Các yếu tố bên trong bao gồm: trình độ văn hóa, vốn và nguồn lao động. Đây chính là các đặc điểm sẵn có của các nông hộ và có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chăn nuôi bò của người dân vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình. Ý kiến của hộ về các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chăn nuôi bò của nông hộ được trình bày ở bảng 4.15 sau:
Bảng 4.15. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến chăn
nuôi bò nông hộ tính chung 2 xã
(ĐVT: % số hộ khảo sát)
Loại hộ Chỉ tiêu
Không ảnh hưởng Ảnh hưởng Số hộ Tỉ lệ Số hộ Tỉ lệ Nghèo (n=7) Trình độ 6 85.7 1 14.3 Vốn 7 100.0 0 0.0 Lao động 7 100.0 0 0.0 Trung bình (n=64) Trình độ 52 81.3 12 18.8 Vốn 55 85.9 9 14.1 Lao động 64 100.0 0 0.0 Khá (n=19) Trình độ 19 100.0 0 0.0 Vốn 19 100.0 0 0.0 Lao động 19 100.0 0 0.0 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2017)
Yếu tố vốn và lao động của hộ: Chăn nuôi bò là ngành đòi hỏi phải có sự đầu tư ban đầu tương đối lớn về giống, chi phí chuồng trại, thức ăn. Các hộ có điều kiện kinh tế sẽ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi bò quy mô lớn, mạnh dạn ứng dụng những phương thức chăn nuôi mới và các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, đầu tư cơ sở vật chất như chuồng trại, thức ăn và con giống tốt để chăn nuôi. Ngoài ra các hộ còn quan tâm đến
chính sách hỗ trợ, dịch vụ tư vấn hỗ trợ chăn nuôi, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm….
Những hộ có điều kiện kinh tế hạn chế thường chăn nuôi theo hướng tận dụng là chủ yếu, chưa có điều kiện để đầu tư mở rộng quy mô nuôi nên chăn nuôi bò chưa phải là ngành sản xuất chính đem lại thu nhập cho hộ.
Trình độ của chủ hộ: Trình độ chủ hộ liên quan đến khả năng tiếp nhận thông tin và quyết định hành động của mỗi con người. Điều này thể hiện rõ nhất qua những lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò như: Tập huấn về công tác thú y và phòng trừ dịch bệnh, tập huấn về vỗ béo bò, trồng cỏ chăn nuôi, chế biến thức ăn dự trữ, xây dựng chuồng trại nuôi bò, ... Những chủ hộ có trình độ văn hóa cao thì việc tiếp nhận các thông tin từ các lớp tập huấn sẽ nhanh và dễ dàng, những chủ hộ có trình độ học vấn thấp thường rất khó tiếp thu.
Trình độ chủ hộ ảnh hưởng nhiều đến việc nhận thức và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi như việc thay đổi phương thức chăn nuôi, lựa chọn con giống, xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật, chế biến thức ăn cho bò, chăm sóc và phòng bệnh cho bò....
Tuy nhiên, ở cả 2 xã Võ Ninh và Trung Trạch, hầu hết các hộ dân đánh giá rất thấp đến ảnh hưởng của các yếu tố bên trong (trình độ, vốn và lao động) đến hoạt động chăn nuôi bò. Nguyên nhân là do người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của các yếu tố này, hầu hết người dân đều cho rằng hoạt động chăn nuôi không do họ mà do các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến.
Số liệu khảo sát cũng cho thấy có sự đánh giá khác nhau ở 2 địa phương nghiên cứu đối với ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến hoạt động chăn nuôi bò. Cụ thể là: Ở xã Võ Ninh, 100% các hộ nghèo đánh giá các yếu tố bên trong (trình độ, vốn, lao động) không ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò. Nhóm hộ khá cũng có đánh giá giống hệt với nhóm hộ nghèo. Còn nhóm hộ trung bình có đánh giá khác chút ít, đó là có 6,5% người dân đánh giá trình độ và vốn có ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò.
Về xã Trung Trạch, người dân ở các nhóm hộ có sự đánh giá khác nhau về các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chăn nuôi bò. Đối với nhóm hộ nghèo, có 16,7% tỷ lệ lựa chọn cho rằng trình độ có ảnh hưởng đến chăn nuôi bò, không có hộ nào lựa chọn yếu tố vốn và lao động có ảnh hưởng đến chăn nuôi bò. Đối với hộ trung bình có 30,3% tỷ lệ đánh giá trình độ và 21,2% tỷ lệ đánh giá vốn có ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò của nông hộ. Còn nhóm hộ khá, 100% người dân đánh giá các yếu tố bên trong (trình độ, vốn, lao động) không ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò.