Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chính sách đối với đất có mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh khánh hòa (Trang 35 - 44)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà

* Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân tăng 6,54%/năm, tuy thấp hơn mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI đề ra (12-13%/năm) nhưng phù hợp với tình hình thực tế trong nước và thế giới trong 5 năm gần đây. GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 2.274 USD (tương đương 49,80 triệu đồng/người/năm).

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng qua các năm và đạt trên 110 nghìn tỷ đồng trong 5 năm (2011-2015), tăng gấp 2,3 lần so giai đoạn 2006-2010. Tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên GRDP bình quân đạt 42%.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng đề ra (Dịch vụ-du lịch; Công nghiệp-xây dựng; Nông-lâm-thủy sản) và theo hướng tăng tỷ trọng các ngành kinh tế biển, đặc biệt là du lịch biển, đảo. Tái cơ cấu kinh tế của các doanh nghiệp đi dần theo chiều sâu, tăng tỷ trọng các ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao như du lịch, dịch vụ kho ngoại quan. [4].

* Thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành - Khu vực kinh tế nông nghiệp (gồm nông, lâm và thủy sản)

Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng ngành nông - lâm - thủy sản chậm, tăng bình quân 1,03%/năm.

+ Về sản xuất nông nghiệp

Ngành nông nghiệp đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung cây lương thực, cây ăn quả, mía đường, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; giải quyết được nhu cầu lương thực tại chỗ cho đồng bào miền núi; tình hình chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng giảm đàn gia súc có sừng (do hạn hán thiếu thức ăn xanh), tăng đàn lợn và gia cầm.

Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá SS 2010) tăng đều từ năm 2011 đến năm 2014 nhưng năm 2015 thấp hơn năm 2014 do ảnh hưởng của nắng nóng, hạn hán. Năm 2010 đạt 3.808,34 tỷ đồng và năm 2014 đạt 4.443,38 tỷ đồng, năm 2015 chỉ đạt 4.104,60 tỷ đồng. Giai đoạn 2011-2015, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 1,51%/năm.

Trong đó, giai đoạn 2011-2014, ngành trồng trọt tăng 3,28%/năm, chăn nuôi tăng 5,47%/năm, dịch vụ tăng nông nghiệp tăng 7,14%/năm; tuy nhiên năm 2015 do hạn nặng nên giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi đều giảm so với năm 2014. Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần từ 74,35% năm 2010 xuống còn 67,92% năm 2014; ngành chăn nuôi từ 21,45% năm 2010 tăng lên 26,30% năm 2014.

Sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 243,110 ngàn tấn, trong đó sản lượng lúa đạt 230,996 ngàn tấn; diện tích gieo trồng lúa đạt 44,232 ngàn ha, chiếm 53,84% diện tích gieo trồng cây hàng năm. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino gây nắng nóng, hạn hán nên năm 2015 sản lượng lương thực có hạt chỉ đạt 211,667 tấn (bằng 87,07% năm 2010); sản lượng lúa giảm còn 199,021 ngàn tấn (bằng 86,16% năm 2010), diện tích gieo trồng lúa chỉ còn 34,246 ngàn ha (bằng 77,42% năm 2010); năng suất lúa đạt 58,11 tạ/ha/năm, tăng gấp 1,11 lần năm 2010.

Sản lượng lương thực bình quân đầu người năm 2015 đạt 175 kg/năm (bằng 83,73%

năm 2010).

Theo NGTK tỉnh Khánh Hòa năm 2014 thì giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng trọt năm 2012 đạt 43,3 triệu đồng, đến năm 2014 đạt 51,3 triệu đồng/ha. Giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2012 đạt 255,4 triệu đồng, đến năm 2014 đạt 302,5 triệu đồng/ha. Sản xuất nông nghiệp đang sử dụng 100.785,94 ha, chiếm 19,62% tổng DTTN toàn tỉnh.

Trong những năm gần đây mặc dù thời tiết, khí hậu có nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp (chủ yếu do hạn hán) nhưng do được trung ương, tỉnh và các ngành đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành nông nghiệp như nâng cấp, sửa chữa các hồ chứa nước, các trạm bơm, kiên cố hoá kênh mương nên tạo điều kiện thâm canh tăng năng suất cây trồng; công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật như đưa các giống mới vào sản xuất, đầu tư thâm canh được chú trọng nên năng suất cây trồng đều tăng đã làm tăng hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

Năm 2015, tổng đàn trâu có 4.590 con (giảm 463 con so với năm 2010), đàn bò có 73.233 con (giảm 2.849 con so với năm 2010), đàn lợn có 134.326 con (tăng 38.689 con so với năm 2010), tổng đàn gia cầm có 2.699.500 con (tăng 447.506 con so với năm 2010). Sản lượng thịt hơi năm 2014 đạt 21.254,7 tấn (tăng 5.700,4 tấn so với năm 2010). [ 4 ].

