Diện tích rừng trong nội thành thành phố hiện có 2.000 ha rừng các loài trong đó Nghị quyết của thành phố hiện đưa vào 800 ha rừng cảnh quan (rừng trồng tập trung). Trong quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn 2050 sẽ phát triển và duy trì rừng cảnh quan thành phố 1.000 ha cùng rừng sản xuất 6.500 ha và rừng phòng hộ 5.5000 ha.
3.3.2. Tiềm năng phát triển về thành phần loài.
Rừng cảnh quan trên địa bàn thành phố được hình thành gần 20 năm và thực hiện qua nhiều giai đoạn, nhiều chương trình, dự án, nhiều chủ quản lý (trước khi thu hồi về nhà nước quản lý) nên có nhiều thành phần loài cây, nhiều kiều rừng khác nhau nên việc cải tạo, trồng thay thế, trồng mới các loài cây bản địa, hỗn giao là rất cần thiết. Một số loài cây trồng như Keo đã bị rỗng ruột, mối, chết khô cần được khai thác tận thu và trồng thay thế các loài cây gỗ lớn, bản địa. Các diện tích trồng Trẩu, Bồ đề là các cây mọc nhanh đến tuổi cần khai thác và trồng thay thế bằng các cây bản địa, trồng hỗn giao. Các diên tích rừng tự nhiên còn cón một số khoảng trống cần trồng bổ sung các loài cây bản địa. Các diện tích rừng trồng còn lại cần được chăm sóc, tỉa thưa để lại các cây mục đích và dần thay thế các cây mọc nhanh bằng các cây lâm nghiệp gỗ lớn, bản địa.
Do đó việc tận thu các cây già, yếu, gẫy đổ, đặc biệt là cây keo trong rừng trồng là hết sức cần thiết. Sau khi tận thu sẽ trồng các loài cây bản địa, gỗ lớn, tán đẹp như đinh, lim, lát, kháo, giổi, sồi… thay thế dần các cây đã chặt. Các loài cây bản địa trên thành phố Lào Cai đã thực hiện trồng hỗn giao được 73,2 ha tại phường Bắc Cường, Nam Cường. Các cây mang trồng bình quân cao 1,2 - 1,5 m, mật độ trồng 1.100 cây/ha, được trồng năm 2012 - 2015 hiện cây cao bình quân 8 m, đường kính bình
quân 6 cm, cây đang sinh trường phát triển rất tốt. Qua số liệu diễn biến rừng và điều tra của tôi diện tích rừng trồng từ những năm 1994 - 1998 cần được cải tạo là 114,07 ha.
Một số diện tích rừng trồng trẩu 104,64 ha, bồ đề 24,36 ha của nhân dân được thu hồi, chuyển đổi thành dự án rừng cảnh quan cần có kế hoạch từng giai đoạn khai thác, chuyển đổi loài cây trồng, trồng các loài cây bản địa và trồng thuần loài Thông mã vĩ. Cây thông mã vĩ rất thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ những ở thành phố Lào Cai và dễ chăm sóc. Cây thông mã vĩ được trồng ở thành phố Lào Cai từ năm 2004 đến nay đã cho thấy được sự phát triển mạnh mẽ, vượt trội; không quá kén đất trồng so với các loài cây khác, các vị trí ta luy thấp, đất mới đào, đắp cây vẫn có khả năng phát triển và tạo cảnh quan đẹp cho thành phố. Hiện trên địa bàn ngoài các diện tích rừng trồng Thông mã vĩ tập trung 43,2 ha còn một số trụ sở khối 1, 2, 6, 7, 8 đã thực hiện trồng loài cây này.
Hình 3.6. Cây thông mã vĩ 3 năm tuổi
Diện tích rừng tự nhiên cần tiếp tục được cải tạo diện tích 155,5 ha thực hiện trồng bổ sung vào các khoảng trống trong rừng bằng các loài cây bản địa có khả năng phát triển dưới tán.
3.3.3. Tiềm năng về khoa học kỹ thuật
Các loài cây trồng rừng cảnh quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai đều được gieo ươm từ hạt tại vườn ươm của các Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Lào Cai thực hiện. Các đơn vị này có nhiều năm kinh nghiệm, có đầy đủ kỹ thuật, nhân lực, nguồn vốn để thực hiện trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, uốn tỉa cây.
Các nguồn giống cây bản địa được chọn lựa cây mẹ (cây trội) ở các khu rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh. Cây trồng không những đáp ứng nhu cầu của tỉnh mà còn suất bán cho các tỉnh bạn như Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Điện Biên.
Về hoạt động chăm sóc, uốn tỉa Công ty CP Môi trường đô thị Lào Cai đã thành lập Xí nghiệp công viên cây xanh thực hiện duy trì toàn bộ cây xanh cảnh quan (đường phố, trụ sở cơ quan) trên địa bàn thành phố.
3.3.4. Tiềm năng về phát triển cảnh quan môi trường hai bên đường, cơ quan trường học, khu vui chơi, nghỉ dưỡng
Cây xanh ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành tiêu chí cần có cho những đoạn đường đi qua khu vực dân cư và trong việc phát triển giao thông bền vững. Bởi lẽ, cây xanh có tính năng cải thiện môi trường không khí và khí hậu rất tốt trên các tuyến đường bộ. Cây xanh hai bên đường phố có thể giảm lượng bụi trong không khí đối với những tầng trên của nhà cao tầng từ 30 - 60%. Cây xanh làm giảm thiểu khí nhà kính, làm giảm phản xạ bức xạ mặt trời ra xung quanh. Theo các tài liệu nghiên cứu, trung bình 1 ha rừng hay vườn cây rậm rạp có thể hấp thụ 1.000kg CO2 và thải ra 730kg O2 mỗi ngày. Như vậy, mỗi người dân đô thị cần diện tích khoảng 10m2 cây xanh hoặc 25m2 thảm cỏ để đảm bảo không khí trong lành cho cuộc sống.
Cây xanh có khả năng hấp thụ tiếng ồn và phụ thuộc vào dải cây xanh rậm rạp hay thưa thớt, rộng hay hẹp, cao hay thấp, lá dầy hay mỏng, lá rộng hay bé... Cây xanh có tác dụng sát trùng, diệt một số vi trùng, vi khuẩn độc hại, hấp thụ các khí độc hại và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Đối với cảnh quan tuyến đường, hệ thống cây xanh làm tăng thẩm mỹ cảnh quan, tạo ra cảm giác êm dịu về màu sắc và môi trường khí hậu thanh bình.
Đặc biệt thành phố Lào Cai định hướng đến năm 2025 sẽ trở thành đô thị loại I càng cần phải chỉnh trang đô thị để đảm bảo tiêu trí đô thị loại I và bình quân mỗi người dân đô có diện tích khoảng 10m2 cây xanh. Để có được điều đó ngoài trồng mới các tuyến phố mới, cải tạo cây xanh các tuyến phố cũ, các trụ sở còn có một diện tích rất là là các dải rừng, đai rừng được tập trung thành 4 dải rừng lớn đan xen trong đô thị. Đây là khu vưc rất có tiềm năng về phát triển cảnh quan môi trường, sinh thái, du lịch, thăm quan học tập, vui chơi, nghỉ dưỡng. Trên thực tế các diên tích này đã phát huy hiêu quả thực tiễn không những có tác dụng bảo vệ môi trường mà còn là nơi thăm quan học tập của các em học sinh trung học học tập trải nghiệm; hàng năm các giải đua xe địa hình đã chọn khu rừng là đường đua; hàng ngày là nơi tập thể dục (đi bộ) của nhân dân quanh vùng…
Hiện nay UBND tỉnh Lào Cai đang mời gọi các nhà đầu tư có tiềm năng để khai thác, phát triển du lịch sinh thái tại các khu rừng cảnh quan trên với mục tiêu “thành phố trong rừng, rừng trong thành phố”. Trên thực tế hiện đã có Tập đoàn FLC đang nghiên cứu, khảo sát thực hiện dự án công viên rừng cảnh quan thành phố Lào Cai.
3.3.5. Tiềm năng về chính sách và tổ chức quản lý.
Từ thực tiễn phát triển của thành phố Lào Cai các nhà quản lý đã đưa ra các chính sách, tổ chức quản lý khác nhau cho từng giai đoạn.
- Giai đoạn những năm 90: chưa có chính sách cụ thể về việc trồng cây xanh đô thị, thành phố Lào Cai chưa có công viên. Cây xanh ở các tuyến phố chính được Công ty môi trường đô thị Lào Cai trồng còn các đường phố nhỏ chủ yếu do người dân tự đầu tư trồng.
- Giai đoạn từ năm 2000 - 2015: giai đoạn này cây xanh đô thị bắt đầu được quan tâm và được cụ thể hóa tại Quyết định số 14/2012/QĐ-UBND ngày 23/4/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành Quy định một số nội dung cụ thể về quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Quyết định này có 2 điểm cơ bản là:
- Cây xanh trên đường phố gồm: Cây bóng mát được trồng hoặc là cây mọc tự nhiên, cây trang trí, dây leo trồng trên hè phố, giải phân cách, đảo giao thông.
- Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phải mang bản sắc địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng; đáp ứng yêu cầu về sử dụng, mỹ quan, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; hạn chế làm hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, dưới mặt đất cũng như trên không.
Giai đoạn này đã hình thành công viên Nhạc Sơn và một số tiểu công viên được trồng cây xanh, khuôn viên, bồn hoa. Các cây xanh đường phố được đầu tư và giao cho Công ty Cổ phần môi trường đô thị Lào Cai thống nhất trồng trên cơ sở quy hoạch các tuyến phố được UBND tỉnh phê duyệt.
Các diện tích trồng rừng cảnh quan tập trung bắt đầu được đầu tư như trồng Thông mã vĩ, trồng hỗn giao lim, đinh, lát, giổi… được giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ thực hiện theo Quyết định số 340/2004/QĐ-UB ngày 21/6/2004.
- Giai đoạn từ năm 2016 - 2020, định hướng 2030: đây là giai đoạn rất phát triển của cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Lào Cai, cây xanh đô thị đã phát triển nên tầm mới với mục tiêu “thành phố trong rừng, rừng trong thành phố” và được cụ thể hóa tại Quyết định số 4079/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Phương án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững thành phố Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1766/QĐ-UBND ngày 18/6/2018 phê duyệt chương trình phát triển đô thị thành phố Lào Cai giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 15/6/2016 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quy định một số nội dung cụ thể về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Giai đoạn này cây xanh được đầu tư đồng bộ, có quy hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện được giao cụ thể cho từng đơn vị có liên quan.
3.4. Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi