VEN BIỂN HAI HUYỆN QUẢNG NINH VÀ BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 4.6.1. Các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò của tỉnh Quảng Bình
- Quyết định số 32/2008/QĐ-UBND ngày 30/12/2008 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;
- Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 24/5/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;
- Quyết định số 1484/QĐ-UBND ngày 10/6/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014-2020.
Theo Quyết định số 32/2008/QĐ-UBND ngày 30/12/2008, phấn đấu đến năm 2020, số lượng đạt 232.500 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 12.970 tấn; tỷ lệ bò lai chiếm 52% tổng đàn; có 160 trang trại, 184 gia trại và 25 khu chăn nuôi tập trung với số đầu con chiếm 50% tổng đàn.
Tại huyện Bố Trạch, ngày 27/10/2016, UBND huyện đã ban hành Quyết định về việc ban hành Đề án phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Bố trạch giai đoạn 2016-2020.
Nghị quyết đại hội lần thứ XXII Đảng bộ huyện Bố Trạch khẳng định “Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi, phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ trọng giá trị chăn nuôi chiếm 50% trong giá trị sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ đàn bò lai chiếm 55- 60%”. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản phẩm nông nghiệp đạt 50%, toàn huyện có đàn bò: 31.000 con, tăng bình quân 6%/năm; trong đó đàn bò lai chiếm 55% tổng đàn; toàn huyện có 5 trang trại chăn nuôi bò lai đạt từ 100 con trở lên; mỗi xã ở vùng chăn nuôi bò chủ lực có ít nhất 3 gia trại có quy mô nuôi 30 con bò lai trở lên.
Tại huyện Quảng Ninh, ngày 01/03/2017, UBND huyện đã ban hành Quyết định về việc ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2022, định hướng đến năm 2030. Phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện tổng đàn bò lên đến 7.800 con, riêng đối với xã Võ Ninh phấn đấu tổng đàn bò là 345 con.
Dựa vào các căn cứ pháp lý của cơ quan các cấp, từ các kết quả nghiên cứu cũng như những khó khăn từ việc chăn nuôi bò tại 02 huyện, tác giả xin đề xuất một số giải pháp cho các cơ quan, đơn vị thực hiện phát triển chăn nuôi bò nông hộ ở vùng cát tỉnh Quảng Bình và các vùng có điều kiện tương tự như sau:
4.6.2. Giải pháp
4.6.2.1. Giải pháp về quy hoạch
Hiện nay, phần lớn nông hộ chăn nuôi bò tại hai huyện Bố Trạch và Quảng Ninh với qui mô nhỏ lẻ, không tập trung, xen kẽ trong khu dân cư khiến cho việc xử lý chất thải và kiểm soát dịch bệnh gặp khó khăn. Do đó, việc quy hoạch và triển khai khu chăn nuôi tập trung để giải quyết các khó khăn nêu trên là chính sách cần thiết. Bên cạnh đó, đi kèm với các khu chăn nuôi tập trung thì phải quy hoạch vùng trồng cỏ cho người dân thuê mướn. Đồng thời, khuyến khích hộ mở rộng quy mô nuôi, nuôi theo hình thức nuôi nhốt hoàn toàn để dễ dàng áp dụng các TBKT đã được chuyển giao.
Bên cạnh đó với việc thực hiện đề án tái cơ cấu nghành nông nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2020 cũng nhận định cần thúc đẩy chăn nuôi tập trung, phát triển kinh tế hợp tác kinh tế trang trại.
Để thúc đẩy tập trung trong chăn nuôi và quy hoạch vùng hợp lý, một số giải pháp cần phải được tiến hành đối với vùng cát hai huyện Quảng Ninh và Bố Trạch:
- Điều chỉnh quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng vùng nhằm khai thác tối đa tiềm năng phát triển chăn nuôi bò, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường.
- Chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi.
4.6.2.2. Các giải pháp về kỹ thuật
Kết quả khảo sát nông hộ ở hai xã nghiên cứu đều cho rằng yếu tố kỹ thuật là yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định sự phát triển của chăn nuôi bò, tại hai xã nghiên cứu trên 80% số hộ của cả ba loại hộ (nghèo, trung bình và khá) cho rằng yếu tố con giống có ảnh hưởng nhiều đến chăn nuôi bò của hộ. Cũng như thế từ 90-100 % số hộ cho rằng yếu tố công tác thú y và dịch bệnh ảnh hưởng nhiều đến phát triển chăn nuôi bò của hộ. Chính bởi thế nên đây là yếu tố gây trở ngại lớn nhất cho phát triển chăn nuôi bò tại hai huyện Quảng Ninh và Bố Trạch.
Yếu tố về thức ăn chăn nuôi cũng là một trong những yếu tố gây trở ngại và khó khăn trong phát triển chăn nuôi trên địa bàn hai xã nghiên cứu: qua khảo sát 2 xã Võ Ninh và Trung Trạch có đến 100% số hộ điều tra cho rằng thức ăn có ảnh hưởng nhiều đến phát triển chăn nuôi bò của hộ. Hiện nay nguồn thức ăn chủ yếu của chăn nuôi bò ở 2 xã Võ Ninh và Trung Trạch là cỏ tự nhiên, cỏ trồng, thân chuối, rơm rạ, ... Do diện tích bãi chăn thả tự nhiên, đồng cỏ tự nhiên hạn hẹp do phong trào nuôi trồng thủy hải sản phát triển mạnh nên các hộ gia đình đã chủ động chuyển đổi một số diện tích canh tác năng suất thấp sang trồng cỏ chăn nuôi bò. Tuy nhiên, nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò mới chỉ đáp ứng với quy mô nuôi từ 1 con đến 3 con bò. Nếu mở rộng quy mô nuôi thì khan hiếm nguồn thức ăn sẻ luôn hiện hữu. Thời tiết cũng ảnh hưởng đến việc thiếu thức ăn, thời gian mưa rét kéo dài ở vùng cát ven biển Quảng Bình dẫn đến thiếu thức ăn trong mùa mưa, vì thế việc phát triển chăn nuôi bò tại hai huyện vùng cát tỉnh Quảng Bình gặp khá nhiều trở ngại.
Bên cạnh đó kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn người am hiểu tại hai xã Võ Ninh và Trung Trạch cũng nhận định rằng khó khăn lớn nhất trong chăn nuôi bò tại địa phương là yếu tố về kỹ thuật. Quyết định số 32/2008/QĐ-UBND ngày 30/12/2008 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi tỉnh Quảng Bình đến năm 2020; hay Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 24/5/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và Quyết định số 1484/QĐ-UBND ngày 10/6/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành đề án tái cơ cấu ngành nông
2020 cũng xác định rằng cần chú trọng vào các giải pháp kỹ thuật trong chăn nuôi bò trong giai đoạn từ nay đến 2020. Căn cứ vào những nội dung đó một số giải pháp cần được thực hiện để giải quyết những vấn đề kỹ thuật trong chăn nuôi bò:
a)Giải pháp về giống
+ Sử dụng các giống bò có năng suất, chất lượng cao, thích nghi với điều kiện địa phương để đưa nhanh vào sản xuất. Đồng thời chọn lọc, cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi địa phương có nguồn gen quý.
+ Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án giống vật nuôi, trong đó tập trung nâng cao chất lượng giống bò.
+ Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình cải tạo đàn bò theo hướng Zebu hóa để cải tiến, nâng cao tầm vóc đàn bò trên cơ sở phát triển nhanh mạng lưới thụ tinh nhân tạo và sử dụng bò đực giống tốt đã qua đánh giá, chọn lọc cho phối giống trực tiếp ở những nơi chưa có điều kiện thụ tinh nhân tạo.
Chọn lọc bò cái đạt tiêu chuẩn để cho phối tinh bò thịt chất lượng cao, cung cấp bê đực, nuôi vỗ béo bò thịt.
+ Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo, tổ chức đánh giá, bình tuyển chất lượng giống hàng năm.
+ Thực hiện quản lý chất lượng giống vật nuôi, trong đó quản lý chặt chẽ 100% số gia súc đực giống trên địa bàn.
b)Giải pháp về thức ăn.
+ Tận dụng đất hoang hóa để trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi bằng các giống cỏ có năng suất, chất lượng cao, chịu được khí hậu, thời tiết khắc nghiệt ở Quảng Bình.
+ Tận dụng triệt để nguồn phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân cây ngô, thân cây lạc... để chế biến, bảo quản, dự trữ làm thức ăn trong những mùa khan hiếm thức ăn, nhất là mưa rét và hạn hán.
c)Giải pháp về chuồng trại:
Xây dựng chuồng trại theo mẫu công nghiệp hoặc sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, đảm bảo kiên cố, hợp lý, hợp vệ sinh, đông ấm, hè mát nhằm khắc phục sự thay đổi của khí hậu, thời tiết bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn bò.
d)Giải pháp về phòng chống dịch bệnh
+ Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình quản lý vệ sinh thú y với các cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến, tiêu thụ và an toàn dịch cho các vùng sản xuất.
+ Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, nhất là những nơi có cơ sở sản xuất giống và chăn nuôi bò tập trung.
e)Giải pháp về chuyển giao khoa học kỹ thuật
Xây dựng các mô hình chăn nuôi bò tiên tiến phù hợp với từng vùng sinh thái, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại, vệ sinh thú y trong chăn nuôi bò theo hướng tập trung, trang trại, công nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi.
4.6.2.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ bò đối với các nông hộ chăn nuôi ở hai huyện vùng cát Quảng Ninh và Bố Trạch khá nhỏ lẻ, tất cả các nhóm hộ được điều tra khi bán bò thì địa điểm diễn ra việc bán bò là tại nhà (100%). Hình thức bán bò của các nông hộ chủ yếu là tự bán, một số ít bán cho lái buôn, số bò còn lại được các hộ bán cho người dân làm giống hoặc bán cho các tổ chức, cá nhân, thôn, xóm… để giết thịt nhân ngày lễ, tết, cưới hỏi... Với thị trường tiêu thụ quá đơn điệu như vậy sẽ không tránh khỏi việc người chăn nuôi bị ép giá trong quá trình bán bò. Khi cần bán bò, người chăn nuôi thường mời 2 đến 3 lái buôn đến xem bò và trả giá nhưng giá mà lái buôn đưa ra thường là giống nhau với mức chênh lệch giá không nhiều nên tình trạng mua rẻ, ép giá là rất phổ biến, lãi của người chăn nuôi không cao, chưa đủ để khuyến khích phát triển chăn nuôi bò. Trong khi đó, thị trường là yếu tố rất quan trọng có tác dụng kích thích và thúc đẩy sự phát triển sản xuất. Vì vậy, cần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, để tránh tình trạng bị ép giá như hiện nay. Đặc biệt, cần tiến hành cung cấp thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm bò, giá cả hàng ngày ở địa phương và một số thị trường xung quanh trên các kênh thông tin đại chúng để người dân có thể tiếp cận và nắm bắt được một cách dễ dàng. Tạo điều kiện hỗ trợ người nông dân liên kết với các doanh nghiệp đầu mối về cung ứng con giống đến bao tiêu sản phẩm là những giải pháp căn bản cần được tiến hành. Bên cạnh đó một số giải pháp cần được thực hiện như:
- Tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán sản phẩm như sử dụng sản phẩm đông lạnh, thực phẩm qua chế biến; nâng cấp các khu vực, quầy, kiot bán sản phẩm chăn nuôi bò.
Phát triển các cơ sở chế biến thực phẩm như: Đóng hộp, làm thịt khô, ướp muối, thịt hun khói... để giảm tối đa mức xuất sản phẩm "thô", tiến tới xây dựng thương hiệu hoặc nhãn hiệu hàng hóa thịt bò cho địa phương
- Hình thành, hoặc xây dựng các chợ, các điểm buôn bán gia súc.
- Triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm, phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi.
- Khuyến khích phát triển hệ thống thương lái để thu mua, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi bò cho nông dân, xuất ra khỏi tỉnh.
4.6.2.4. Các giải pháp khác
Bên cạnh các yếu tố khó khăn như thị trường tiêu thụ, các yếu tố về quy hoạch, kỹ thuật như giống, thức ăn, dịch bệnh, thì một số yếu tố như nguồn nhân lực có trình độ cao trong chăn nuôi còn thấp, hình thức tổ chức sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ, một số nông hộ chăn nuôi với chuồng trại tạm bợ (gần 20% đối với tất cả các nhóm hộ ở cả hai xã nghiên cứu). Chính bởi thế cần có những giải khác hữu hiệu đối với hiện trạng sản xuất chăn nuôi với qui mô nông hộ trên các vùng cát tỉnh Quảng Bình.
a) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
- Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ chăn nuôi, thú y các cấp nhất là cơ sở. Chú trọng đào tạo kiến thức chăn nuôi, thú y cho người chăn nuôi nhỏ đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa thông qua các hoạt động khuyến nông, các chương trình dự án hỗ trợ khác.
- Lồng ghép các chương trình, dự án để đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ chăn nuôi - thú y và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.
b) Giải pháp về tổ chức sản xuất
- Tổ chức sản xuất chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hóa, bán công nghiệp và công nghiệp, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung; gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Phát triển các doanh nghiệp, HTX dịch vụ, tổ hợp tác chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp phù hợp với thị trường cho từng loại sản phẩm; phát triển các cơ sở vệ tinh sản xuất nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật phù hợp với từng loại nguyên liệu của sản phẩm.
- Hình thành, phát triển các hội, hiệp hội chăn nuôi bò... phù hợp với nền kinh tế thị trường, trong đó vai trò của hội, hiệp hội phải thực sự là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, là đầu mối tạo diễn đàn chung khâu nối các nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp và hộ chăn nuôi nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy sản xuất phát triển.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng chăn nuôi bò và tìm hiểu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò của nông hộ ở 2 huyện Bố Trạch và Quảng Ninh vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Bình tác giả có một số kết luận sau:
- Hầu hết các hộ chăn nuôi bò thịt ở vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình có trình độ văn hóa thấp do người dân nơi đây nghỉ học sớm (học chưa hết cấp 2) để đi làm thuê, điều này ảnh hưởng đến nhận thức và hiểu biết của người dân, gây khó khăn cho công tác chuyển giao các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng. Bên cạnh đó, kinh tế của các nông hộ còn khó khan, chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi và làm thuê nên thiếu vốn để đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi bò.
- Quy mô chăn nuôi của các hộ nhỏ lẻ, phần lớn số hộ chỉ nuôi 1 đến 5 con