Xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 87 - 95)

1) Đánh giá hiện trạng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường (rừng cảnh quan) trên địa bàn

3.6. xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

rừng phòng hộ bảo vệ môi trường thành phố Lào Cai

- Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức cho mọi tầng lớp nhân dân về chính sách, pháp luật lâm nghiệp và đặc biệt những hiệu quả tích cực từ việc thành lập, duy trì rừng cảnh quan bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố. Hạt Kiểm lâm, chính quyền các địa phương xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Lâm nghiệp 2017.

- Quy hoạch:

+ Thực hiện quy hoạch tổng thể giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn 2050 có tích hợp các ngành kinh tếđặc biệt là đô thị, giao thông và lồng ghép vào phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 - 2030. Quy hoạch có sự tham gia đóng góp ý kiến của các ngành bằng văn bản trên cơ sở đó UBND thành phố trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.

+ Ủy ban nhân dân thành phố Lào Cai xây dựng phương án tổng thể quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cảnh quan giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

- Chính sách:

+ Sở Nông nghiệp & PTNT tham mưu cho UBND tỉnh chính sách chung về quản lý bảo vệ và phát triển rừng cảnh quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai, thay thế quyết định số 340/2004/QĐ-UB ngày 21/6/2004 cho phù hợp với tình hình thực tế

+ Tạo điều kiện thuận lợi, mời gọi các nhà đầu tư có tiềm năng đầu tư, liên kết, thuê dịch vụ môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng trong rừng cảnh quan, giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước, tăng thu ngân sách.

+ UBND tỉnh, Sở Tài chính cân đối các nguồn vốn bố trí đủ, kịp thời cho việc thực hiện dự án rừng cảnh quan; sớm thu hồi, GPMB các diện tích rừng quy hoạch rừng phòng hộ bảo vệ môi trường môi trường hiện dân đang quản lý.

+ Tổ chức tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật bản đồ cho các cán bộ thực hiện dự án. - Xây dựng đề án du lịch trên địa bàn thành phố có loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp các tua du lịch vào rừng cảnh quan và rừng phòng hộ (có nhiều các thác, khe suối, bản làng); quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức quản lý:

+ Trên cơ sở quyết định quy định chính sách về quản lý bảo vệ và phát triển rừng cảnh quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai giao trách nhiệm cho Thủ trưởng các đơn vị, các ngành có liên quan thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cảnh quan.

+ Thực hiện đo đạc địa chính, giao thống nhất toàn bộ rừng cảnh quan trên địa bàn huyện, thành phố cho Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý theo quy chế quản lý rừng đặc dụng.

+ Sở Tài nguyên và môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai thống nhất tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy định giao đất, giao rừng; thu hồi đất, thu hồi rừng đồng bộ, thống nhất.

- Áp dụng triệt để công nghệ thông tin trong quản lý rừng cảnh quan như phần mềm FORMIS II, Mapinfo, TileMill, FRMS Mobile, Goole Earth, Cad, MicroStation…

Chương 4

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Lào Cai cho thấy:

- Thành phố hiện đang có 988,6 ha rừng phòng hộ bảo vệ môi trường các loại, trong đó diện tích đã đưa vào đầu tư quản lý 690,91/988,6 ha (gồm có 502,31 ha rừng trồng tập trung còn lại diện tích cây xanh đường phố, trụ sở).

- Chủ quản lý gồm:

+ Hộ gia đình đang quản lý 253,07 ha;

+ Ban quản lý rừng phòng hộ thành phố Lào Cai quản lý diện tích 538,33 ha; + Công ty môi trường đô thị Lào Cai và các trụ sở cơ quan quản lý 197,02 ha. - Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường thành phố Lào Cai có nhiều loại rừng khác nhau, từ rừng tập trung (rừng trồng, rừng tự nhiên); cây phân tán tại đường phố, khuôn viên trụ sở cơ quan, công viên, trường học.

- Rừng trồng phòng hộ bảo vệ môi trường được trồng đa dạng các loài cây như: cây nhập nội Keo lai, Bạch đàn, Muồng Hoàng Yến … đến các cây bản địa được trồng nhưđinh, lim, re, giổi, Dầu nước, Xà cừ, Sao đen …

- UBND tỉnh Lào Cai đang mời gọi các nhà đầu tư có tiềm năng để khai thác, phát triển du lịch sinh thái tại các khu rừng cảnh quan trên với mục tiêu “thành ph trong rừng, rừng trong thành phố”. Trên thực tế hiện đã có Tập đoàn FLC đang nghiên cứu, khảo sát thực hiện dự án công viên rừng cảnh quan thành phố Lào Cai.

