3.4. Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Lào Cai
3.4.1. Công tác quy hoạch
Công tác quy hoạch rừng cảnh quan trên địa bàn thành phố Lào Cai được phát triển từ khá sớm nhưng để có quy hoạch (quy hoạch cục bộ một số điểm) chỉ từ năm 2011 tại quyết định số 1256/QĐ - UBND ngày 23 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh
Lào Cai về việc chuyển đổi rừng sản xuất sang rừng phòng hộ bảo vệ môi trường tại phường Nam Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai; năm 2014 Quyết định số 1749/QĐ-UBND ngày 26/6/2014 của UBND tỉnh Lào Cai, V/v phê duyệt phương án quản lý, cải tạo rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường tại phường Bình Minh, thành phố Lào Cai. Để có quy hoạch tổng thể phải đến năm 2016 theo Quyết định số 4079/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Phương án quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng bền vững thành phố Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020 (có tích hợp rừng cảnh quan 1.000 ha).
Về cây xanh, TP Lào Cai sẽ triển khai quy hoạch tổng thể phát triển cây xanh trong 40 tuyến phố bằng việc thay thế đồng loạt các cây xanh, chặt và loại bỏ các cây không phù hợp là cây xanh đô thị và thay thế bằng các cây xanh phù hợp với quy mô kích thước theo đúng quy hoạch như, phải có đường kính từ 10 - 12cm và phải cao trên 1m. Đặc biệt 100% cây xanh đô thị mà TP Lào Cai trồng trong đợt chỉnh trang đô thị lần này đều được xã hội hóa bằng việc người dân bỏ tiền mua cây, chi phí trồng và chằm sóc cây xanh sẽ do nhà nước thực hiện. Đây là điểm mới mà chưa có một thành phố nào trong cả nước làm được điều này.
Chính việc quy hoạch rừng cảnh quan chưa được quan tâm, chưa thực hiện sớm, bàn bản, có bản đồ tổng thể được phê duyệt nên trong quá trình triển khai thai thực hiện từ năm 2004 còn nhiều vướng mắc, thực hiện trồng ở cả các thôn vùng cao, các khu vực đã quy hoạch khoáng sản, đô thị… làm thất thoát ngân sách nhà nước và không hiệu quả. Trên tổng số 60 ha rừng thông mã vĩ đã được đầu tư nay đưa vào quy hoạch rừng cảnh quan chỉ còn 43,2 ha, số còn lại bị thu hồi vào một số công trình, dự án đô thị, một số nằm ở các thôn vùng cao.
Đến năm 2011, 2016 đã có quy hoạch được phê duyệt, tuy nhiên chưa có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành nên một số điểm bị phá vỡ quy hoạch, quy hoạch chồng chéo và thực hiện thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng một số chỗ để làm đô thị, giao thụng, phỏt triển kinh tế - xó hội. Như dự ỏn mở đường Vừ Nguyờn Giỏp (chạy dọc Sông Hồng) trên địa bàn phường Bắc Cường, Nam Cường, Bình Minh đã thu hồi gần 20 ha rừng cảnh quan…
Để khắc phục những tồn tại đó thành phố Lào Cai được UBND tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Lào Cai giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1766/QĐ-UBND ngày 18/6/2018. Qua định hướng chung của tỉnh, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 28/6/2019 về Triển khai thực hiện Chương trình phát triển đô thị thành phố Lào Cai giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó phân ra các mục tiêu về chỉ số phát triển đô thị, kinh phí giai đoạn đầu tư và lộ trình, tổ chức thực hiện đối với các đơn vị, phòng ban chuyên môn thành phố.
Thành phố Lào Cai mới được điều chỉnh quy hoạch diện tích hiện tại là 283,93 km2. Bao gồm: diện tích thành phố Lào Cai hiện tại;18 thôn của xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng; toàn bộ xã Cốc San và 02 thôn Kim Thành 1, Kim Thành 2, xã Quang Kim, huyện Bát Xát. Theo quy hoạch hiện nay các khu chức năng chính đô thị của thành phố Lào Cai gồm 07 phân khu:
(1) Khu kinh tế Cửa khẩu và du lịch tâm linh.
(2) Khu trung tâm Hành chính - chính trị phức hợp.
(3) Khu Đô thị sinh thái.
(4) Khu Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp nông nghiệp công nghệ cao.
(5) Khu Đô thị - Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng gắn với Công nghiệp công nghệ cao.
(6) Khu Công nghiệp xanh - dự trữ phát triển.
(7) Khu Dự trữ phát triển và nông nghiệp đô thị.
Qua đó thấy được 4/7 phân khu có chức năng thực hiện sinh thái cảnh quan và rừng là trung tâm. Do đó công tác quản lý, bảo vệ và đầu tư phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trong thời gian tới là hết sức cần thiết.
3.4.2. Đánh giá về tổ chức, quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường:
Đầu tiên phải nói đến dự án vườn thực vật đồi Nhạc Sơn năm 1994. Thời điểm đó chưa có khái niệm và chưa có từ “rừng cảnh quan” nhưng tỉnh Lào Cai đã đặt mục tiêu:
- Là nơi giới thiệu các loài cây rừng, bảo tồn những nguồn gen cây trồng…góp phần nghiên cứu khoa học về rừng môi trường. Đồng thời là nơi học tập cho học sinh phổ thông và các thế hệ về rừng và môi trường.
- Là khu nghỉ dưỡng, du lịch cho nhân dân tỉnh Lào Cai, khách du lịch trong và ngoài nước.
- Là điểm chỉ đạo để tuyên tuyền mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường, sinh thái rừng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã ban hànhQuyết định số 2089/QĐ-UB ngày 08/12/1993 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt dự án xây dựng vườn thực vật thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai và được Bộ lâm nghiệp thẩm định tại Văn bản số 2650/KH ngày 24/11/1993 (nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT). Diện tích rừng 119,2 ha được trồng đa dạng các loài cây lâm nghiệp như keo, mỡ, lát hoa, tếch, long lão, lim, quếch, kháo dặm, thông mã vĩ, thực hiện trồng từ năm 1994 - 1997. UBND tỉnh đã thành lập Ban quản lý vườn thực vật dưới sự chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm nhân dân thời kỳ đó và thực hiện giao đất để thực hiện tại Quyết định số 1357/QĐ-CTUB ngày 12/12/1997 về việc giao đất cho công trình vườn thực vật, diện tích 119,2 ha.
Từ “rừng cảnh quan” được xuất hiện đầu tiên năm 2004, được UBND tỉnh luật hóa tại Quyết định số 340/2004/QĐ-UB ngày 21/6/2004 về quy trình kỹ thuật trồng rừng cảnh quan, môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Quyết định đã đưa ra được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng cảnh quan; loài cây trồng, tiêu chuẩn cây trồng. Trên địa bàn thành phố Lào Cai thực hiện trồng từ năm 2004 - 2010, loài cây Thông Mã vĩ, trồng được 60 ha.
Rừng cảnh quan được phát triển mạnh và đưa vào quy hoạch từ năm 2011 và quyết định đầu tiên là quyết định số 1256/QĐ - UBND ngày 23 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh Lào Cai về việc chuyển đổi rừng sản xuất sang rừng phòng hộ bảo vệ môi trường tại phường Nam Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai; Quyết định số 1359/QĐ - UBND ngày 02 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt án cải tạo rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường tại 02 phường: Bắc Cường và Nam Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai;
Quyết định số 1749/QĐ-UBND ngày 26/6/2014 của UBND tỉnh Lào Cai, V/v phê duyệt phương án quản lý, cải tạo rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường tại phường Bình Minh, thành phố Lào Cai; Quyết định số 3298/QĐ-UBND ngày 04/10/2016 của UBND tỉnh Lào Cai, về việc chuyển đổi rừng
sản xuất, phòng hộ sang rừng phòng hộ bảo vệ môi trường vùng đệm Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành tại 02 phường Kim Tân, Duyên Hải và xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai.
