Cây trồng ở hai bên đường và ở cơ quan, trường học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 65 - 69)

3.2. Đánh giá đặc trưng của rừng phòng hộ bảo vệ môi trường

3.2.2. Cây trồng ở hai bên đường và ở cơ quan, trường học

Các loài cây trồng ở hai bên đường và cơ quan, trường họccó nhiều loài cây và được phần làm hai giai đoạn:

* Giai đoạn 1

Cây trồng từ những năm thập niên 90 như Bàng, Xoài, Sấu, Phượng vỹ, Bằng lăng, Nhãn, Vải, Sữa, Vông, Vả, Hoa sữa…Thời kỳ này cây trồng được trồng từ cây con có bầu do Công ty Môi trường đô thị thực hiện trồng ở các tuyến phố chính và trồng thuần loài theo từng đoạn của tuyến phố. Tuy nhiên do quá trình phát triển một

số cây bị chết hoặc bị chặt bỏ và được trồng thay thế bằng một số loài cây khác. Các tuyến phố nhỏ chủ yếu do người dân tự đầu tư trồng bằng nhiều các loại cây khác nhau. Các trụ sở cơ quan đặc biệt là trường học thường trồng các loài cây tán rộng, mọc nhanh. Mục tiêu thời điểm đó chủ yếu là nhanh chóng che bóng mát, chưa tính đến vẻ đẹp, độ an toàn, môi trường (mùa rụng lá, hoa, quả). Hiện tại một số loài cây như Bàng, Phượng Vỹ, Vông, Vả, Hoa sữa… đã bộc lộ nhiều nhược điểm, phát triển kém như rụng lá theo mùa, quả to làm ảnh hưởng đến môi trường, rễ mọc nổi, cành rễ gẫy, cây sâu bệnh, gẫy đổ…

Các cây này đang dần được chặt bỏ, thay thế, theo đó thực hiện xây dựng đô thị văn minh, từ năm 2018 đến hết tháng 7/2019, thành phố Lào Cai đã thực hiện cải tạo, phát triển cây xanh đối với 14 tuyến đường thuộc địa bàn các phường: Duyên Hải, Lào Cai, Phố Mới, Cốc Lếu, Kim Tân, Bắc Cường, Xuân Tăng và xã Vạn Hòa; 3 tiểu công viên thuộc phường Bắc Cường; trồng các thảm hoa, tạo hình mái dốc kè hai bên bờ sông hồng và một số mái taluy trong khu vực nội thị. Thành phố Lào Cai sẽ trồng mới, thay thế 1.200 cây xanh tại 8 tuyến phố. Hiên đã trồng thay thế được 900 cây xanh, 2.427 m2 thảm hoa được trồng mới, với tổng kinh phí thực hiện trên 5.177 triệu đồng, trong đó có gần 1.200 triệu đồng xã hội hóa. Ngoài ra, các phường: Phố Mới, Lào Cai, Bắc Cường, Xuân Tăng, Duyên Hải, Pom Hán, Bình Minh đã thực hiện vận động xã hội hóa được khoảng 5 tỷ đồng để xây dựng, trồng thảm hoa cây cảnh tại các tiểu công viên, vườn hoa, khuôn viên trụ sở cơ quan...

Hình 3.5. Hình ảnh chặt bỏ thay thế cây xanh các tuyến phố cũ

* Giai đoạn 2:

Cây trồng từ năm 2000 trở lại đây Dầu nước, Xà cừ, Sao đen, Thông mã vĩ, Muồng Hoàng Yến… giai đoạn này cây trồng đường phố, trụ sở cơ quan đươc đầu tư, cú chọn lọc và quy định rừ tiờu chuẩn, kỹ thuật và phương thức trồng:

- Tiêu chuẩn chung: Cây trồng phải nằm trong danh mục cây được trồng; Cây thẳng, phân cành ao, dáng cân đối, không sâu bệnh, có hoa đẹp, chịu được thời tiết khắc nghiệt, cây ít rụng lá trơ cành, xanh tốt quanh năm;

+ Cây bóng mát có chiều cao phát triển từ 6 - 8m, đường kính thân cây (tại vị trí 1,3m tính từ mặt đất) tối thiểu 10cm;

+ Cấm trồng những cây rễ nổi dễ đổ và những cây ăn quả, cây có gai nhọn, có chất độc, cây có tán lớn nằm sát nhà dân và những cây giòn dễ gãy trên đường phố có thể làm mất an toàn cho người, phương tiện và công trình.