+ Sản xuất lâm nghiệp

Ngành lâm nghiệp đã thực hiện tốt công tác phòng, chống cháy rừng và phòng, chống, ngăn chặn tình trạng vi phạm Luật Quản lý và bảo vệ rừng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,66%.

Giai đoạn 2011-2015, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (giá SS 2010) giảm 14,86%/năm (giá trị sản xuất năm 2010 đạt 103,716 tỷ đồng, năm 2015 chỉ có 46,400 tỷ đồng). Tổng sản lượng gỗ tròn 5 năm khai thác 177.415 m3 (trong đó khai thác gỗ rừng trồng 128.581 m3); củi khai thác 127.128 ster; tre, nứa khai thác 770 ngàn cây;

nhựa thông khai thác được 7 tấn; trồng rừng tập trung được 4.824,80 ha; rừng được chăm sóc 28.085 ha. Diện tích rừng bị thiệt hại 60,35 ha (trong đó diện tích rừng bị cháy 53,50 ha).

Rừng là một thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa. Trong 5 năm 2011-2015, diện tích các loại rừng đã tăng 10.971,14 ha (chủ yếu tăng đất rừng trồng sản xuất); từ đó tăng độ che phủ đất, góp phần cải tạo môi trường sinh thái, hạn chế xói mòn đất, tăng nguồn nước cung cấp cho các con sông của tỉnh về mùa khô; góp phần nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi.

Để hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trong những năm tới phải làm tốt công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng để tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Sản xuất thuỷ sản

Trong 5 năm (2011-2015), ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 2,70%/năm. Tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đạt 481.192 tấn, tăng 2,91%/năm. Trong đó:

- Khai thác hải sản: Sản lượng thủy sản khai thác bình quân giai đoạn 2011- 2015 đạt 82.374 tấn/năm, tăng 3,41%/năm. Cơ cấu sản phẩm chuyển dịch theo hướng tăng các sản phẩm có giá trị cao như tôm, mực, cá ngừ đại dương. Sản lượng đánh bắt chủ yếu là xa bờ chiếm trên 70% sản lượng. Đến cuối năm 2015 toàn tỉnh có hơn 9.000 chiếc tàu với tổng công suất 283.866 CV; so với năm 2010 thì số lượng giảm hơn 500 chiếc nhưng công suất lại tăng 14.143 CV là do tăng số lượng tàu có công suất lớn trên 90 CV để mở rộng vùng đánh bắt xa bờ.

- Nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2015 có 5.274 ha trong đất liền, chủ yếu là nuôi tôm nước lợ; nuôi tôm giống (đạt 3,012 tỷ con P15);

nuôi cá vược, cá mú,…; ngoài ra phát triển mạnh nghề nuôi ngọc trai, rong sụn, nuôi cá lồng, nuôi tôm hùm lồng trên biển,… Sản lượng thủy sản nuôi trồng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 13.864 tấn/năm (trong đó tôm đạt trên 7.000 tấn), giảm 0,01%/năm.

+ Khu vực kinh tế công nghiệp (gồm công nghiệp và xây dựng)

- Ngành công nghiệp và xây dựng giai đoạn 2011-2015 có mức tăng trưởng khá 8,01%/năm; giữ vị trí chủ lực góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế của tỉnh. Một số sản phẩm chủ lực đóng góp khá lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh như: công nghiệp khai khoáng; công nghiệp chế biến, chế tạo (đồ uống, thuốc lá, dệt may, đóng tàu biển); công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt; công nghiệp cung cấp nước; …. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đã tích cực đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ, tiết giảm chi phí sản xuất, sử dụng năng lượng có hiệu quả song song việc tích cực mở rộng thị trường mới.

Trên địa bàn tỉnh đã và đang xây dựng 04 khu công nghiệp gồm: Khu công nghiệp Suối Dầu (Cam Lâm), KCN Vạn Thắng (Vạn Ninh), KCN Ninh Thủy (Ninh Hòa), KCN Nam Cam Ranh. Đến nay, KCN Suối Dầu đã cơ bản hoàn thiện cơ sở hạ tầng, diện tích đất sử dụng đã đạt trên 70%. Các khu công nghiệp Ninh Thuỷ đang xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút các dự án đầu tư; Riêng KCN Nam Cam Ranh, KCN Vạn Ninh chưa thu hồi đất. Ngành công nghiệp đã đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, tạo động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội toàn tỉnh phát triển.

Trên địa bàn tỉnh có 03 cụm công nghiệp đang hoạt động và phát huy hiệu qủa tốt như cụm công nghiệp Diên Phú (Diên Khánh), Đắc Lộc (Nha Trang), Ninh Ích (Ninh Hòa), …và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp như đóng tàu, sản xuất thuốc lá, chế biến đồ mộc dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến hải sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may,…

Tổng diện tích đất các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất phi nông nghiệp đang sử dụng 2.594,26 ha.

+ Khu vực kinh tế dịch vụ

- Khu vực dịch vụ - du lịch giai đoạn 2011-2015 có tốc độ tăng trưởng 6,70%/năm. Các chỉ tiêu chủ yếu về du lịch hàng năm đều tăng: số ngày khách lưu trú tăng 17,97%/năm; số khách đến tham quan tăng 18,38%/năm; doanh thu du lịch tăng 21,16%/năm. Trong 5 năm (2011-2015), doanh thu du lịch đạt hơn 17.335 tỷ đồng (giá hiện hành). Cơ sở kinh doanh du lịch tiếp tục phát triển tăng cả về số lượng và chất lượng theo xu hướng đầu tư chiều sâu, quy mô lớn. Các loại hình, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, nâng cao chất lượng; hoàn thành và triển khai thực hiện Đề án phát triển dịch vụ - du lịch, khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế và giá trị gia tăng cao. Hoạt động xúc tiến quảng bá, công tác an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường du lịch tiếp tục được tăng cường và có nhiều tiến bộ.

Đến nay trên địa bàn tỉnh có nhiều khu du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế như: khu du lịch Vinpearl Land, khu du lịch Hoàn Cầu, khu du lịch Hòn Tằm, khu du lịch hồ cá Trí Nguyên, khu du lịch đảo khỉ, khu du lịch bãi Dài, khu du lịch thác Yang Bay, khu du lịch suối Hoa Lan, khu du lịch Dốc Lết, khu du lịch Đại Lãnh, … và hàng chục khách sạn, resort cao cấp 4-5 sao được xây dựng ở TP Nha Trang và trong các khu du lịch.

- Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh hàng năm đều tăng. Nhiều trung tâm thương mại của các nhà bán lẻ hàng đầu trong và ngoài nước như Metro Cash & Carry, Co.op Mart, Big C, Lotte đi vào hoạt động tại tỉnh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu mua sắm của nhân dân và du khách. Thị trường xuất khẩu mở rộng đến trên 100 quốc gia. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn năm 2015 đạt 1.150 triệu USD.

- Tổng diện tích đất sử dụng cho phát triển thương mại, dịch vụ năm 2015 có 2.105,32 ha, chiếm 0,41% tổng DTTN toàn tỉnh. Trong những năm tới trên địa bàn tỉnh sẽ xây dựng tiếp nhiều khu du lịch mới để phục vụ du khách trong nước và quốc tế, chủ yếu là các khu du lịch ven biển. [ 4 ].

So sánh sự chuyển dịch khu vực kinh tế, chúng ta nhận thấy thương mại, dịch là

ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, riêng ngành du lịch trong 5 năm (2011-2015) doanh thu đạt hơn 17.335 tỷ đồng. Quỹ đất phân bổ để phát triển thương mại, dịch vụ lên đến 2.105,32 ha, chiếm tỷ lệ cao, trong định hương tương lai con số này sẽ còn lớn hơn. Do đó, chúng ta có thể khảng định kinh tế dịch vụ du lịch là ngành mũi nhọn hàng đầu cho sự phát triển của tỉnh Khánh Hoà.

* Cơ sở hạ tầng giao thông

Mạng lưới giao thông trong tỉnh Khánh Hoà có cả 4 loại hình giao thông:

đường hàng không, đường sắt, đường thuỷ, đường bộ. Đó là lợi thế để Khánh Hoà có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện, giao lưu trong nước và quốc tế về các lĩnh vực thương mại, du lịch, sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hoá.

- Đường hàng không

Đường hàng không đến tỉnh Khánh Hoà qua các cảng hàng không: Nha Trang, Cam Ranh. Sân bay Nha Trang có một đường băng rộng 45 m, dài 1.850 m, là sân bay nhỏ, chỉ phục vụ vận chuyển hành khách trong nước và từ tháng 6/2004 chỉ dùng cho huấn luyện phi công; năm 2010 Chính phủ đã cho phép tỉnh sử dụng sân bay Nha Trang vào mục đích phát triển kinh tế.