Bên cạnh những kết quảđã đạt được công tác bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường còn một số yếu tốảnh hưởng như:

- Thành phố Lào Cai đang trong giai đoạn phát triển năng động tiến tới đô thị loại I vào năm 2025 nên việc quy hoạch, chuyển đổi, thu hồi đất rừng diễn ra liên tục và phức tạp; giá trị đất rừng lên cao gây áp lực rất lớn vào công tác quản lý rừng.

- Đất rừng trên địa bàn thành phố Lào Cai được giao qua nhiều thời kỳ lên nhiều diện tích chồng chéo, tranh chấp xảy ra; các đơn vị chuyên môn, tham mưu thực hiện

chưa quyết liệt, triệt để; chưa thực hiện được việc giao đất, giao rừng và thu hồi đất, thu hồi rừng đồng bộ.

- Khoa học công nghệ, kiến trúc thẩm mỹ: Chưa thống nhất thực hiện được đồng bộ bản đồ rừng, đất giữa ngành tài nguyên và ngành lâm nghiệp.

- Chính sách: các quy hoạch còn chồng lấn.

- Vốn thực hiện: bố trí vốn rất chậm và không đầy đủ.

Từ kết quả nghiên cứu trên tôi đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trong thời gian tới:

- Ủy ban nhân dân thành phố Lào Cai xây dựng phương án tổng thể quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cảnh quan giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố; xây dựng đề án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, các tuyến du lịch vào rừng phòng hộ, đặc dụng trình UBND tỉnh phê duyệt trong thời gian tới.

- Đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT tham mưu cho UBND tỉnh chính sách chung về quản lý bảo vệ và phát triển rừng cảnh quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển rừng cảnh quan, thực hiện liên doanh, liên kết hoặc thuê dịch vụ môi trường rừng để phát triển du lịch, dịch vụ.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính cân đối các nguồn vốn bố trí đủ, kịp thời cho việc thực hiện dự án rừng cảnh quan theo quyết định phê duyệt.

2. Tồn tại

Mặc dù đề tài đã đạt được một số kết quả nhất, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cơ bản sau đây:

- Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chưa đánh giá chi tiết cho tất cả các cây xanh đô thị; cây trồng ở các trụ sở, trường học tại địa bàn thành phố Lào Cai, mà chỉ mới tập trung đánh giá các loài cây xanh trồng trên 30 đường tuyến phố; 28 trụ sở, trường học.

- Chưa có số liệu đánh giá theo thời gian sinh trưởng của các loài cây theo từng cấp tuổi.

3. Khuyến nghị

- Cần tiếp tục nghiên cứu cụ thể và đánh giá chi tiết về rừng cảnh quan trồng tập trung và cây xanh cảnh quan đường phố, trụ sở, trường học, bệnh viện, công viên….

- Cần có các nghiên cứu, đánh giá về các nguồn thu từng loại hình rừng cảnh quan trồng tập trung và cây xanh cảnh quan đường phố, trụ sở.

- Cần có những nghiên cứu thêm vềđánh giá tác động của hệ thống cây xanh đô thị (rừng trong đô thị, cây xanh đường phố, trụ sở, công viên…) tới môi trường sống của con người. Các công trình nghiên cứu về vấn đề này có rất ít, đặc biệt là ở thành phố Lào Cai chưa có công trình nghiên cứu chi tiết./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1 Nguyễn Huy Dũng, Vũ Văn Dũng (2007), Viện Điều tra quy hoạch rừng, Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam- mối liên hệ với Phát triển bền vững (SD) và biến đổi khí hậu (CC).

2 Trung Hiếu (2017), Phát triển không gian xanh cho các đô thị trên thế giới (theo The Conversation).

3 Bộ Nông nghiệp & PTNT (2020), Quyết định số 1423/QĐ-BNN-TCLN Công

bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019 ban hành ngày 15/4/2020;

4 Đàm Thu Trang (2018), Cây xanh đô thị Việt Nam, Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan, Đại học Xây dựng, Công ty D&D.

5 Đảng bộ tỉnh Lào Cai (2015), Nghị quyết số 01-NQ/ĐH, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020, ban hành ngày 24/9/2015;

6 Đảng bộ thành phố Lào Cai (2015), Nghị quyết số 01-NQ/TU, về việc cải tạo và phát triển cây xanh trên đô thịđịa bàn thành phố Lào Cai giai đoạn 2015 – 2020, ban hành ngày 20/7/2015.

