1.3.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Lào Cai là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Lào Cai; có cửa khẩu quốc tế nối liền với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Là thành phố biên giới nằm ở khu vực Tây Bắc của Việt Nam, nên có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng cấp quốc gia.
- Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
- Phía Nam giáp huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
- Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
- Phía Tây giáp huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
1.3.1.2. Địa hình
Thành phố Lào Cai nằm ở khu vực thung lũng sông Hồng được tạo bởi các dãy núi Hoàng Liên Sơn; có địa hình dốc thoải theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và bị chia cắt nhỏ bởi sông suối và khe tụ thủy; độ dốc trung bình khoảng 150 cá biệt có nơi độ dốc trên 350; cao độ trung bình 750m so với mặt biển; nhìn chung địa hình đặc trưng bởi ba dạng:
- Dạng địa hình đồi núi, độ dốc lớn, đặc trưng >350.
- Dạng địa hình chân đồi và ven suối, độ dốc biến động từ 15 - 250. - Dạng địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới 150.
1.3.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng
Thành phố Lào Cai có tổng diện tích tự nhiên là: 28.162,66ha, bao gồm các nhóm đất sau:
- Đất nông nghiệp: 19.244,59 ha.
- Đất phi nông nghiệp: 5.916,81 ha.
- Đất chưa sử dụng: 3.001,25 ha.
1.3.1.4. Khí hậu
Thời tiết khí hậu thành phố Lào Cai mang những nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới giú mựa, được chia làm hai mựa rừ rệt: mựa mưa từ thỏng 5 đến thỏng 10 và mựa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số liệu của trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai năm 2018 khí hậu có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 24,80C.
+ Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: 330C (tháng 7) + Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất: 12,80C (tháng 1)
+ Biên độ nhiệt hàng năm: 4 - 6 0C; biên độ nhiệt ngày và đêm: 9 - 12 0C.
+ Nhiệt độ trung bình mùa mưa: 29,40C; mùa khô: 19,7 0C.
- Chế độ mưa:
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau.
+ Lượng mưa bình quân năm: 119,04mm.
+ Lượng mưa trung bình tháng cao nhất: 216,46mm (tháng 7); Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất: 12,13mm (tháng 12).
- Chế độ ẩm:
+ Ẩm độ trung bình năm: 83,09%.
+ Ẩm độ trung bình mùa khô: 81,5%; Ẩm độ trung bình mùa mưa: 84,7%.
+ Ẩm độ bình quân tháng cao nhất: 88,97% (tháng 6); Ẩm độ bình quân tháng thấp nhất: 79,08% (tháng 12).
- Chế độ nắng:
+ Số giờ nắng trung bình năm: 130,06 giờ, tập trung nhiều nhất vào các tháng mùa khô, nhất là vào (tháng 11: 192,18 giờ; tháng 12: 179,69 giờ).
+ Số giờ nắng trung bình ở các tháng mùa khô: 168,21 giờ.
+ Số giờ nắng trung bình ở các tháng mùa mưa: < 130 giờ.
- Chế độ gió:
+ Gió thịnh hành vào mùa khô là gió Đông Nam với tần suất 40 - 70%.
+ Gió thịnh hành vào mùa mưa là gió Tây Nam với tần suất 85%.
+ Tốc độ gió trung bình từ 5 - 6 m/s; tốc độ gió cao nhất: 34 m/s.
- Lượng nước bốc hơi:
+ Lượng nước bốc hơi bình quân năm: 112mm.
+ Lượng nước bốc hơi tháng lớn nhất: 138mm.
+ Lượng nước bốc hơi tháng thấp nhất: 46mm.
Lượng nước bốc hơi chủ yếu tập trung vào mùa khô, đạt cao nhất vào tháng 2 và thấp nhất vào tháng 11.
Căn cứ vào chỉ số khô hạn của GS-TS Thái Văn Trừng, ta có chỉ số khô hạn ở đây là: X = S*A*D = 4:3:2.
1.3.1.5. Thủy văn
Thành phố Lào Cai có sông Hồng bắt nguồn từ nước Trung Quốc chảy qua và có nhiều suối nhỏ thượng nguồn, hầu hết các con suối này có lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn, mực nước thay đổi theo mùa; mùa mưa nước dâng cao, lưu tốc dòng chảy lớn (trong các trận mưa lớn hơn 100mm gây ngập úng cục bộ cho vùng ven suối, thời gian ngập trung bình 1 - 2 giờ), tuy nhiên vào mùa khô hầu hết các con suối đều cạn kiệt. Có ít hồ tự nhiên, nhưng có nhiều hồ nhân tạo lớn nhất là hồ Nhạc Sơn dung tích 20.106m3 ; lưu lượng nước của các hồ và suối cũng thay đổi theo mùa. Vào cuối mùa mưa nước lên cực đại, cuối mùa khô nước xuống cực tiểu có năm nhiều hồ suối cạn kiệt (như mùa khô 1998 - 1999) không đủ nước tưới cho nông nghiệp.
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 1.3.2.1. Diện tích, dân số và dân tộc
* Diện tích và hành chính:
Thành phố Lào Cai có diện tích khoảng gần 28.162,66ha; có 10 phường và 7 xã.
- Khu nội thành gồm các phường: Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Lào Cai, Bắc Cường, Nam Cường, Pom Hán, Bắc Lệnh, Bình Minh.
- Khu ven đô gồm các xã, phường: Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Cốc San, Thống Nhất, Xuân Tăng, Cam Đường, Tả Phời và Hợp Thành .
* Dân số: dân số năm 2019 là 130.671 người, mật độ dân số đạt 463 người/km2 1.3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trong khu vực
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân: 22,5%.
- Tổng thu ngân sách Nhà nước: 455,1 tỷ đồng.
- Tổng vốn thu hút đầu tư trên địa bàn thành phố: 5.153,9 tỷ đồng.
- Thu nhập bình quân đầu người: 35,2 triệu đồng/người/năm.
- Tỷ trọng các ngành: 40% công nghiệp-xây dựng, 52% thương mại-dịch vụ, 8% nông lâm nghiệp.
- Tỷ lệ hộ nghèo: 2,2%.
1.3.2.3. Cơ sở hạ tầng
* Giao thông, thông tin liên lạc
- Về giao thông: Thành phố đã có 97% đường bộ nội thành được nhựa hóa là đầu mối giao thông cấp vùng và cấp quốc gia. Có hệ thống đường sắt được bắt đầu từ ga Lào Cai đi qua 4 tỉnh đến ga Hà Nội chiều dài trên 350km và sang châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam Trung Quốc với chiều dài gần 60km.
- Về thông tin liên lạc: Thành phố đã có 193 máy điện thoại/100 dân.
* Điện, nước
- Về điện: Hệ thống điện lưới quốc gia đã cung cấp cho 100% các hộ gia đình trong thành phố sử dụng.
- Về nước: Hệ thống nước sạch đã cung cấp được 100% dân số trong thành phố với định mức nước 130 lít/người/ngày.
* Văn hóa - Giáo dục
100% các xã, phường trong thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Ngoài ra còn có hệ thống giáo dục các trường chuyên nghiệp như: Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng văn hóa nghệ thuật, Cao đẳng nghề, Trung cấp kinh tế, Trung cấp y...
* Y tế
100% các xã, phường trong thành phố đã xây dựng trạm y tế đặt ở trung tâm.
Tại các trạm y tế đều có y, bác sỹ thường trực để khám chữa bệnh cho nhân dân trong địa bàn.
1.3.3. Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện tự nghiên kinh tế xã hội
- Thành phố Lào Cai là một thành phố trẻ có cửa khẩu quốc tế lớn, có đường cao tốc Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dài nhất Việt Nam, có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh, ngày một cao, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Để phát triển bền vững, ổn định chất lượng cuộc sống, thành phố đã quy hoạch một diện tích rừng đủ lớn để phòng hộ đầu nguồn và diện tích rừng cảnh quan, môi trường sinh thái trong khu đô thị đó là cơ sở pháp lý quan trọng trong quản lý rừng bền vững và đưa thành phố Lào Cai nên đô thị loại 1 vào năm 2025.
- Khí hậu ôn hòa, đất đai tốt ít bị xói mòn rửa trôi là điều kiện thuận lợi cho các loài cây sinh trưởng và phát triển.
- Trình độ dân trí của người dân trong thành phố cao, sự hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường đang được rất nhiều người hưởng ứng sẽ thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương.
Bên cạnh những mặt thuận lợi còn một số khó khăn như: Địa hình dốc, bị chia cắt mạnh bởi các dòng sông, suối nên gây khó khăn cho việc triển khai các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất lâm nghiệp.Dân số, phương tiện của thành phố tăng mạnh gây sức ép lớn về nhu cầu sử dụng đất, phát triển đô thị, nguy cơ ô nhiễm lớn do phát triển công nghiệp, dịch vu ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng.