗ trợ đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ. Một số diện tích rừng trồng keo, mỡ được hình thành từ những thập niên 90 theo chương trình 327, 661 (trồng rừng phòng hộ). Còn các diện tích rừng trồng trẩu, bồ đề trước khi được thu hồi chuyển đổi sang rừng cảnh quan là rừng của cá nhân, hộ gia đình tự đầu tư.

Hình 3.2 Rừng trồng bảo vệ môi trường thành phố Lào Cai

Hình 3.3. Cây xanh ở đường phố, trụ sở cơ quan, công viên

Bảng 3.3: Tổng hợp đặc điểm rừng phòng hộ bảo vệ môi trường thành phố Lào Cai (rừng trồng tập trung)

TT Phường/xã

Vị trí, địa điểm

Diện tích (ha)

Trữ lượng (M3)

Trữ lượng

gỗ bình/ha (M3/ha)

Mật độ cây gỗ (cây/ha)

Đường kính bình quân (cm)

Loại rừng

Năm trồng

hoặc năm đầu tư bảo vệ

Chức năng

Chủ quản

Loài loài cây chủ yếu

Ghi Tiểu chú

khu Kh Lô

1 Duyên Hải 189 1 1 36,82 2.461,150 66,843 1000 13,0 RT 2010 ĐD HGĐ Trẩu 2 Lào Cai 34 1 1 18,35 1.737,249 94,673 1150 13,8 RT 2000 ĐD HGĐ Mỡ 3 Đồng

Tuyển

71,81 8.673,841

189 3 1 11,00 3.376,896 47,025 2150 9,2 RT 2015 ĐD HGĐ Bồ đề 189 3 2 12,00 897,761 74,813 920 14,5 TN ĐD HGĐ Ràng ràng,

Trẩu 189 3 2 28,09 2.745,085 97,725 1000 14,0 RT 2000 ĐD BQLRPH Mỡ 193D 1 1 7,36 1.188,842

161,527

850 18,9 RT 1994 ĐD BQLRPH Mỡ, Keo

193D 1 2 13,36 465,256 34,825 2200 8,3 RT 2016 ĐD HGĐ Bồ đề

download by : skknchat@gmail.com

TT Phường/xã

Vị trí, địa điểm

Diện tích (ha)

Trữ lượng (M3)

Trữ lượng

gỗ bình/ha (M3/ha)

Mật độ cây gỗ (cây/ha)

Đường kính bình quân (cm)

Loại rừng

Năm trồng

hoặc năm đầu tư bảo vệ

Chức năng

Chủ quản

Loài loài cây chủ yếu

Ghi Tiểu chú

khu Kh Lô

4 Kim Tân 195K 1 1 39,21 9.207,792

234,833

700 23,6 RT 1994 ĐD BQLRPH Mỡ, Keo 5 Cốc Lếu 195 1 1 17,78 3.772,728

212,189

650 23,3 RT 1994 ĐD BQLRPH Mỡ, Keo

6 Cốc San 61,79 4.540,799

110 4 1 1,80 179,221 99,567 650 16,9 RT 1998 ĐD BQLRPH Mỡ 114 3 1 12,27 1.324,489

107,945

800 16,6 RT 1998 ĐD BQLRPH Mỡ

114 1 1 13,26 1.245,319 93,915 1000 14,5 RT 1998 ĐD BQLRPH Mỡ

114 2 1 21,49 690,264 32,120 1150 9,9 RT 2010 ĐD HGĐ Mỡ 114 2 2 12,97 1.101,506 84,927 850 14,7 RT 1998 ĐD BQLRPH Mỡ 7 Bắc

Cường

74,08 3.433,133

download by : skknchat@gmail.com

TT Phường/xã

Vị trí, địa điểm

Diện tích (ha)

Trữ lượng (M3)

Trữ lượng

gỗ bình/ha (M3/ha)

Mật độ cây gỗ (cây/ha)

Đường kính bình quân (cm)

Loại rừng

Năm trồng

hoặc năm đầu tư bảo vệ

Chức năng

Chủ quản

Loài loài cây chủ yếu

Ghi Tiểu chú

khu Kh Lô

193 1 1 21,48 2.062,788 96,033 750 16,5 RT 1995 ĐD BQLRPH Mỡ 195B 2 1 52,60 1.370,345 26,052 1350 8,9 RT 2012 ĐD BQLRPH Lát, Dầu

nước

8 Nam

Cường 158,41 16.435,217

195A 1 1 37,70 5.179,399

137,385

1120 15,4 TN 2012 ĐD BQLRPH Giẻ, ràng ràng 195A 1 1 12,00 139,392 11,616 1300 7,0 TR 2015 ĐD BQLRPH Lát, đinh,

lim 195A 1 2 5,50 91,855 16,701 1200 8,0 TR 2011 ĐD CTMTĐT Lát, đinh,

lim 195A 1 3 3,10 54,541 17,594 1150 8,4 TR 2011 ĐD CTMTĐT Lát, đinh,

lim

download by : skknchat@gmail.com

TT Phường/xã

Vị trí, địa điểm

Diện tích (ha)

Trữ lượng (M3)

Trữ lượng

gỗ bình/ha (M3/ha)

Mật độ cây gỗ (cây/ha)

Đường kính bình quân (cm)

Loại rừng

Năm trồng

hoặc năm đầu tư bảo vệ

Chức năng

Chủ quản

Loài loài cây chủ yếu

Ghi Tiểu chú

khu Kh Lô

197 1 1 48,10 5.254,669

109,245

1020 15,0 TN ĐD BQLRPH Giẻ, ràng ràng 197 2 1 16,00 2.728,519

170,532

1000 17,4 RT 2004 ĐD BQLRPH Thông

197 2 3 36,01 2.986,843 82,945 800 14,6 RT 1998 ĐD BQLRPH Mỡ

9 Bắc Lệnh 45,98 5.620,811

197B 1 1 18,60 2.918,042

156,884

1100 16,4 RT 2006 ĐD BQLRPH Thông

197B 1 2 27,38 2.702,769 98,713 800 15,6 RT 1998 ĐD BQLRPH Mỡ 10 Cam

Đường 177,91 17.015,367 203C 1 1 8,60 1.254,395

145,860

1050 16,2 RT 2006 ĐD BQLRPH Thông

download by : skknchat@gmail.com

TT Phường/xã

Vị trí, địa điểm

Diện tích (ha)

Trữ lượng (M3)

Trữ lượng

gỗ bình/ha (M3/ha)

Mật độ cây gỗ (cây/ha)

Đường kính bình quân (cm)

Loại rừng

Năm trồng

hoặc năm đầu tư bảo vệ

Chức năng

Chủ quản

Loài loài cây chủ yếu

Ghi Tiểu chú

khu Kh Lô

203C 1 2 18,55 1.503,008 81,025 750 14,8 RT 2000 ĐD HGĐ Mỡ 203C 1 3 25,24 1.848,924 73,254 800 13,9 RT 2000 ĐD HGĐ Mỡ 203C 2 1 48,12 3.085,096 64,113 950 12,5 RT 2010 ĐD HGĐ Trẩu 204C 1 1 57,70 7.171,789

124,294

960 15,6 TN 1995 ĐD BQLRPH Ràng ràng, trẩu

204C 1 1 19,70 2.152,155

109,246

1150 14,2 RT 2010 ĐD BQLRPH Trẩu

11 Thống

Nhất

97,86

12.986,381 204T 1 1 49,72 7.494,801

150,740

850 17,8 RT 1997 ĐD BQLRPH Keo, mỡ 204T 1 2 48,14 5.491,580

114,075

950 16,1 RT 2000 ĐD HGĐ Mỡ

Cộng 800,00 85.884,468

download by : skknchat@gmail.com

Hình 3.4. Rừng cảnh quan trồng tập trung thành phố Lào Cai (ảnh Goole earth) Qua quá trình điều tra thực địa cho thấy các diện tích rừng được trồng theo chương trình 327, Chương trinh 661 các năm 1994 - 1998 hiện đạt mật độ đều trên 600 cây/ha và trữ lượng đều đạt trên 100 m3/ha (rừng trung bình). Riêng rừng khu vực đồi Nhạc Sơn có mật độ bình quân 800 cây/ha và trữ lượng đạt bình quân đạt 200 m3/ha (rừng giàu). Rừng cảnh quan trên địa bàn thành phố được hình thành từ nhiều

chương trình, dự án khác nhau và trải qua một thời gian dài phát triển từ năm 1994 đến nay lên loài cây khá đa dạng và phong phú, nhiều chủng loại cây, nhiều cấp tuổi khác nhau.

Diện tích rừng cảnh quan trên địa bàn thành phố Lào Cai được hình thành chủ yếu trên đất của cá nhân, hộ gia đình nên có nhiều loài cây gỗ nhỏ, cây mọc nhanh để mục tiêu phát triển kinh tế là chính, rừng đều có trữ lượng nghèo nên sau khi được thu hồi, GPMB chuyển thành rừng cảnh quan cần có kế hoạch cải tạo, làm giầu và trồng mới các loài cây bản địa, gỗ lớn. Có kế hoạch cải tạo các rừng keo được trồng từ năm 1994 - 1998 do cây keo đã già, yếu, ít có khả năng phát triển và một số cây bị rỗng ruột, mục, chết đứng.

c, Rừng trồng hai bên đường:

Thành phố Lào Cai có 10 phường và 7 xã bao gồm: đường khu vực trung tâm, khu vực cận trung tâm và khu ven đô. Hầu hết trên các tuyến đường đã được thành phố quy hoạch hình thành các mảng xanh đem lại vẻ đẹp cảnh quan và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường đô thị. Qua nghiên cứu 30 tuyến phố quy ra diện tích cây xanh chiếm 145,06 ha đất.

Trong quá trình hình thành và phát triển thành phố Lào Cai được chia ra một số khu vực cơ bản như:

- Khu vực phố cũ: Là các khu nhà ở kết hợp cửa hàng, có chiều cao từ 2-5 tầng với mật độ xây dựng cao, đường phố hẹp và chiều rộng mặt đường dao động mạnh từ 6 - 18m, vỉa hè đường phố nhỏ. Đây là khu tập trung các hoạt động thương mại dịch vụ của thành phố, đặc biệt khu vực chợ Cốc Lếu, Nguyễn Du và Kim Tân, chiều dài đường phố dao động trong khoảng từ 0,35 đến 3,5km. Các loài cây ở tuyến phố này chủ yếu là Bàng, Phượng vỹ, Sấu, Bằng Lăng, Xoài, Nhãn, Lộc vừng, Vông, Hoa xữa do nhân dân tự trồng và Công ty môi trường đô thị đã trồng từ lâu.

- Khu vực phố mới: Đây là các khu vực được thành phố nâng cấp và mở rộng, bề rộng mặt đường dao động trong khoảng từ 15 - 58m, vỉa hè đường phố rộng. Đây là khu tập trung cơ quan hành chính của tỉnh; chiều dài đường phố dao động trong khoảng từ 0,39 - 9,44km. Các loài cây trồng chính của tuyến phồ mới là Dầu nước, Sao đen, Muồng hoàng yến, Xà cừ, Vàng anh do Công ty cổ phần môi trường đô thị Lào Cai thực hiện trồng.

- Một số tuyến đường của thành phố được đầu tư xây dựng khá khang trang như:

Trần Hưng Đạo, Hoàng Liờn, Đường Vừ Nguyờn Giỏp đõy là loại đường lớn, tầm nhìn rộng có khả năng tạo được những trục đường tiêu biểu cho thành phố Lào Cai và được đầu tư trồng cây cảnh quan chất lượng, đẹp, đồng bộ.

Dựa trên cơ sở dữ liệu về cây xanh đường phố do Xí nghiệp Công viên cây xanh thuộc Công ty cổ phần môi trường đô thị tỉnh Lào Cai, đề tài đã thu thập số liệu về số lượng cây trồng của 25 loài cây trồng chủ yếu trên các đường phố Lào Cai, kết quả trình bày ở bảng 3.4:

Bảng 3.4: Tổng hợp số lượng cây trồng của 25 loài cây trồng chủ yếu trên các đường phố Lào Cai

TT Loài cây Tên khoa học Số lượng (cây)

1 Bàng Terminalia captappa L. 4.344

2 Sấu Dracontomelon duperreanum Pierre 2.660

3 Sao đen Hopea Odorata Roxb 1.035

4 Phượng vỹ Delonix regia (W. J. Hook) Raf 636

5 Dầu nước Dipterocarpus tuberculata Roxb 407

6 Bằng lăng tím Lagerstroemia speciosa (L.) Pers 356

7 Hoa sữa Alstonia scholaris L. R. Br 347

8 Nhãn Nephelium sp 335

9 Xoài Mangifera indica Linn 315

10 Hoàng lan Polyalthia longifolia cultivar. pendula 309

11 Muồng hoàng yến Cassia fistula L. 172

12 Lát hoa Chukrasia tabularis A.Juss 165

13 Long não Cinnamomum camphora (L.) Presl 135

14 Ngọc lan Michelia alba D.C 100

15 Muồng đen Cassia siamea Lamun 87

16 Xà cừ Khaya senegaalensis A.Juss 78

17 Tếch Tectona grandis Linn 66

18 Nhội Bischofia trifolia B1 56

19 Chẹo tía Engelhardtia chrysolepis Hance 45

20 Lộc vừng Barringtonia acutanguta (L) Gaertn 40

21 Vàng anh Saraca divers 34

22 Dâu da xoan Allospondias lakonensis Stapf 28

23 Vông Erythrina indica Lam 26

24 Đa búp đỏ Ficus elastica Roxb ex Horn 18

25 Sung Ficus racemosa 15 Phan Ngọc Tám, năm 2012.

Qua kết quả biểu 3.4 cho thấy: Trong 25 loài cây trồng chính ở thành phố Lào Cai có thể chia thành 3 nhóm loài cây với số lượng cây trồng khác nhau là:

- Nhóm loài cây được trồng với số lượng cây > 500 cây: gồm 04 loài trong đó:

Bàng là loài được trồng nhiều nhất với 4.344 cây, tiếp đến là loài Sấu với 2.660 cây, sau đó là loài Sao đen với 1.035 cây và Phượng vĩ là 636 cây.

- Nhóm loài cây được trồng có số lượng cây từ 100 - 500 cây: gồm 10 loài trong đó: Dầu nước (407 cây), Bằng lăng tím (356 cây), Hoa sữa (347 cây), Nhãn (335 cây), Xoài (315 cây), Hoàng lan (109 cây), Muồng hoàng yến (172 cây), Lát hoa (165 cây), Long não (135 cây), Ngọc lan (100 cây).

- Nhóm các loài cây trồng có số lượng <100 cây: Nhóm này nhiều nhất gồm 11 loài như: Muồng đen, Xà cừ, Tếch, Nhội, hẹo tía, Lộc vừng, Vàng anh, Dâu da xoan, Vông, Đa búp đỏ và Sung.

Kết quả khảo sát và điều tra thực tế cho thấy, trên hầu hết các tuyến đường, tuyến phố đã hình thành nên những diện tích cụ thể phục vụ cho công tác xây dựng những mảng xanh cải thiện môi trường đô thị, đồng thời góp phần cải thiện khí hậu, cảnh quan cho thành phố Lào Cai. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thành phố Lào Cai đang đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng để đến năm 2025 trở thành đô thị loại I; điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển của công tác trồng cây xanh đường phố trên toàn địa bàn thành phố. Các tuyến phố mới đã và đang được đầu tư bài bản, đồng bộ các loài cây xanh. Các tuyến phố cũ đang dần được thay thế các cây già, yếu, nguy cơ gẫy đổ, cây mọc nhanh bằng các loài cây mọc chậm, rễ cọc (không ăn nổi), có giá trị thẩm mỹ, sống lâu.

d, Rừng trồng tại các cơ quan, trường học:

Việc trồng cây xanh tại các cơ quan, trường học được UBND tỉnh rất quan tâm và đã cụ thể hóa bằng Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 15/6/2016 Ban hành Quy định một số nội dung cụ thể về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Trước đó tỉnh Lào Cai thực hiện theo Quyết định số 14/2012/QĐ-UBND ngày 23/4/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành Quy định một số nội dung cụ

thể về quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai (quyết định này quy định chung cho quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị như điện, nước, vỉa hè, cây xanh, vệ sinh môi trường). Quyết định 36/2016/QĐ-UBND đã quy định riêng về cây xanh đô thị, trong đú quy định rừ quy hoạch, trồng, chăm súc, ươm cõy, bảo vệ, chặt hạ, di chuyển cây xanh đô thị và tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng, tại điều 12 có ghi:

“Điều 12. Trồng, bảo vệ, chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà đất của cơ quan, đơn vị, trường học, tổ chức, cá nhân.

1. Cơ quan, đơn vị, trường học, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm trồng cây xanh theo quy hoạch (nếu có), thực hiện trồng cây theo Khoản 2 Điều này; được thụ hưởng hoa lợi từ cây và chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc cây xanh, hoa, cỏ, cảnh, dây leo trồng trong khuôn viên do mình quản lý.

2. Cây trồng trong khuôn viên của cơ quan, đơn vị, trường học, tổ chức và cá nhân phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

a) Không thuộc danh mục cây cấm trồng, cây trồng hạn chế do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;

b) Cây trồng lẻ, trồng dặm thì tùy thuộc khoảng không gian của khuôn viên mà chọn cây thích hợp nhưng có độ cao khi trưởng thành không quá 15m;

c) Khoảng cách ly an toàn đến các công trình kỹ thuật đô thị phải theo các quy định hiện hành, bảo đảm cây xanh có tán, thân, rễ không gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường các hộ xung quanh và làm hư hại các công trình lân cận thuộc cá nhân, tổ chức khác quản lý;

d) Cây trồng theo dự án đầu tư bằng ngân sách Nhà nước thì thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”

Được sự quan tâm của tỉnh các cơ quan, trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, thành phố Lào Cai nói riêng rất tích cực trồng cây xanh xunh quanh trụ sở, các khuôn viên. Qua số liệu điều tra cây trồng của 28 trụ sở cơ quan, trường học có diện tích cây xanh 43,54 ha được tổng hợp bảng 3.5 như sau:

Bảng 3.5: Tổng hợp cây trồng một số cơ quan, trụ sở, trường học

TT Tên trụ sở Diện tích

cây xanh (ha)

Loài cây trồng chính

1 Tỉnh ủy 0,60 Dầu nước, Lim, thông

2 Khối 1 (UBND tỉnh) 0,90 Dầu nước, Lim, thông

3 Khối 2 (Sở Ngoại vụ...) 0,50 Dầu nước

4 Khối 3 (các hội ND, PN...) 0,20 Xà cừ, Dầu nước

5 Khối 4 (Sở VH, DT...) 0,15 Xà cừ, Dầu nước

6 Khối 5 (sở y tế) 0,35 Xà cừ, Dầu nước

7 Khối 6 (LĐ, Công thương…) 0,80 Xà cừ, Dầu nước

8 Khối 7 (Sở GT-XD…) 0,90 Xà cừ, Dầu nước, Thông

9 Khối 8 (Sở NN&PTNT) 1,00 Dầu nước, Lim, thông

10 Sở Tài Chính 0,20 Dầu nước, Xoài

11 Cục Thuế tỉnh 0,50 Dầu nước, Xoài

12 Sở Thông tin & Truyền thông 0,10 Xà cừ, Dầu nước

13 Bảo tàng tỉnh 0,90 Xà cừ, Dầu nước

14 Công an tỉnh 2,00 Xà cừ, Dầu nước

15 Quân đội tỉnh 10,00 Xà cừ, Dầu nước, Thông

16 Kho bạc tỉnh 0,10 Xà cừ, Dầu nước

17 UBND thành phố 0,40 Tếch, nhãn, vải, xoài

18 Trường ĐH Thái Nguyên phân hiệu LC 1,90 Xà cừ, Dầu nước, Thông

19 Trường Cao đẳng KTKT Lào Cai 3,50 Xà cừ, Dầu nước, Thông

20 Trừng Trung cấp Nghề Lào Cai 3,00 Xà cừ, Dầu nước, Thông

21 Trường THPT số 1 0,10 Phượng vĩ, bàng

22 Trường THPT số 3 0,10 Phượng vĩ, bàng

23 Trường TH Nguyễn Bá Ngọc 0,06 Sấu

24 Trường TH Lê Văn Tám 0,08 Phượng vĩ, bàng

25 Công viên Nhạc Sơn 3,00 Xà cừ, Dầu nước, Thông

26 Tiểu Khuân viên quảng trường tỉnh 4,00 Xà cừ, Dầu nước, Sao đen

27 Biên phòng tỉnh 8,00 Xà cừ, Dầu nước, Xoài

28 Thành ủy Lào Cai 0,2 Sao đen, Xoài, Ngọc lan

Tổng cộng 43,54

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 40 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)