Trong đó phải nói đến quyết định số 3682/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 phê duyệt Phương án quản lý, chăm sóc và cải tạo rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Khu Đô thị mới Lào Cai - Cam Đường thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Quyết định đã giao trách nhiệm cho các đơn vị của thành phố, đài phát thanh Truyền hình và tổ chức có liên quan thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để thực hiện phương án và đưa ra mục tiêu “thành phố ở trong rừng, rừng trong thành phố”, cụ thể:
1) Ủy ban nhân dân thành phố Lào Cai: Chủ trì xây dựng Phương án quản lý, chăm sóc và cải tạo rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Khu Đô thị mới Lào Cai - Cam Đường trình thẩm định và tổ chức thực hiện.
2) Ban quản lý rừng phòng hộ thành phố Lào Cai:
- Có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng cảnh quan, hàng năm thiết kế hồ sơ và dự toán kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ và chăm sóc rừng tình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Ký hợp đồng thực hiện các hạng mcuj công trình được giao với bên nhận khoán và tổ chức nghiệm thu thanh toán theo quy định;
- Cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên phối hợp với bên nhận khoán hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện; phối hợp với các phòng, ban chức năng và chính quyền các địa phương trong việc truyên tuyền về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rựng.
3) Phòng Kinh tế thành phố: Tham mưu cho UBND thành phố về các chính sách đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ và cải tạo rừng; phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ và các phòng, ban chức năng của thành phố trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện đối với chính quyền các phường trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
4) Hạt Kiểm lâm thành phố:
- Giám sát việc thi hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên khu vực rừng phòng hộ cảnh quan; tham mưu UBND thành phố thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và xử lý các vị phạm về Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Bố trí cán bộ kiểm tra địa bàn phối hợp với UBND các phường thường xuyên kiểm tra, canh gác, ngăn chặn các hành vi xâm hại tới rừng và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm; phối hợp với chính quyền các địa phưowng trong việc tuyên truyền về công tác quản lý, bảo vệ rừng.
5) Phòng Quản lý đô thị thành phố: Tham mưu cho UBND thành phố công tác quy hoạch đô thị có liên quan đén khu rừng phòng hộ cảnh quan đảm bảo tính hài hòa giữa kiến thiết cơ bản và cảnh quan môi trường sinh thái. Cung cấp những tài liệu và bản đồ cho Ban quản lý rừng pòng hộ ở khu vực có liên quan đến khu rừng cảnh quan.
6) Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố: Tham mưu UBND thành phố về cong tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp khu vực rừng phòng hộ cảnh quan, phối hợp với phòng Quản lý đô thị, các phòng ban chức năng và chính quyền cac địa phương tỏng công tác quy hoạch, sử dụng tât lâm nghiệp rừng phòng hộ.
7) UBND các phường:
- Chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn theo quy định; phối hợp với các phòng, ban chức năng của thành phố tiến hành rà soát quy hoạch chi tiết khu rừng đảm bảo đúng tiến độ trong phương án.
- Thành lập tổ bảo vệ rừng và trực tiếp chỉ đạo thực hiện nội dung hợp đồng với Ban quản lý rừng phòng hộ căn cứ kế hoạch UBND thành phố giao hàng năm.
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tổ bảo vệ rừng để làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng đồng thời cùng với bên giao khoán và các cơ quan chức năng tiến hành nghiệm thu các công việc đã nhận khoán hàng năm. Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng của tổ bảo vệ rừng.
- Phối hợp với các phòng ban chức năng của thành phố trong việc tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
8) Đài Phát thanh Truyền hình thành phố: Tăng cường công tác tuyên truyền về công tác quản lý, bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của khu rừng phòng hộ cảnh quan để nhân dân chấp hành tốt quy định, pháp luật của nhà nước vè bảo vệ và phát triển rừng.
Về tổ chức quản lý bảo vệ rừng cảnh quan trên địa bàn thành phố hiện có 3 chủ rừng: hộ gia đình đang quản lý 253,07 ha diện tích này đã được đưa vào quy hoạch
rừng cảnh quan từ năm 2016 và đang thực hiện thu hồi, chuyển chủ quản lý rừng;
Ban quản lý rừng phòng hộ thành phố Lào Cai quản lý diện tích 538,33 ha rừng chủ yếu là các diện tích rừng trồng theo chương trình 327, 661, rừng trồng Thông mã vĩ năm 2004 và một số diện tích đã thu hồi của dân để thực hiện dự án rừng cảnh quan từ năm 2011 đến nay; Công ty môi trường đô thị Lào Cai và các trụ sở cơ quan quản lý 197,02 ha.
Vì có nhiều chủ quản lý lên việc tổ chức thực hiện rừng cảnh quan gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt với diện tích hiện dân đang được giao đất, chưa thực hiện thu hồi, GPMB. Hiện tại Hạt Kiểm lâm thành phố Lào Cai cùng chính quyền các địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý theo quy hoạch rừng phòng hộ đối với diện tích 253,07 ha; hạn chế đến mức độ thấp nhất việc khai thác rừng (khai thác theo quy chế rừng phòng hộ); không cho chuyển mục đích sử dụng rừng.
Đối với các diện tích rừng đã giao cho các tổ chức quản lý, hiện công tác quản lý thực hiện rất tốt, rừng không bị chặt phá, lấn chiếm, không có cháy rừng xảy ra;
cây rừng đang phát triển rất tốt và đã, đang phát huy rất hiệu quả cảnh quan, môi trường, sinh thái cho khu vực. Các diện tích rừng nhỏ ở các khối trụ sở được khoán cho đội bảo vệ trụ sở cơ quan bảo vệ cả rừng; các diện tích rừng lớn thực hiện khoán lực lượng bảo vệ dân phố thực hiện bảo vệ rừng, mô hình này đang phát huy tác dụng rất tốt.
Ban quản lý rừng phòng hộ thành phố Lào Cai được giao nhiệm vụ thực hiện quản lý rừng cảnh quan 538,33 ha (rừng trồng tập trung trên địa bàn thành phố), ngoài ra đơn vị hiện đang quản lý 7.143,28 ha rừng gồm: phòng hộ đầu nguồn 4.952,68 ha, rừng sản xuất 1.641,34 ha, đất trống 274,63 ha. Ban quản lý rừng phòng hộ thành phố Lào Cai tiền thân là Ban quản lý Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thị xã Lào Cai - thị xã Cam Đường, được thành lập theo Quyết định số 472/QĐ-UBND ngày 05/5/1999 của UBND Tỉnh Lào Cai. Với tổng biên chế được giao ban đầu 07 người. Hiện nay biên chế có 7 người gồm 1 trưởng ban, 1 phó trưởng ban, 1 kế toán, 04 viên chức.
Chức năng, nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 625/QĐ-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh Lào Cai:
- Giúp Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai, Chi cục Kiểm lâm và Hạt Kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn được giao quản lý theo quy
định của pháp luật. Căn cứ vào chương trình, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được UBND tỉnh giao hàng năm. Ban QL rừng phòng hộ tham mưu cho Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thành phố lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, trình UBND thành phố giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể đến từng xã, phường để triển khai thực hiện.
- Phối hợp với UBND cấp xã và các cơ quan chuyên môn thuộc thành phố triển khai thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được UBND thành phố giao cho cấp xã và tổ chức, giao, khoán cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật; đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và nguồn kinh phí chi trả DVMTR đến các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tham gia nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng khác đúng cơ chế, chính sách hiện hành của Nhà nước và của tỉnh.
- Phối hợp với UBND cấp xã, kiểm lâm địa bàn, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan chức năng tại địa phương tổ chức quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn được giao quản lý.
- Thực hiện công tác khuyến lâm; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; chế độ, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng; quản lý khai thác và sử dụng lâm sản trong phạm vi quản lý; vận động, hướng dẫn nhân dân, cộng đồng dân cư xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức và xây dựng lực lượng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Quản lý tổ chức, biên chế; tài chính, tài sản; cơ sở vật chất, trang thiết bị; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức của đơn vị theo quy định của pháp luật…
Xí nghiệp Công viên Cây Xanh trực thuộc Công ty cổ phân Môi trường đô thị Lào Cai được giao nhiệm vụ quản lý cây xanh đường phố và một số trụ sở. Đơn vị với chức năng, nhiệm vụ:
- Quản lý, duy trì, chăm sóc vườn hoa, công viên, cây xanh, rừng;
- Thi công các công trình cây xanh, công viên, trồng rừng;
- Quản lý, duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, thiết bị kỹ thuật các khu đô thị, các nhà cao tầng; vệ sinh nhà cửa, công trình và cảnh quan.