ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chính sách đối với đất có mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh khánh hòa (Trang 29)

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Các chính sách của Trung ương và của địa phương (tỉnh Khánh Hoà) đối với đất sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về chính sách quản lý nhà nước và sử dụng đối với đất sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch, chủ yếu nghiên cứu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kinh doanh dịch vụ du lịch, thu hồi đất để phát triển các dự án kinh doanh dịch vụ du lịch, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giá đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất có mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch, trên cơ sở thực tiễn việc áp dụng các quy định pháp luật tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh tỉnh Khánh Hòa. Từ đó làm rõ hơn các chính sách của tỉnh Khánh Hoà đối với quản lý và sử dụng đất có mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch.

2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau đây:

+ Điều kiên tự nhiên kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu;

+ Nêu, phân các chính sách về đất đai đối với kinh doanh dich vụ du lịch và thực tiễn áp dụng các chính sách này tại Khánh Hoà;

+ Đề xuất hướng hoàn thiện chính sách này.

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập các báo cáo, số liệu, tài liệu tại các cơ quan để có được thông tin cơ bản của vùng nghiên cứu.

- Thu thập những văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trung ương và địa phương về chính sách đối với đất kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Thu thập thông tin từ những công trình nghiên cứu đã được công bố, từ Internet… để có số liệu về tình hình thu hồi đất, việc làm của người dân trong nước và thế giới.

- Thống kê mô tả tổng quát về địa bàn nghiên cứu và thực trạng sử dụng đất tại vùng nghiên cứu.

* Phương pháp phân tích, tổng hợp

Được sử dụng để phân tích các quan điểm khoa học, những quy định của pháp luật về đất kinh doanh dịch vụ du lịch của Nhà nước trên cơ sở đó chỉ ra những hạn chế, bất cập của quy định pháp luật hiện hành;

* Phương pháp thống kê

Được sử dụng để tổng hơp và xử lí các tài liệu hiện có về thực trạng pháp lí đối với đất kinh doanh dịch vụ du lịch được ban hành, phân tích đánh giá các tài liệu thống kê để có nhận thức đầy đủ, chính xác về thực trạng.

* Phương pháp so sánh

Dùng để so sánh các quy định của pháp luật qua các thời kì, so sánh quy định trong các văn bản quy phạm hiện hành, so sanh pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước...

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Khánh Hoà là tỉnh ven biển có điểm cực Đông vươn ra biển xa nhất của đất nước, thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hoà có phạm vi lãnh thổ từ 11041'53'' đến 12052'35'' vĩ độ Bắc và từ 108040' đến 109023'24" kinh độ Đông. Khánh Hoà giáp với tỉnh Phú Yên ở phía Bắc, Ninh Thuận ở phía Nam, Đăk Lăk và Lâm Đồng ở phía Tây. Phía Đông của Khánh Hoà là biển Đông với đường bờ biển dài trên 200 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.217,65 km2

với dân số 1.170.840 người, chiếm 1,58% về diện tích và 1,35% về dân số của cả nước; đứng hàng thứ 27 về diện tích và thứ 30 về dân số trong 63 tỉnh, thành phố của nước ta.

Cùng với phần đất liền, Khánh Hoà có thềm lục địa và vùng lãnh hải rộng lớn với trên 200 đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển, trong đó có quần đảo Trường Sa với vị trí rất quan trọng về an ninh, quốc phòng và kinh tế của cả nước. Là tỉnh duy nhất có 03 vịnh biển đẹp là vịnh Nha Trang, Vân Phong và vịnh Cam Ranh, là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch cũng như kinh tế biển của tỉnh, đặc biệt là phát triển cảng biển và khai thác, nuôi trồng thủy hải sản.

Nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước, QL1A và đường sắt Thống nhất chạy qua tỉnh, nối liền Khánh Hoà với các tỉnh, thành trong cả nước. Quốc lộ 26 nối Khánh Hoà với Đăk Lăk, QL27B đi Ninh Thuận và tuyến tỉnh lộ 2 nối Nha Trang với Đà Lạt đã tạo cho Khánh Hoà nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh có các cảng biển Nha Trang, Cam Ranh, Ba Ngòi, Hòn Khói và cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong đang xây dựng; sân bay Cam Ranh đã nâng cấp thành sân bay quốc tế, có thể đón các máy bay Boeing và Airbus tải trọng lớn cất và hạ cánh, ...

Khánh Hoà nằm ở giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, là trung tâm hai vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. Nha Trang cách thành phố Hồ Chí Minh 400 km; cách Đà Nẵng 500 km. Yếu tố này vừa là lợi thế trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút vốn đầu tư, song nó cũng là một thách thức lớn đối với Khánh Hoà trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút chất xám, chiếm lĩnh thị trường trong vùng.

Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Khánh Hoà phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.

* Địa hình, địa mạo

Địa hình tỉnh Khánh Hoà khá phức tạp, phía Tây là sườn Đông của dãy Trường Sơn Nam và phía Đông là biển Đông. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông với đa dạng địa hình như núi, đồi, đồng bằng, vùng ven biển. Hơn 67% diện tích của tỉnh là đồi núi, trong đó có đến 25 đỉnh núi cao trên 1.000 m tạo thành các vòng cung chắn gió từ phía Bắc đến phía Tây bao quanh các vùng đồng bằng nhỏ, hẹp ven biển tại các huyện Vạn Ninh, Ninh Hoà, Diên Khánh, Cam Ranh. Do địa hình dốc, bị chia cắt nhiều nên gây nhiều khó khăn cho việc hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với quy mô lớn.

Địa hình tỉnh khánh Hoà chia làm các dạng sau:

+ Địa hình núi cao, có độ cao trên 1.000 m: Bao gồm những dãy núi cao độ dốc lớn bao bọc toàn bộ phía Tây của tỉnh. Độ dốc phổ biến từ cấp IV đến cấp VIII. Vùng địa hình này có diện tích khoảng 196.140 ha, chiếm 37,59% tổng DTTN toàn tỉnh. Do địa hình cao, dốc, mức độ chia cắt mạnh nên quá trình khoanh nuôi và trồng mới rừng trên vùng địa hình này gặp rất nhiều khó khăn.

+ Địa hình núi trung bình, có độ cao 500 - 1.000 m: Phân bố kế tiếp địa hình núi cao. Tập trung nhiều ở huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Vạn Ninh. Vùng địa hình này có diện tích khoảng 78.722 ha, chiếm 15,09% tổng DTTN toàn tỉnh. Vùng địa hình này tuy có độ dốc trung bình nhưng công tác trồng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng cũng gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện thổ nhưỡng chủ yếu là đá lẫn và đá lộ đầu.

+ Địa hình núi thấp, có độ cao 100 - 500 m: Dạng địa hình này có độ che phủ thấp do đa số diện tích là đất trống đồi núi trọc quá trình xói mòn rửa trôi diễn ra mạnh. Vùng địa hình này có diện tích 99.726,48 ha, chiếm 19,12% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

+ Địa hình đồi thoải, có độ cao từ 50 đến 100 m: Đây là dạng địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi cao. Địa hình chia cắt nhẹ, gồm các đồi gò lượn sóng. Vùng địa hình này có diện tích 69.048 ha, chiếm 13,26% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

+ Địa hình đồng bằng: Địa hình bằng phẳng xen kẽ có các gò, đồi rải rác. Độ dốc nhỏ, hướng dốc từ Tây sang Đông. Đất đai chủ yếu là các loại đất phù sa chưa biến đổi hoặc biến đổi mạnh, độ phì nhiêu khá. Đây là vùng đất trù phú và thuận lợi

nhất cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. Vùng địa hình này có diện tích 78.129 ha, chiếm 14,97% tổng DTTN toàn tỉnh.

Nhìn chung địa hình Khánh Hoà khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế tổng hợp Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Du lịch song cũng gây không ít khó khăn trong việc khai thác sử dụng đất vào sản xuất nông - lâm nghiệp. Địa hình cũng là yếu tố quan trọng phân chia toàn tỉnh thành các vùng sinh thái mang những nét đặc trưng khác biệt có tác động trực tiếp đến việc sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng.

* Khí hậu

+ Đặc điểm các yếu tố khí hậu

Khí hậu Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa. Nhiệt độ trung bình năm là 26 0C. Tổng nhiệt độ khoảng 9.500 - 9.800 0C , ánh sáng dồi dào, số giờ nắng trung bình năm từ 2.600 - 2.700 giờ. Độ ẩm không khí trung bình năm đạt từ 76-79 % và chênh lệch giữa các tháng trong năm thấp. Mùa hè không bị oi bức, mùa đông không quá lạnh. Do có những vùng núi cao trên 1.000m như Hòn Bà, nên có các đặc trưng của khí hậu nhiệt đới vùng núi cao, ôn hòa mát mẻ quanh năm, không có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như gió nóng, sương muối.. ... Ở những tiểu vùng khí hậu này, sương mù thường xuất hiện vào lúc sáng sớm và chiều tối cuối tháng 7 và 8, mức độ không dày đặc, tan nhanh đã tăng thêm vẻ huyền ảo của tự nhiên, thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch leo núi và trồng các loại cây có nguồn gốc ôn đới.

Lượng mưa trung bình năm trên dưới 2.000 mm, trong đó vùng đồng bằng ven biển phổ biến là 1.000-1.200 mm, còn khu vực huyện Khánh Sơn lại lên tới 2.400 mm. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và tập trung đến 70- 80% lượng mưa cả năm. Ở khu vực Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài trong 2 tháng, các tháng còn lại nắng ấm, rất thuận lợi để kéo dài mùa du lịch.

Những đặc điểm khí hậu, thời tiết Khánh Hòa rất thuận lợi cho tham quan du lịch biển, nhất là từ tháng 1 đến tháng 8; ánh sáng nhiều là điều kiện tốt cho cây cối sinh trưởng nói riêng và phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung. Song cũng cần chú ý đến các hiện tượng bất lợi như lũ lụt về mùa mưa, khô hạn về mùa khô, gió Tây nóng và gió Tu Bông ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, đặc biệt vào mùa trổ bông, ra hoa của cây trồng.

+ Phân vùng khí hậu

Theo tài liệu đặc điểm khí hậu, thuỷ văn tỉnh Khánh Hoà (Sở KH & CN -2004), toàn tỉnh Khánh Hoà được phân thành 3 vùng khí hậu thuỷ văn chính như sau :

Vùng I : Vùng khí hậu ven biển. Vùng này bao gồm các đảo, bán đảo mà đại diện tiêu biểu về các đặc trưng khí hậu của vùng này là quần đảo Trường Sa.

Vùng II : Khí hậu vùng đồng bằng và ven biển xen kẽ đồi, núi thấp.

Đây là vùng địa hình cao dưới 200 m, tương đối bằng phẳng, xen kẽ gò đồi và núi. Lớp phủ thực vật chủ yếu là lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rừng trồng và cây phân tán.

Dọc theo phương vĩ tuyến, do vị trí địa lý và địa hình, các đặc trưng khí hậu thuỷ văn có khác biệt tương đối nên vùng này được chia ra thành 3 tiểu vùng khí hậu chính.

Tiểu vùng khí hậu Vạn Ninh - Ninh Hoà Tiểu vùng khí hậu Diên Khánh - Nha Trang Tiểu vùng khí hậu Cam Ranh

Vùng III : Khí hậu vùng núi.

