Thực trạng và định hướng phát triển ngành kinh tế thương mại dịch vụ-du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chính sách đối với đất có mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh khánh hòa (Trang 44 - 46)

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3.1.3. Thực trạng và định hướng phát triển ngành kinh tế thương mại dịch vụ-du lịch

du lịch

Các ngành dịch vụ phát triển và tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao. Tổng sản phẩm dịch vụ (không kể thuế nhập khẩu dầu trung chuyển) năm 2010 (giá CĐ 1994)

đạt 4.885 tỷ đồng, tăng 16,40% so với năm 2009. Trong tổng GDP, khu vực dịch vụ chiếm 37,82% năm 2000 và chiếm 38,12% năm 2010. Các ngành dịch vụ và du lịch có thêm nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh, tích cực cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, vì vậy tốc độ tăng dịch vụ-du lịch đạt 12,11%/năm (giai đoạn 2006-2010). Dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông tăng trưởng nhanh; các dịch vụ tài chính, ngân hàng bảo hiểm tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Các cơ quan địa phương và doanh nghiệp hưởng ứng tích cực chủ trương của Bộ chính trị và Tỉnh uỷ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" với nhiều hoạt động thiết thực. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 29.048 tỷ đồng, tăng 24,19% so năm 2009, mức tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 25,51%/năm, cao hơn giai đoạn 2001-2005 (bình quân 16,18%/năm); các hoạt động thương mại dịch vụ đa dạng hơn; nâng cấp mở rộng và đầu tư xây dựng mới các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tại Nha Trang, Cam Ranh và các huyện, thị xã đã góp phần tăng trưởng kinh tế và lưu thông hàng hoá; mở rộng mạng lưới kinh doanh dịch vụ đáp ứng nhu cầu hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm, chất lượng dịch vụ ngày càng tăng; đầu tư xây nâng cấp và xây dựng mới các chợ, siêu thị tại TP Nha Trang và các huyện, thị.

- Doanh thu ngành vận tải giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 23,76/năm, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng bình quân 18,94%/năm, khối lượng hành khách vận

chuyển tăng 7,79%/năm; hình thành nhiều dịch vụ mới vận chuyển hàng hoá và hành khách đáp ứng nhu cầu đa dạng về vận chuyển. Doanh thu ngành hàng không năm 2010 đạt 150 tỷ đồng, tăng 4,3 lần năm 2006 với 802.000 lượt người lên xuống máy bay.

- Trong những năm qua đã có nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch như mở rộng khu du lịch Vinpearl Land; khu du lịch sông Lô; khu du lịch suối Hoa Lan; mở rộng, nâng cấp các khu du lịch khác trên địa bàn tỉnh; xây dựng khu du lịch hòn Tằm, khu du lịch bãi Rồng, khu du lịch bãi Dài; xây dựng mới các khách sạn cao cấp, cao tầng (20-trên 30 tầng) tại TP Nha Trang, ... Toàn tỉnh hiện có 455 khách sạn với 11.730 phòng. Số lượt khách đến năm 2010 đạt 1,840 triệu người, tăng gần 2 lần so với năm 2005; trong đó khách quốc tế có xu hướng tăng mạnh, từ 249 nghìn lượt năm 2005 lên 385 nghìn lượt năm 2010. Doanh thu du lịch năm 2010 đạt 1.877,25 tỷ đồng, tăng gần 3 lần năm 2005, mức tăng bình quân 23,93%/năm (giai đoạn 2006-2010). [4].

Định hướng Phát triển dịch vụ - du lịch.

Củng cố và phát triển hệ thống mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị tại các trung tâm đô thị các thành phố, thị xã, thị trấn để trở thành các trung tâm giao dịch, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của tỉnh, huyện; phát triển hệ thống chợ nông thôn. Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 16% - 17%/năm giai đoạn 2016-2020.

Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh như thủy sản đông lạnh, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, dệt may, thủ công mỹ nghệ; giảm nhanh tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm thô, chưa qua chế biến và tăng tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng khoa học, công nghệ cao; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để xuất khẩu các mặt hàng mới có tiềm năng. Phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt trên 2 tỷ USD, tăng trưởng bình quân trên 10%/năm.

Tiếp tục phát triển dịch vụ vận tải, hàng không, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin,... nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Chuyển đổi công năng của Cảng Nha Trang thành cảng hành khách và tổ hợp dịch vụ để phát triển dịch vụ du lịch trong thời gian tới. Thúc đẩy việc đầu tư nâng cấp Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh theo quy hoạch đã phê duyệt và nâng cấp Cảng Ba Ngòi (Cam Ranh).

Khai thác tối đa thế mạnh về du lịch, bao gồm du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lịch sử - văn hóa, du lịch sông nước và các loại hình du lịch khác. Tập trung xây dựng và phát triển du lịch tại Khu vực vịnh Vân Phong, Bắc bán đảo Cam Ranh và các dự án du lịch riêng lẻ khác. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong thời gian tới. [22].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chính sách đối với đất có mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh khánh hòa (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)