PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ ở vùng cát ven biển tỉnh quảng bình (Trang 32)

3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ tình hình chăn nuôi của các xã vùng cát: xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh) và xã Trung Trạch (huyện Bố Trạch) là những xã đại diện đã được chọn để tiến hành điều tra. Đây là hai xã vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Bình, là những xã có tổng đàn bò khá cao và ổn định so với các xã vùng cát khác ở ven biển, là đại diện tiêu biểu để tác giả tìm hiểu và nghiên cứu, đánh giá chính xác tình hình chăn nuôi bò của nông hộ tại đây cũng như những khó khăn, vướng mắc người dân đang gặp phải để rồi đề ra các giải pháp thích hợp nhất.

3.3.2. Chọn hộ

Tiêu chí chọn hộ: hộ có chăn nuôi bò; Bao gồm cả 03 loại hộ: nghèo, trung bình và khá được xác định tương ứng theo tiêu chí phân loại giàu-nghèo ở xã điều tra.

Hộ đã được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp và phân tầng (theo 3 nhóm) dựa trên danh sách các xã cung cấp.

Số hộ đã được chọn là 90 hộ; trong đó, 45 hộ ở xã Võ Ninh (Quảng Ninh) và 45hộ ở xã Trung Trạch (Bố Trạch).

3.3.3. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

3.3.3.1. Thu thập các thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp (điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội..) được lấy từ các báo cáo hàng năm của Sở NN và PTNT, Cục Thống kê, Chi cục Thú y, Phòng Kỹ thuật nông nghiệp thuộc Sở, Phòng NN và PTNT, Chi cục Thống kê huyện, Trạm thú y, UBND các xã nghiên cứu.

Tình hình chăn nuôi bò ở nước ta đã lấy từ website của Tổng cục thống kê và Cục chăn nuôi. Tổng quan về tình hình nghiên cứu chăn nuôi bò ở nông hộ đã sử dụng các bài báo, luận văn và luận án liên quan.

3.3.3.2. Thu thập các thông tin sơ cấp

a. Phỏng vấn nông hộ bằng bảng hỏi

Phỏng vấn từng nông hộ bằng bảng hỏi. Nội dung bảng hỏi bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò bao gồm: yếu tố tự nhiên và xã hội của nông hộ, các yếu tố xã hội, thị trường, yếu tố kỹ thuật. Bảng hỏi đã được phỏng vấn thử trên 20 hộ ở xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh và điều chỉnh lại cho phù hợp.

b. Phỏng vấn người am hiểu

Phỏng vấn người am hiểu là những người tham gia quản lý chăn nuôi, bao gồm 01 cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT, một cán bộ ở phòng Nông nghiệp và PTNT mỗi huyện; 01 cán bộ Trạm khuyến nông mỗi huyện, mỗi Trạm thú y huyện 01 người và 03 cán bộ ở mỗi xã. Nội dung phỏng vấn liên quan đến tình hình phát triển chăn nuôi bò, các cơ chế chính sách, chủ trương phát triển chăn nuôi; thuận lợi, khó khăn cho chăn nuôi bò; và những yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò tại địa phương.

c. Phỏng vấn nhóm

Phỏng vấn nhóm đã được tiến hành theo 2 nhóm đối tượng ở mỗi xã điều tra. Nhóm đối tượng đầu tiên là nhóm hộ chăn nuôi bò gồm 7 người trong một nhóm. Nhóm thứ 2 là nhóm lãnh đạo gồm đại diện xã và thôn gôm 5 người ở mỗi xã.

Nội dung phỏng vấn nhóm liên quan đến những thuận lợi, khó khăn cho chăn nuôi bò; Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò và định hướng phát triển chăn nuôi.

3.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Nghiên cứu này đã sử dụng 2 nhóm phương pháp: nhóm phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng chăn nuôi bò; nhóm phương pháp phân tích so sánh để so sánh giữa các vùng sinh thái với nhau và các nhóm hộ với nhau.