Đây là vùng núi cao trên 200 m, độ dốc lớn, lớp phủ thực vật chủ yếu là rừng và đồi trọc. Do điều kiện phía Bắc và phía Nam có sự khác biệt, vùng này cũng được chia thành 02 tiểu vùng khí hậu chính.

Tiểu vùng vòng cung núi phía Bắc: Là giới hạn phía Bắc của tỉnh, phân định bởi đường đỉnh của dãy núi Vọng Phu - Đèo Cả, mà cũng chính là nơi phát sinh gió Tu Bông.

Tiểu vùng vòng cung núi phía Tây Nam: Đặc trưng cơ bản vùng này có thể xem như ranh giới giữa vùng có mùa mưa chính vào thời kỳ gió mùa mùa Hè và mùa mưa chính vào thời kỳ đầu gió mùa mùa Đông.

Là tỉnh có nền khí hậu tương đối ôn hòa nên có điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch, nhất là du lịch biển. Đặc điểm này cũng đồng nghĩa với việc mở rộng và phát triển các khu du lịch, khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng tại Khánh Hòa là rất cần thiết. Có thể nói yếu tố khí hậu có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình sử dụng đất sản xuất kinh doanh hiện tại cũng như định hướng sử dụng đất của tỉnh trong tương lai.

* Tài nguyên biển

Bờ biển Khánh Hòa dài trên 200 km, có nhiều điều kiện thuận lợi hình thành các cảng hàng hoá, thương mại và quốc phòng. Ngoài các cảng Cam Ranh, Ba Ngòi, Nha Trang, Hòn Khói, hiện nay đang xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong. Sự phát triển kinh tế cảng biển sẽ kéo theo một loạt các ngành dịch vụ khác phát triển.

Tỉnh Khánh Hoà có 3 vịnh là Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh; trong đó vịnh Nha Trang đã được thế giới xếp hạng là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp; các đảo lớn, nhỏ có nhiều cảnh quan thiên nhiên còn mang tính hoang dã, có khả năng xây dựng thành các khu du lịch, vui chơi, giải trí để phát triển ngành du lịch.

Dọc bờ biển Khánh Hòa có rất nhiều bãi tắm như bãi biển Nha Trang nằm ngay trung tâm thành phố, có chiều dài gần 10 km; bãi Tiên nằm về phía Bắc thành phố; Dốc Lết thuộc Ninh Hòa có chiều dài 4 km; Đại Lãnh (Vạn Ninh) chiều dài 2 km, bãi Dài (Cam Lâm và Cam Ranh) có chiều dài trên 10 km. Ngoài ra dọc bờ biển còn tập trung nhiều đảo lớn, nhỏ có khả năng tổ chức du lịch, săn bắn dưới nước, vui chơi giải trí trên các đảo. Đặc biệt đảo hòn Tre là đảo lớn đã xây dựng khu du lịch nổi tiếng Vinpearl Land, quanh đảo có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Trũ - đầm Già, bãi Tre, Bích Đầm... .. Với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu lý tưởng cho mùa du lịch kéo dài gắn với nhiều di tích lịch sử và công trình văn hoá như: Tháp Bà, thành Diên Khánh, biệt thự Bảo Đại, chùa Long Sơn, mộ Yersin, đền Trần Quý Cáp, ... Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, rất hấp dẫn, lôi cuốn khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là với hình thức du lịch biển.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà

* Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân tăng 6,54%/năm, tuy thấp hơn mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI đề ra (12-13%/năm) nhưng phù hợp với tình hình thực tế trong nước và thế giới trong 5 năm gần đây. GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 2.274 USD (tương đương 49,80 triệu đồng/người/năm).

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng qua các năm và đạt trên 110 nghìn tỷ đồng trong 5 năm (2011-2015), tăng gấp 2,3 lần so giai đoạn 2006-2010. Tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên GRDP bình quân đạt 42%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chính sách đối với đất có mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh khánh hòa (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)