Yếu tố ảnh hưởng đến rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 85 - 87)

1) Đánh giá hiện trạng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường (rừng cảnh quan) trên địa bàn

3.5. Yếu tố ảnh hưởng đến rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố

thành phố Lào Cai

- Yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội:

+ Thời tiết càng ngày càng biến động theo chiều hướng xấu, các cực trị ngày càng xuất hiện nhiều, không còn theo quy luật khí hậu dẫn đến công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR gặp rất nhiều khó khăn.

+ Thành phố Lào Cai đang trong giai đoạn phát triển năng động tiến tới đô thị loại I vào năm 2025 nên việc quy hoạch, chuyển đổi, thu hồi đất rừng diễn ra liên tục và phức tạp; giá trị đất rừng lên cao gây áp lực rất lớn vào công tác quản lý rừng.

+ Một sốđối tượng chưa có ý thức bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường còn chặt trộm cây rừng (chặt cây thông ngày Noen), vào rừng thăm quan nhưng mang lửa vào rừng, đốt lửa… gây khó khăn cho công tác quản lý rừng.

- Tổ chức quản lý:

+ Đất rừng trên địa bàn thành phố Lào Cai được giao qua nhiều thời kỳ, nhiều chính sách, nhiều đơn vị tham mưu (trước năm 1993 là Hạt kiểm lâm nhân dân tham mưu sau là phòng tài nguyên, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất), giao chưa đo đạc địa chính lên nhiều diện tích chồng chéo, tranh chấp xảy ra.

+ Rừng cảnh quan sau khi thực hiện đo đạc địa chính, GPMB, thu hồi của dân giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý nhưng chưa hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để giao cho đơn vị thống nhất quản lý.

+ Rừng cảnh quan trên địa bàn thành phốđược UBND tỉnh quan tâm chỉđạo từ khá sớm (năm 2004) nhưng các đơn vị chuyên môn, tham mưu thực hiện chưa quyết liệt, triệt để; để kéo dài không thực hiện dứt điểm và chưa có sự vào cuộc thực sự của các ngành, các cấp.

+ Tỉnh Lào Cai chưa thực hiện được việc giao đất, giao rừng và thu hồi đất, thu hồi rừng đồng bộ theo Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp hiện vẫn thực hiện tách riêng rừng và đất.

- Khoa học công nghệ, kiến trúc thẩm mỹ:

+ Chưa thống nhất thực hiện được đồng bộ bản đồ rừng, đất; ngành tài nguyên dùng bản đồđất tỷ lệ 1/5.000, 1/1.000, 1/500 trên phần mềm Cad, MicroStation trong khi đó ngành lâm nghiệp dùng bản đồ rừng tỷ lệ 1/10.000, 1/25.000 trên phần mềm Map dẫn đến chưa đồng bộđược quy hoạch (cùng một vị trí nhưng đất quy hoạch sản xuất, rừng quy hoạch đặc dụng), việc thu hồi, giao đất chưa đồng bộ…

+ Cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ chủ yếu là kỹ sư lâm sinh, chưa có biên chế kỹ sư ngành lâm nghiệp đô thị nên kiến thức về kiến trúc thẩm mỹ, thiết kế và quy hoạch cảnh quan đô thị còn hạn chế.

- Chính sách:

+ Tỉnh Lào Cai có ý tưởng thực hiện rừng cảnh quan từ khá sớm nhưng công tác quy hoạch còn rất lúng túng, chậm, chưa đồng bộ. Khi có Quy hoạch rừng cảnh quan đã được UBND tỉnh phê duyệt, tuy nhiên các quy hoạch đô thị, phát triển kinh tế thực hiện sau vẫn chồng lấn và thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng gây khó khăn cho công tác quản lý rừng.

+ Quyết định số 340/2004/QĐ-UB ngày 21/6/2004 của UBND tỉnh Lào Cai đã thực hiện từ lâu không còn phù hợp với tình hình thực tế.

- Nhân lực: Việc giao biên chế cho Ban quản lý rừng phòng hộ còn ít, và chưa chủ động. Đơn vị chỉ được sử dụng con người không được quyền tuyển dụng con người. Trong khi đó diện tích rừng nhiều, địa hình phức tạp rất khó khăn cho việc quản lý.

- Vốn thực hiện:

+ Rừng cảnh quan được hình thành từ nhiều chủ quản lý, chủ yếu là rừng của cá nhân, hộ gia đình nên cần phải có kinh phí khá lớn cho công tác GPMB, thu hồi giao cho một đơn vị thống nhất quản lý.

+ Rừng cảnh quan được hình thành từ chương trình 327, 661 những thập niên 90 thực hiện khoán cho người dân trồng, chăm sóc, bảo vệ nhưng không có công tác GPMB (vận động người dân trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc), Ban quản lý rừng phòng hộ chưa được đo đạc địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nay quy hoạch chuyển sang rừng phòng hộ bảo vệ môi trường nhưng cơ chế đền bù, hỗ trợ cho người dân còn rất vướng mắc, khó khăn.

+ Việc bố trí vốn rất chậm và không đầy đủ: dự án tổng thểđã được UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 nhưng Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan bố trí vốn rất chậm và không đầy đủ như kinh phí GPMB mới bố trí để thực hiện được ½ diện tích; vốn quản lý bảo vệ rừng bố trí không đủ theo định mức 38 (hỗ trợ 300.000 đồng/ha/năm), đặc biệt từ năm 2017 - 2020 không bố trí vốn thực hiện cải tạo, trồng mới, chăm sóc rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)