Những khó khăn trong việc phát triển chăn nuôi bò ở nông hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ ở vùng cát ven biển tỉnh quảng bình (Trang 61 - 62)

Kết quả phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và thu thập các số liệu thứ cấp ở 2 xã Võ Ninh và Trung Trạch thuộc 2 huyện Bố Trạch và Quảng Ninh thuộc vùng cát Quảng Bình cho thấy một số khó khăn chính đang tồn tại trong phát triển chăn nuôi bò của nông hộ ở vùng cát Quảng Bình như sau:

- Tập quán canh tác: Từ lâu con người đã quen với việc chăn nuôi theo hướng tận dụng là chính, quy mô nuôi nhỏ để tận dụng lao động nhàn rỗi và nguồn phế phụ phẩm từ nông nghiệp. Nông dân chưa ý thức được tầm quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi bò sẽ là một ngành sản xuất không những giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập mà còn góp phần xói đói giảm nghèo cho nông hộ.

- Thiếu thức ăn: Thức ăn cho bò vẫn chủ yếu dựa vào hai nguồn chính rơm khô và cỏ tự nhiên. Nguồn thức ăn từ phế phụ phẩm nông nghiệp khác (thân ngô, lạc, sắn...) rất dồi dào nhưng người dân sử dụng còn bị lãng phí do các hộ không biết chế biến và bảo quản hoặc không quen sử dụng cho bò. Diện tích bãi chăn thả ngày càng bị thu hẹp, đất bãi chăn thả là đất xấu nên số lượng và chất lượng cỏ thấp. Phần lớn người dân nuôi theo phương thức tận dụng là chính, đặc biệt còn một số hộ còn nuôi theo phương thức thả rông hoàn toàn. Vì thế tình trạng thiếu thức ăn vẫn còn xảy ra.

- Các chương trình hỗ trợ cải tạo đàn bò chỉ mới chú trọng đến khâu lai tạo mà chưa để ý đến việc phổ biến kiến thức cho nông dân về cách chăm sóc, nuôi dưỡng bò lai, không chuẩn bị tốt các nguồn thức ăn, chuồng trại, thiếu nguồn tinh và cán bộ dẫn tinh, như vậy sẽ làm cho số lượng bò giảm...vì vậy mà bò lai chậm phát triển

- Dịch bệnh và công tác thú y: Tình hình dịch bệnh vẫn là mối đe dọa tiềm tàng với ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng, nhất là các bệnh nguy hiểm thường gặp như: lở mồm long móng, tụ huyết trùng ...

- Tình hình chăm sóc và nuôi dưỡng: Thực tế điều tra cho thấy,cơ sở hạ tầng chăn nuôi chưa đảm bảo, chuồng trại xây dựng kiên cố là rất ít, phần lớn là bán kiên cố và tạp bợ. Đa số chuồng được làm rất thô sơ, mùa đông chuồng bò không đủ ấm, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bò, nhiều khi rét quá có thể làm chết bò.

- Thiếu vốn để đầu tư phát triển và mở rộng quy mô chăn nuôi bò: Đây là vấn đề lớn đối với các nông hộ hiện nay, nhất là đối với các hộ nghèo ở đây. Trên thực tế có nhiều kênh tín dụng cho vay với lãi suất thấp nhưng người nghèo vẫn chưa mạnh dạn vay vốn để nuôi bò, do trình độ kỹ thuật thấp nên năng suất chăn nuôi thấp và lợi nhuận không cao. Chính vì vậy, việc giúp đỡ vốn cho người nghèo đồng thời phải hỗ trợ kỹ thuật để họ có thể phát triển chăn nuôi bò tốt hơn.

- Thị trường tiêu thụ bò không ổn định: Đây là một trong những khó khăn lớn và khó giải quyết hiện nay. Giá bò lên xuống thất thường, thị trường tiêu thụ bò có nhiều biến động, người chăn nuôi phần lớn chỉ tiếp cận được một kênh tiêu thụ là lái buôn nên tình trạng bị ép giá, bán với giá rẻ thường xảy ra, làm cho người dân không còn muốn nuôi nữa vì tính chất rủi ro quá cao, lợi nhuận thu về thấp vì vậy không thể khuyến khích được người dân nuôi bò.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ ở vùng cát ven biển tỉnh quảng bình (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)