Với diện tích đất 750 ha, đường bay dài hơn 3.000 m và cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, Cam Ranh là sân bay rộng thứ hai (sau Tân Sơn Nhất, TP.HCM) và được xếp thứ tư trong số 24 sân bay dân sự đang hoạt động của nước ta. Vốn là sân bay quân sự do người Mỹ xây dựng để sử dụng làm căn cứ không quân trong cuộc chiến tranh Việt Nam, gần 30 năm sau ngày giải phóng miền Nam, Cam Ranh vẫn là khu quân sự đặc biệt trước biển Thái Bình Dương. Ngày 19/5/2004, đánh dấu thời điểm quan trọng khi Cam Ranh đón chuyến bay dân sự đầu tiên từ Hà Nội. Năm 2004, lưu lượng khách qua sân bay bắt đầu tăng rất nhanh, từ hơn 274.000 lượt tăng vọt lên hơn 500.000 vào cuối năm 2007. Trên cơ sở này Bộ Giao thông Vận Tải đã nhanh chóng phê duyệt quy hoạch tổng thể cảng hàng không Cam Ranh là cảng hàng không nội địa có hoạt động bay quốc tế.

Ngày 16/8/2007, Chính phủ ra quyết định nâng cấp cảng hàng không Cam Ranh trở thành cảng hàng không Quốc tế (cùng với sân bay Phú Bài - Huế). Tháng 6/2008, sân bay Cam Ranh chính thức phục vụ các chuyến bay đêm. Đến cuối năm 2008, Cam Ranh đã phục vụ 683.000 lượt khách, vượt qua sân bay Phú Bài, trở thành sân bay lớn thứ tư của Việt Nam (xếp theo số lượng khách thông qua). Tỷ lệ tăng của số lượt khách thông qua vào năm 2007 là 36,8%, của năm 2008 là 36,3% so với năm trước, là sân bay có tốc độ tăng trưởng lượng hành khách cao nhất tại Việt Nam. Với diện tích đất 750 ha, Sân bay quốc tế Cam Ranh có diện tích rộng hơn Sân bay quốc tế Nội Bài.

Sân bay quốc tế Cam Ranh là sân bay dân sự chính phục vụ cho tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Cực Nam Trung Bộ. Trong hệ thống du lịch quốc tế IATA, sân bay Cam Ranh mang mã số CXR.

Tháng 7-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1006/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó nhu cầu vốn đầu tư cho toàn bộ quy hoạch là 10.523 tỷ đồng. Nhà ga mới đã được xây dựng, tháng 12/2009 công trình đã hoàn thành và có thể phục vụ 800 hành khách trong giờ cao điểm. Theo quy hoạch, cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, sân bay Cam Ranh được khai thác cho cả hai mục đích quân sự (cấp I) và dân dụng (cấp 4E), với đường băng có thể tiếp nhận các loại máy bay cỡ lớn như A-321, A300-600, B-767, B-777...

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà còn có sân bay Dục Mỹ, hiện không hoạt động.

- Đường sắt

Tuyến đường sắt thống nhất Bắc Nam chạy dọc tỉnh Khánh Hoà, dài khoảng 149,2 km, qua thành phố Nha Trang và hầu hết các huyện, thị, thành phố đồng bằng trong tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 12 ga đường sắt, các ga dọc tuyến là ga hỗn hợp, chỉ có ga Nha Trang là ga chính, có quy mô lớn, làm nhiệm vụ trung chuyển hành khách và hàng hoá từ Nha Trang tới các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Tuyến đường sắt và ga đi vào nội thành TP Nha Trang gây ảnh hưởng đến giao thông giữa hai khu vực Tây và Đông của thành phố.

- Đường biển

Khánh Hoà có trên 200 km bờ biển với nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng biển. Hệ thống cảng biển trên địa bàn tỉnh như sau.

+ Cảng Vân Phong: là cảng tổng hợp quốc gia, trung chuyển container quốc tế (loại IA) của Việt Nam nằm trong vịnh Vân Phong, khu kinh tế Vân Phong huyện Vạn Ninh; được khởi công xây dựng từ tháng 10/2009. Điều đặc biệt là, vịnh Vân Phong có độ sâu tự nhiên rất lớn: trong tổng số 110 km bờ biển có thể làm cảng, thì đã có 60 km có độ sâu từ 15-22 mét. Luồng vào cảng ngắn (khoảng 15 km), tương đối thẳng, có độ sâu trên 22 mét, chiều rộng luồng nơi hẹp nhất là trên 400 mét, cho phép tàu có thể lưu hành hai chiều thuận tiện và an toàn. Vân Phong được coi là nơi duy nhất ở Việt Nam có thể xây dựng cảng trung chuyển quốc tế do hội tụ các điều kiện lý tưởng như: vịnh kín sóng, kín gió, nước sâu, không bị bồi lắng và qua nhiều năm vẫn giữ được độ sâu nguyên thủy, có diện tích mặt nước lớn nhất, có vị trí đắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chính sách đối với đất có mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh khánh hòa (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)