7 Đảng bộ thành phố Lào Cai, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Lào Cai lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Trong đó có nội dung: “Phát triển và cải tạo rừng theo hướng nâng cao hiệu quảđất lâm nghiệp gắn với phòng hộ, cảnh quan và bảo vệ môi trường sinh thái”;

8 Lê Xuân Thái - Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Lê Văn Khoa - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (2015), "Quy hoạch cây xanh cho các tuyến đường bộ hướng tới phát triển đô thị xanh bền vững", Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 9 -2015.

9 Phạm Anh Tuấn (2017) Phó Viện trưởng, viện Kiến trúc cảnh quan và Nội thất, trường Đại học Lâm nghiệp, Đề xuất một số giải pháp phát triển cây xanh đường phố Hà Nội.

10 Phan Ngọc Tám (2013), Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển cây xanh đường phố tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Luận văn thạc sỹ Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

11 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật số 30/2009/QH12 Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/06/2009.

12 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật số 16/2017/QH14 Luật Lâm nghiệp ban hành ngày 15/11/2017;

13 Tổng cục Lâm nghiệp (2018) "Thực thi Hiệp định VPA/FLEGT: cơ hội và thách thức với xuất khẩu gỗ Việt Nam", Chu Khôi.

14 Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

15 Thủ tướng Chính phủ (1995), Quyết định số 845/TTg, về việc phê duyệt “ Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam” ban hành ngày

22/12/1995.

16 Thủ tướng Chính phủ (2010), Nghị định số 64/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị, ban hành ngày 11 tháng 6 năm 2010;

17 Thủ tướng Chính phủ (2010), Nghịđịnh số 65/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật đa dạng sinh học, ban

hành ngày 11/6/2010;

18 Trần Viết Mỹ (2007), Hội thảo: Công viên cây xanh trong quy hoạch và phát triển đô thị tháng 3/2007.

19 UBND tỉnh Lào Cai (2004), Quyết định số 340/2004/QĐ-UB, về việc ban hành quy trình kỹ thuật trồng rừng cảnh quan môi trường du lịch trên địa bản tỉnh Lào Cai ban hành ngày 21/6/2004;

20 UBND tỉnh Lào Cai (2010), Quyết định số 1359/QĐ - UBND về việc phê duyệt án cải tạo rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường tại 02 phường: Bắc Cường và Nam Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ban hành ngày 02 tháng 6 năm 2011;

21 UBND tỉnh Lào Cai (2011), Quyết định số 1256/QĐ - UBND về việc chuyển đổi rừng sản xuất sang rừng phòng hộ bảo vệ môi trường tại

phường Nam Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ban hành ngày 23

tháng 5 năm 2011;

22 UBND tỉnh Lào Cai (2011), Quyết định số 3682/QĐ-UBND, Quyết định Phê duyệt án quản lý, chăm sóc và cải tạo rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Khu Đô thị mới Lào Cai - Cam Đường thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ban hành ngày 29/12/2011;

23 UBND tỉnh Lào Cai (2014), Quyết định số 1749/QĐ-UBND V/v phê duyệt phương án quản lý, cải tạo rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường tại phường Bình Minh, thành phố Lào Cai ban

hành ngày 26/6/2014;

24 UBND tỉnh Lào Cai (2015), Quyết định số 2013/QĐ-UBND, về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành ngày

01/7/2015.

25 Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2010), Quyết định số 1029/QĐ-UBND v việc thu hồi diện tích rừng phòng hộđể bàn giao cho Công ty Môi trường Đô thị thực hiện án cải tạo rừng phòng hộđầu nguồn thành rừng phòng hộ bảo vệ môi trường khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường, tỉnh Lào Cai ban hành

ngày 22/4/2010;

26 Ủy ban nhân dân thành phố Lào Cai, Quyết định số 112/QĐ-UBND (2020)

Phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng, thành phố Lào Cai năm 2019 ban hành ngày 16/01/2020;

II. Tài liệu tiếng Anh

1. Clemens Heidger, Bài trình bày “Cây là thiên nhiên cho loài người chúng ta”, trình bày tại hội thảo Sức khỏe cây đô thị, Hà nội 2006;

2. UNESCO (1973). International classfication and mapping vegetation.

III. Một số Wepsite

1. http://tongcuclamnghiep.gov.vn/.

3. http://lamnghiepvn.info/ 4. http://tuaf.edu.vn/khoalamnghiep.html; 5. http://dothiphattrien.vn/cay-xanh-thi-viet-nam/ 6. http://tapchimoitruong.vn/ 7. https://baoquocte.vn/ 8. http://www.kiemlam.org.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)