Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 29 - 31)

1.3.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Lào Cai là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Lào Cai; có cửa khẩu quốc tế nối liền với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Là thành phố biên giới nằm ở khu vực Tây Bắc của Việt Nam, nên có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng cấp quốc gia.

- Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. - Phía Nam giáp huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. - Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. - Phía Tây giáp huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

1.3.1.2. Địa hình

Thành phố Lào Cai nằm ở khu vực thung lũng sông Hồng được tạo bởi các dãy núi Hoàng Liên Sơn; có địa hình dốc thoải theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và bị chia cắt nhỏ bởi sông suối và khe tụ thủy; độ dốc trung bình khoảng 150 cá biệt có nơi độ dốc trên 350; cao độ trung bình 750m so với mặt biển; nhìn chung địa hình đặc trưng bởi ba dạng:

- Dạng địa hình đồi núi, độ dốc lớn, đặc trưng >350.

- Dạng địa hình chân đồi và ven suối, độ dốc biến động từ 15 - 250. - Dạng địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới 150.

1.3.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng

Thành phố Lào Cai có tổng diện tích tự nhiên là: 28.162,66ha, bao gồm các nhóm đất sau:

- Đất phi nông nghiệp: 5.916,81 ha. - Đất chưa sử dụng: 3.001,25 ha.

1.3.1.4. Khí hậu

Thời tiết khí hậu thành phố Lào Cai mang những nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số liệu của trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai năm 2018 khí hậu có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Chếđộ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình năm: 24,80C.

+ Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: 330C (tháng 7) + Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất: 12,80C (tháng 1)

+ Biên độ nhiệt hàng năm: 4 - 6 0C; biên độ nhiệt ngày và đêm: 9 - 12 0C. + Nhiệt độ trung bình mùa mưa: 29,40C; mùa khô: 19,7 0C.

- Chếđộ mưa:

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau. + Lượng mưa bình quân năm: 119,04mm.

+ Lượng mưa trung bình tháng cao nhất: 216,46mm (tháng 7); Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất: 12,13mm (tháng 12).

- Chếđộẩm:

+ Ẩm độ trung bình năm: 83,09%.

+ Ẩm độ trung bình mùa khô: 81,5%; Ẩm độ trung bình mùa mưa: 84,7%.

+ Ẩm độ bình quân tháng cao nhất: 88,97% (tháng 6); Ẩm độ bình quân tháng thấp nhất: 79,08% (tháng 12).

- Chếđộ nắng:

+ Số giờ nắng trung bình năm: 130,06 giờ, tập trung nhiều nhất vào các tháng mùa khô, nhất là vào (tháng 11: 192,18 giờ; tháng 12: 179,69 giờ).

+ Số giờ nắng trung bình ở các tháng mùa khô: 168,21 giờ. + Số giờ nắng trung bình ở các tháng mùa mưa: < 130 giờ. - Chếđộ gió:

+ Gió thịnh hành vào mùa khô là gió Đông Nam với tần suất 40 - 70%. + Gió thịnh hành vào mùa mưa là gió Tây Nam với tần suất 85%. + Tốc độ gió trung bình từ 5 - 6 m/s; tốc độ gió cao nhất: 34 m/s. - Lượng nước bốc hơi:

+ Lượng nước bốc hơi bình quân năm: 112mm. + Lượng nước bốc hơi tháng lớn nhất: 138mm. + Lượng nước bốc hơi tháng thấp nhất: 46mm.

Lượng nước bốc hơi chủ yếu tập trung vào mùa khô, đạt cao nhất vào tháng 2 và thấp nhất vào tháng 11.

Căn cứ vào chỉ số khô hạn của GS-TS Thái Văn Trừng, ta có chỉ số khô hạn ở đây là: X = S*A*D = 4:3:2.

1.3.1.5. Thủy văn

Thành phố Lào Cai có sông Hồng bắt nguồn từ nước Trung Quốc chảy qua và có nhiều suối nhỏ thượng nguồn, hầu hết các con suối này có lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn, mực nước thay đổi theo mùa; mùa mưa nước dâng cao, lưu tốc dòng chảy lớn (trong các trận mưa lớn hơn 100mm gây ngập úng cục bộ cho vùng ven suối, thời gian ngập trung bình 1 - 2 giờ), tuy nhiên vào mùa khô hầu hết các con suối đều cạn kiệt. Có ít hồ tự nhiên, nhưng có nhiều hồ nhân tạo lớn nhất là hồ Nhạc Sơn dung tích 20.106m3 ; lưu lượng nước của các hồ và suối cũng thay đổi theo mùa. Vào cuối mùa mưa nước lên cực đại, cuối mùa khô nước xuống cực tiểu có năm nhiều hồ suối cạn kiệt (như mùa khô 1998 - 1999) không đủ nước tưới cho nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)