Toàn bộ số liệu thu thập được tập hợp và tính toán trên phần mềm Microsoft Excel 2007 và phần mềm IBM SPSS Statistics 22.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG CÁT QUẢNG BÌNH 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.000 km2, dân số năm 2015 có 872.925 người. Toạ độ địa lý ở phần đất liền là: Điểm cực Bắc: 18005’12" vĩ độ Bắc, điểm cực Nam: 17005’02" vĩ độ Bắc, điểm cực Đông: 106059’37" kinh độ Đông, điểm cực Tây: 105036’55" kinh độ Đông. Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hới, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào.

Hình 4.1. Bản đồ vùng cát tỉnh Quảng Bình

Trong đó địa hình vùng cát ven biển 2 huyện Bố Trạch và Quảng Ninh có chiều dài là 49.6 km với 30 km bờ biển nằm ở huyện Bố Trạch và 19,6 km bờ biển nằm ở huyện Quảng Ninh.

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông, 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành các vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.

+ Khu vực Bố Trạch, Quảng Ninh có đặc trưng vùng bazan thoái hoá, địa hình chia cắt mạnh, tầng đất mỏng và không đều. Sự chênh lệch giữa đồi và núi thấp không đáng kể nhưng sự chênh lệch giữa đồi và đồng bằng khá xa.

+ Vùng ven biển này chủ yếu là dải cát nội đồng hình lưỡi liềm hay hình rẽ quạt có tổng diện tích 358,40 km2 chiếm 4% tổng diện tích đất tự nhiên, độ cao từ 3 - 4 mét đến 50 mét, phân phối suốt chiều dài bờ biển của 2 huyện.

+ Vùng cát ven biển có chiều rộng và chiều cao tăng dần từ Bắc vào Nam, ở phía Bắc dải cát hẹp và thấp, có chiều rộng từ 300 đến 400m độ cao từ +5 đến +10m, càng về phía Nam dải cát càng mở rộng (từ 1 - 6km), có độ cao 17 - 20m, có đỉnh đạt đến độ cao 50m.

+ Vùng cát ven biển của 2 huyện Bố Trạch và Quảng Ninh trải dài từ cửa Nhật Lệ đến giáp Vĩnh Linh, Bề rộng 4 - 6 km, độ cao 30 - 40m có đỉnh cao 50m, nhiều dải cát dài nối liền nhau xen lẫn nhiều khối cát cao và bồn trũng. Địa hình phức tạp và thường xuyên biến động do tác động ngoại lực của thời tiết khí hậu.

Sự xuất hiện hệ thống cồn cát ven biển là yếu tố địa hình bất lợi nhiều mặt. Dưới tác động của gió, hiện tượng cát bay, cát chảy đã làm cho các cồn cát tiến dần về phía lục địa, thu hẹp đồng bằng ven biển vốn dĩ đã nhỏ bé lại càng nhỏ bé hơn, làm tăng tình trạng úng lụt vùng cửa sông, nhất là cửa sông Nhật Lệ.

4.1.1.3. Khí hậu

Vùng cát ven biển 2 huyện Bố Trạch và Quảng Ninh chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Quảng Bình, nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 - 2.000mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.

+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 240C - 250C. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.

4.1.1.4. Tài nguyên

Tài nguyên đất: Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở

vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.

Tài nguyên động, thực vật: Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học

gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.

Về động vật có: 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá...

có nhiều loài quý hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Trĩ...

Về đa dạng thực vật: Với diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên

447.837 ha, rừng trồng 38.851ha, trong đó có 17.397 ha rừng thông, diện tích không có rừng 146.386 ha. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 31triệu m3.

Tài nguyên biển và ven biển: Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa

sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu.

Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển.

Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản khá lớn. Tổng diện tích 15.000 ha. Độ mặn ở vùng mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10-15km giao động từ 8-30%o và độ pH từ 6,5- 8 rất thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu. Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước cho các ao nuôi tôm cua.

Tài nguyên nước: Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 -

1,1 km/km2. Có năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3.

Tài nguyên khoáng sản: Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt,

titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều

kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có suối nước khoáng nóng 1050

C. Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Dân số và lao động

Dân số Quảng Bình năm 2015 có 872.925 người. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Dân cư phân bố không đều, 80,42% sống ở vùng nông thôn và 19,58% sống ở thành thị.