- Trồng cây ven đường quốc lộ: Cây trồng phải phù hợp loại đường phố, đảm bảo không gian phát triển; tại các đảo phân luồng giao thông chỉ trồng cây cảnh, cỏ, hoa tạo thành mảng màu. Trồng một loại cây trên tuyến phố có chiều dài dưới 2km.

Đoạn đường dài trên 2km có thể trồng hai loại cây tùy theo từng đoạn đường.

- Trồng cây trên hè phố:

+ Trồng thành hàng theo khoảng cách 5 - 10m (trừ những tuyến đã trồng cây);

Đối với các tuyến đường lớn có chiều rộng hành lang trên 5m nên trồng các cây trưởng thành có chiều cao > 15m;

+ Đối với các tuyến đường trung bình có chiều rộng hành lang từ 3m đến 5m nên trồng các cây cao từ 10-15m;

+ Đối với các tuyến đường nhỏ có chiều rộng hành lang dưới 3m, đường cải tạo, bị khống chế về mặt bằng và không gian thì cần tận dụng những cây hiện có hoặc trồng tại những vị trí thưa công trình, ít vướng đường dây trên không và không gây hư hại các công trình sẵn có, có thể trồng cây có chiều cao trưởng thành nhỏ hơn 10m hoặc đặt chậu cây.

- Trồng trên dải phân cách:

+ Đối với dải phân cách rộng dưới 3m không trồng cây bóng mát;

+ Đối với dải phân cách đã trồng, nếu cây có ảnh hưởng đến an toàn giao thông thì phải có kế hoạch thay thế.

+ Đối với dải phân cách rộng từ 3m trở lên có thể trồng 1 hàng cây thân thẳng, phân cành cao, tán lá gọn, trồng cách điểm đầu dải phân cách 10m.

- Trồng cây trong công viên, vườn hoa: Trồng cây theo quy hoạch chi tiết và thiết kế được phê duyệt. Trồng lại cây sau khi chặt hạ cây do chết, sâu mục, gẫy đổ.

Trồng cây thay thế cây không đúng chủng loại theo quy hoạch, cây cong, nghiêng, xấu ảnh hưởng cảnh quan và an toàn đô thị.

- Quy định về ô đất trồng cây:

+ Kích thước và loại hình ô đất phải phù hợp và thống nhất đối với cùng một loại cây trên cùng tuyến phố, đoạn đường đủ đảm bảo sự sinh trưởng phát triển của cây khi trưởng thành.

+ Xung quanh ô đất trồng cây trên đường phố hoặc khu vực công cộng (có lát hè đường) phải được xây bó vỉa có cao độ bằng với cao độ của hè phố đảm bảo an toàn cho người đi bộ, người tàn tật, thuận tiện việc chăm sóc cây.

+ Tận dụng các ô đất trồng cây bố trí trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành khóm xung quanh gốc cây hoặc thành dải cây xanh để tăng mỹ quan đô thị.

- Khoảng cách cây trồng đến công trình:

+ Khoảng cách từ gốc cây ra mép bó vỉa đường, tuynel kỹ thuật, đường dây, đường cấp thoát nước, đường cáp ngầm từ 1-1,5m.

+ Cây xanh trồng ở hè cách góc phố từ 5-8m tính từ điểm đường giao nhau gần nhất để đảm bảo tầm nhìn giao thông.

+ Cây xanh trồng cách họng nước cứu hỏa trên đường 2-3m, cách cột đèn chiếu sáng và miệng hố ga 1-2m.

+ Cây xanh được trồng dọc mạng lưới đường dây dẫn điện phải đảm bảo quy định về hành lang an toàn lưới điện theo quy định hiện hành.

+ Cây trồng cách nhà ở hoặc công trình xây dựng từ 2-3m

+ Trồng cây tránh trước cổng nhà hoặc trước giữa mặt chính nhà chia lô.

Ngoài ra một số trụ sở còn bứng cây trồng như Xoài, Xưa trắng, Ngọc lan… về trồng. Do được chọn lọc giống, đầu tư về kinh phớ, kỹ thuật, cú quy hoạch rừ ràng lờn

các cây trồng sau năm 2000 phát triển rất tốt, đã, đang và sẽ tạo cảnh quan đẹp cho thành phố. Cũng chính nhờ đó năm 2018 thành phố Lào Cai được Hiệp hội các đô thị Việt Nam công nhận là thành phố Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp. Đây là lần thứ 4 thành phố Lào Cai nhận danh hiệu này.

3.3. Đánh giá tiềm năng phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)