CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ ở vùng cát ven biển tỉnh quảng bình (Trang 53)

4.5.1. Yếu tố tự nhiên và xã hội của nông hộ

4.5.1.1. Yếu tố tự nhiên

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp, các loại cây trồng, vật nuôi muốn tồn tại và phát triển bình thường thì ngoài các quy luật sinh học nó phải tuân theo các quy luật tự nhiên. Chính vì vậy trong quá trình phát triển chăn nuôi bò, cần phải xem xét đến tác động của yếu tố tự nhiên. Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò ở vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình bao gồm: Thời tiết, khí hậu; Đất đai; Nguồn nước. Phỏng vấn hộ về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với chăn nuôi bò được trình bày ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Ý kiến đánh giá của hộ về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiênđối với chăn nuôi bò

(ĐVT: % số hộ khảo sát)

Loại hộ Yếu tố

Ảnh hưởng Không ảnh hưởng Số hộ Tỉ lệ Số hộ Tỉ lệ Nghèo (n=7) Đất đai 7 100.0 0 0.0 Nguồn nước 6 85.7 1 14.3 Thời tiết 7 100.0 0 0.0 Trung bình ( n=64) Đất đai 64 100.0 0 0.0 Nguồn nước 50 78.1 14 21.9 Thời tiết 58 90.6 6 9.4 Khá (n=19) Đất đai 19 100.0 0 0.0 Nguồn nước 19 100.0 0 0.0 Thời tiết 19 100.0 0 0.0 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2017)

Số liệu ở bảng 4.13 cho thấy, lần lượt số hộ của 3 nhóm hộ (nghèo, trung bình và khá) được điều tra ở cả 2 xã đều cho rằng cả yếu tố: đất đai, nguồn nước và có ảnh hưởng nhiều đến chăn nuôi bò của nông hộ. Trong đó, yếu tố đất đai được đánh giá cao nhất với 100% số hộ dân ở cả 2 xã Võ Ninh và Trung Trạch cho rằng yếu tố này ảnh hưởng lớn nhất trong các yếu tố về tự nhiên. Tuy nhiên một vấn đề khó khăn hiện đang gặp phải của nông hộ chăn nuôi bò trên hai vùng cát này là: chủ trương chuyển đổi sang các mô hình nuôi trồng thủy sản nên diện tích bãi chăn thả tự nhiện hiện nay ngày càng thu hẹp. Trong khi phương thức chăn nuôi bò truyền thống của người dân chủ yếu là chăn thả.

Về thời tiết, khí hậu: vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Quảng Bình, đó là ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao, mưa nhiều, một năm có 2 mùa rõ rệt (mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8; mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau), do đó tạo điều kiện thuận lợi cho đồng cỏ tự nhiên và cỏ trồng phát triển mạnh làm nguồn

thức ăn cho chăn nuôi bò. Tuy nhiên, vào mùa nắng nóng đỉnh điểm nhiệt độ thường lên cao tới 41,80C và vào mùa rét nhiệt độ xuống thấp dưới 10,50C gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của bò, dễ gây ra các loại dịch bệnh, bên cạnh đó do nhiệt độ cao quá dẫn đến các loại cây làm thức ăn cho chăn nuôi bò bị chết cháy, chết rét dẫn đến thiếu thức ăn.

Còn về mùa mưa lũ, lượng mưa trung bình từ 2.000 - 2.300mm/năm, tập trung chủ yếu từ tháng 8 đến tháng 11 (chiếm 70% lượng mưa cả năm), lượng mưa phân bố không đều, cường độ mưa lớn thường gây lũ lụt, xói mòn đất cộng thêm đặc điểm địa hình gò đồi cát gần biển nên thường bị ngập lụt và rửa trôi gây ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi bò. Các hộ chăn nuôi vào mùa mưa lũ thường phải đưa bò lên núi tránh lũ lụt nên không có điều kiện để chăm sóc, cho ăn dẫn đến dịch bệnh và chết đói, ngập lụt còn làm cho cạn kiệt nguồn thức ăn nuôi bò.

Hai yếu tố này (nguồn nước và thời tiết) cũng được người dân 2 xã đánh giá rất cao, cụ thể như sau:

- Đối với xã Võ Ninh, có 100% người dân ở cả 3 nhóm hộ (nghèo, trung bình và khá) đánh giá yếu tố nguồn nước có ảnh hưởng. Điều này là tất yếu vì nước bắt nguồn cho sự sống của tất cả các sinh vật trên trái đất. Còn yếu tố thời tiết được người dân 3 nhóm nghèo, trung bình và khá đánh giá lần lượt là 100%, 96,8% và 100%.

- Đối với xã Trung Trạch, tỷ lệ người dân đánh giá ảnh hưởng của 2 yếu tố nguồn nước và thời tiết cũng rất cao. Về nguồn nước tỷ lệ người dân 3 nhóm hộ nghèo, trung bình và khá đánh giá lần lượt là 83,3%, 63,6% và 100%. Còn yếu tố thời tiết tỷ lệ người dân 3 nhóm hộ nghèo, trung bình và khá đánh giá lần lượt là 100%, 84,8% và 100%.

Nguồn nước: Nước được coi là một trong những điều kiện mà cả sức khỏe và sức sản xuất của vật nuôi đều phải phụ thuộc. Vùng cát 2 huyện Bố Trạch và Quảng Ninh có hệ thống sông ngòi tương đối lớn, nguồn nước ngầm cũng tương đối lớn, kết quả điều tra ở các hộ nuôi bò thì hầu hết các hộ đều chủ động được nguồn nước cho chăn nuôi, nên nguồn nước chưa phải là vấn đề lớn cho chăn nuôi bò ở nông hộ tại vùng cát tỉnh Quảng Bình hiện nay. Quá trình điều tra về tình hình sử dụng nguồn nước để chăn nuôi bò của hộ được cũng cho thấy đa số các hộ đều đánh giá nguồn nước dồi dào để phát triển chăn nuôi bò khi có đến 86,7% hộ ở xã Võ Ninh và 82,2% số hộ xã Trung Trach cho rằng nguồn nước dồi dào. Nguồn nước dồi dào đáp ứng được nhu cầu về nguồn nước chăm sóc và nuôi dưỡng bò, tạo được sức đề kháng bệnh cho bò, giúp bò phát triển nhanh. Còn lại 13,3 % số hộ xã Võ Ninh và 17,8% số hộ xã Trung Trạch bị thiếu hụt nên gây khó khăn cho quá trình chăn nuôi bò. Do thiếu nước nên họ thường dùng các nguồn nước không sạch nên dễ gây ra nhiều loại dịch bệnh cho bò như dịch tả, tiêu chảy,...

4.5.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội

Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến tất cả các ngành sản xuất trong đó có ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng. Qua ý kiến của các hộ chăn nuôi bò ở 2 xã Võ Ninh và Trung Trạch, yếu tố xã hội ảnh hưởng đến chăn nuôi bò gồm: tập huấn, phương tiện, chính sách địa phương và thị trường tiêu thụ. Ý kiến đánh giá của hộ về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với chăn nuôi bò được trình bày ở bảng 4.14.

Bảng 4.14. Ý kiến đánh giá của hộ về ảnh hưởng của các yếu tố xã hội

đối với chăn nuôi bò của hộ

(ĐVT: % số hộ khảo sát)

Loại hộ Yếu tố

Ảnh hưởng Không ảnh hưởng

Số hộ Tỉ lệ Số hộ Tỉ lệ Nghèo (n=7) Tập huấn 6 85.7 1 14.3 Phương tiện 6 85.7 1 0 Chính sách 3 42.9 4 57.1 tiêu thụ 7 100.0 0 0 Trung bình ( n=64) Tập huấn 38 59.4 26 40.6 Phương tiện 57 89.1 8 12.5 Chính sách 48 75.0 16 25.0 tiêu thụ 64 100.0 0 0.0 Khá (n=19) Tập huấn 12 63.2 7 36.8 Phương tiện 19 100.0 0 0.0 Chính sách 12 63.2 7 36.8 tiêu thụ 19 100.0 0 0.0 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2017)

chính sách địa phương có ảnh hưởng nhiều đến chăn nuôi bò của nông hộ. Các hộ dân đều đánh giá thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng lớn nhất trong chăn nuôi bò thịt và yếu tố chính sách địa phương người dân đánh giá thấp nhất. Nguyên nhân là do, mục đích chăn nuôi bò thịt của các hộ dân là để thu lợi nhuận. Vì vậy, nếu thị trường tiêu thụ khó khăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý chăn nuôi của nông hộ, khiến họ sẽ có quyết định nuôi tiếp hay dừng lại. Có 80% số hộ điều tra cho rằng yếu tố chính sách địa phương có ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi bò của hộ. Một số chỉ tiêu cụ thể ở từng xã:

- Xã Võ Ninh có 100% số hộ ở cả 3 nhóm hộ (nghèo, trung bình và khá) được hỏi đều cho rằng yếu tố thị trường tiêu thụ ảnh hưởng nhiều đến phát triển chăn nuôi bò của nông hộ vì hiện nay các hộ nuôi bò chỉ có một kênh bán bò duy nhất là qua lái buôn, nên dễ bị ép giá dẫn đến họ không dám đầu tư chăn nuôi bò với quy mô lớn vì sợ thị trường không ổn định. Đối với công tác tập huấn đánh giá của các hộ dân ở 3 nhóm nghèo, trung bình và khá lần lượt là 100%, 38,7% và 46,2%. Đối với chính sách địa phương đánh giá của các hộ dân ở 3 nhóm nghèo, trung bình và khá lần lượt là 0%, 80,6% và 53,8%. Và đối với phương tiện đánh giá của các hộ dân ở 3 nhóm nghèo, trung bình và khá lần lượt là 100%, 96,8% và 100%. Như vậy, người dân xã Võ Ninh đánh giá ảnh hưởng của chính sách địa phương là thấp nhất và thì trường quan trọng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chăn nuôi bò thịt. Vì giá cả là yếu tố quyết định đến lợi nhuận của người chăn nuôi.

- Xã Trung Trạch, cũng giống như xã Võ Ninh có 100% hộ dân ở cả 3 nhóm (nghèo, trung bình và khá) cho rằng thị trường tiêu thụ là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất trong chăn nuôi bò thịt. Bên cạnh đó, yếu tố phương tiện cũng được người dân đánh giá rất cao với tỷ lệ tương ứng ở 3 nhóm hộ nghèo, trung bình và khá lần lượt là 83,3%, 81,8% và 100%. Tiếp đến là yếu tố tập huấn với tỷ lệ đánh giá tương ứng ở 3 nhóm hộ nghèo, trung bình và khá lần lượt là 83,3%, 78,8% và 100%. Cuối cùng là yếu tố chính sách với tỷ lệ đánh giá tương ứng ở 3 nhóm hộ nghèo, trung bình và khá lần lượt là 50%, 69,7% và 83,3%.

- Yếu tố tập huấn cũng được người dân đánh giá rất cao. Có 85,7 %, 59,4 % và 63,3 % tương ứng với hộ nghèo, trung bình và khá, số hộ được hỏi cho rằng yếu tố tập huấn ảnh hưởng nhiều đến chăn nuôi bò, nhờ có các chương trình tập huấn, các mô hình hỗ trợ của khuyến nông tỉnh cũng như khuyến nông huyện nên đã giúp cải tạo đàn bò của các hộ thông qua hình thức thụ tinh nhân tạo tạo, thiến bò đực cóc. Chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi như: mô hình vỗ béo bò, ủ rơm bằng Urê, phát triển trồng cỏ để chăn nuôi bò tại chuồng triển khai rộng khắp ở các xã, thị trấn được nông dân đồng tình hưởng ứng bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi đại gia súc. Bên cạnh đó, việc tổ chức Hội thi chăn nuôi bò lai giỏi tại các xã đã thu hút nhiều hộ dân tham gia. Hội thi là dịp để biểu dương và ghi nhận các

hộ nuôi bò lai giỏi cũng là dịp để tuyên truyền và tập huấn cho người dân về kỹ thuật nuôi nhằm phát triển bò lai nâng cao thu nhập.

4.5.2. Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong

Các yếu tố bên trong bao gồm: trình độ văn hóa, vốn và nguồn lao động. Đây chính là các đặc điểm sẵn có của các nông hộ và có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chăn nuôi bò của người dân vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình. Ý kiến của hộ về các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chăn nuôi bò của nông hộ được trình bày ở bảng 4.15 sau:

Bảng 4.15. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến chăn

nuôi bò nông hộ tính chung 2 xã

(ĐVT: % số hộ khảo sát)

Loại hộ Chỉ tiêu

Không ảnh hưởng Ảnh hưởng Số hộ Tỉ lệ Số hộ Tỉ lệ Nghèo (n=7) Trình độ 6 85.7 1 14.3 Vốn 7 100.0 0 0.0 Lao động 7 100.0 0 0.0 Trung bình (n=64) Trình độ 52 81.3 12 18.8 Vốn 55 85.9 9 14.1 Lao động 64 100.0 0 0.0 Khá (n=19) Trình độ 19 100.0 0 0.0 Vốn 19 100.0 0 0.0 Lao động 19 100.0 0 0.0 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2017)

Yếu tố vốn và lao động của hộ: Chăn nuôi bò là ngành đòi hỏi phải có sự đầu tư ban đầu tương đối lớn về giống, chi phí chuồng trại, thức ăn. Các hộ có điều kiện kinh tế sẽ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi bò quy mô lớn, mạnh dạn ứng dụng những phương thức chăn nuôi mới và các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, đầu tư cơ sở vật chất như chuồng trại, thức ăn và con giống tốt để chăn nuôi. Ngoài ra các hộ còn quan tâm đến

chính sách hỗ trợ, dịch vụ tư vấn hỗ trợ chăn nuôi, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm….

Những hộ có điều kiện kinh tế hạn chế thường chăn nuôi theo hướng tận dụng là chủ yếu, chưa có điều kiện để đầu tư mở rộng quy mô nuôi nên chăn nuôi bò chưa phải là ngành sản xuất chính đem lại thu nhập cho hộ.

Trình độ của chủ hộ: Trình độ chủ hộ liên quan đến khả năng tiếp nhận thông tin và quyết định hành động của mỗi con người. Điều này thể hiện rõ nhất qua những lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò như: Tập huấn về công tác thú y và phòng trừ dịch bệnh, tập huấn về vỗ béo bò, trồng cỏ chăn nuôi, chế biến thức ăn dự trữ, xây dựng chuồng trại nuôi bò, ... Những chủ hộ có trình độ văn hóa cao thì việc tiếp nhận các thông tin từ các lớp tập huấn sẽ nhanh và dễ dàng, những chủ hộ có trình độ học vấn thấp thường rất khó tiếp thu.

Trình độ chủ hộ ảnh hưởng nhiều đến việc nhận thức và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi như việc thay đổi phương thức chăn nuôi, lựa chọn con giống, xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật, chế biến thức ăn cho bò, chăm sóc và phòng bệnh cho bò....

Tuy nhiên, ở cả 2 xã Võ Ninh và Trung Trạch, hầu hết các hộ dân đánh giá rất thấp đến ảnh hưởng của các yếu tố bên trong (trình độ, vốn và lao động) đến hoạt động chăn nuôi bò. Nguyên nhân là do người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của các yếu tố này, hầu hết người dân đều cho rằng hoạt động chăn nuôi không do họ mà do các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến.

Số liệu khảo sát cũng cho thấy có sự đánh giá khác nhau ở 2 địa phương nghiên cứu đối với ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến hoạt động chăn nuôi bò. Cụ thể là: Ở xã Võ Ninh, 100% các hộ nghèo đánh giá các yếu tố bên trong (trình độ, vốn, lao động) không ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò. Nhóm hộ khá cũng có đánh giá giống hệt với nhóm hộ nghèo. Còn nhóm hộ trung bình có đánh giá khác chút ít, đó là có 6,5% người dân đánh giá trình độ và vốn có ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò.

Về xã Trung Trạch, người dân ở các nhóm hộ có sự đánh giá khác nhau về các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chăn nuôi bò. Đối với nhóm hộ nghèo, có 16,7% tỷ lệ lựa chọn cho rằng trình độ có ảnh hưởng đến chăn nuôi bò, không có hộ nào lựa chọn yếu tố vốn và lao động có ảnh hưởng đến chăn nuôi bò. Đối với hộ trung bình có 30,3% tỷ lệ đánh giá trình độ và 21,2% tỷ lệ đánh giá vốn có ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò của nông hộ. Còn nhóm hộ khá, 100% người dân đánh giá các yếu tố bên trong (trình độ, vốn, lao động) không ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò.

4.5.3. Ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật

Kỹ thuật là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng. Qua ý kiến đánh giá của hộ điều tra thì các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến chăn nuôi bò gồm: Giống, thức ăn, công tác thú y và dịch bệnh. Phỏng vấn hộ về ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật đối với chăn nuôi bò được trình bày ở bảng 4.16.

Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá của hộ về ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật đến chăn

nuôi bò của hộ (ĐVT: % số hộ khảo sát) Loại hộ Yếu tố Có ảnh hưởng Tỉ lệ Không ảnh hưởng Tỉ lệ Nghèo (n=7) Giống 6 85.7 1 14.3 thức ăn 7 100.0 0 0.0 Dịch bệnh 7 100.0 0 0.0 Trung bình (n=64) Giống 56 87.5 8 12.5 Thức ăn 64 100.0 0 0 Dịch bệnh 58 90.6 6 9.4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ ở vùng cát ven biển tỉnh quảng bình (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)