4.1.2.2. Phát triển kinh tế và thu nhập của người dân

a. Kinh tế

Theo báo cáo kinh tế xã hội của UBND tỉnh Quảng Bình năm 2016, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 4,5%, Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản: 22,9%, công nghiệp - xây dựng: 25,7%, dịch vụ: 51,4%, mặc dù có tỷ lệ thấp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, sản xuất nông nghiệp vẫn có vai trò quan trọng (giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ đạo là: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ năm 2016 đạt 7.440 tỷ đồng/ 10.848 tỷ thu ngân sách toàn tỉnh). Trong hai huyện khảo sát, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng, hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp - xây dựng trên địa bàn chưa phát triển, chủ yếu là các cơ sở kinh doanh nhỏ và phần lớn chỉ đáp ứng được nhu cầu nội vùng.

b. Thu nhập của người dân

Với đặc điểm tự nhiên là dải đất cát ven biển, người dân ở vùng này kinh tế bấp bênh, gặp nhiều rủi ro do phụ thuộc vào tự nhiên, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Kinh tế của người dân vùng cát tỉnh Quảng Bình chủ yếu dựa vào các ngành trồng trọt, chăn nuôi và một số công việc làm thuê khác Theo báo cáo kinh tế xã hội của tỉnh, năm 2016 thu nhập đầu người của tỉnh đạt 28,72 triệu/ người, mức thu nhập này còn thấp so với nhiều vùng trong cả nước

4.2. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ Ở VÙNG CÁT QUẢNG BÌNH 4.2.1. Tình hình sử dụng đất đai 4.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai là nguồn tài nguyên quý báu của con người, là nơi diễn ra mọi hoạt động sản xuất và đời sống xã hội của con người. Đối với sản xuất nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế. Đất có sự hạn chế về quy mô nhưng khả năng sản xuất không bị hạn chế nếu biết khai thác sử dụng và bảo vệ đất hợp lý.

Tình hình sử dụng đất đai của hai vùng nghiên cứu huyện Bố Trạch và Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1.Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra năm 2017

(ĐVT: % số hộ khảo sát, N=90)

Loại đất

Xã Võ Ninh (Huyện Quảng Ninh)

Xã Trung Trạch (Huyện Bố Trạch) Tổng diện tích (m2) Diện tích trung bình (m2/hộ) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích (m2) Diện tích trung bình (m2/hộ) Tỷ lệ (%) Đất thổ cư 12.285 273,00 9,67 14.710 326,89 11,19 Đất trồng cây hằng năm 67.400 149,78 53,07 91950 2043.33 69.96 Đất trồng cây lâu năm 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

Mặt nước NTTS 1.100 24.44 0.87 0.00 0.00 0.00

Diện tích đất chăn nuôi bò 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 Diện tích đất trồng cỏ nuôi bò 37.700 837,78 29,68 15.400 342,22 11,72 Vườn 8.529 189,53 6,72 9.370 208,22 7,13 Rừng 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 Đất khác 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 Tổng 127.014 100 131.430 100 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, năm 2017)

Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên 90 hộ điều tra là 127.014 m2, được phân theo ba loại đất chính là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất thổ cư với tỷ lệ lần lượt là 90,32%, 0,00% và 9,67%.

Số liệu ở bảng 4.1 cũng cho thấy, trong tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã Võ Ninh thì đa phần là đất sản xuất cây trồng hằng năm chiếm 53,07% với các loại cây lương thực cung cấp cho người dân trong vùng. Vì địa hình chủ yếu là các đồi cát nên không trồng được các loại cây lâu năm và không có đất rừng. Diện tích đất vườn chỉ chiếm 6,72% tương ứng với 8.529 m2, trong đó tỉnh đã quy hoạch có quy hoạch vùng trồng cỏ chăn nuôi với diện tích 37.700 m2 chiếm 29,68%. Điều này phần nào cho thấy, chăn nuôi bò ở đây đang được chú trọng với diện tích đất trồng cỏ lớn thứ 2 trong cơ cấu đất sử dụng của vùng. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm 0,87% trong diện tích đất nông nghiệp toàn vùng.

Đối với xã Trung Trạch, trong tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã cũng như xã Võ Ninh đa phần là đất sản xuất cây trồng hằng năm chiếm 69,96%. Diện tích đất vườn chỉ chiếm 7,13% tương ứng với 9.370 m2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ ở vùng cát ven biển tỉnh quảng bình (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)